Các kết quả nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường và đánh giá mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 25 - 28)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Các kết quả nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường và đánh giá mô

trường chiến lược đối với quy hoạch sử dụng đất trên thế giới

Giai đoạn 1991 - 2001, hệ thống đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) rất đa

dạng đã bắt đầu được hình thành và áp dụng ở nhiều nước. Năm 2001 đánh dấu một giai đoạn mới của sự phát triển ĐMC, giai đoạn hướng tới sự chuẩn hóa quy trình, nội dung

và phạm vi áp dụng ĐMC ở Châu Âu, với sự ra đời của Chỉ thị số 2001/42/EC của Nghị

viện Cộng đồng Châu Âu (EC) về yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược đối với các

chính sách, kế hoạch, chương trình, bắt buộc áp dụng với tất cả các nước thành viên Cộng đồng Châu Âu. Tiếp theo đó Nghị định thư về đánh giá môi trường chiến lược của Ủy ban kinh tế Châu Âu và Liên hiệp quốc ký kết tại Kiev năm 2003 đã mở rộng phạm

vi ảnh hưởng của ĐMC tới hầu hết các nước còn lại của Châu Âu, các nước Trung –

Các nước Đông và Trung Âu, mặc dù ĐTM mới chỉ áp dụng vào giữa các năm 1980 nhưng ĐMC đã là một lĩnh vực nổi bật được quan tâm hiện nay. Tuy nhiên việc

sử dụng ĐMC còn khá hạn chế về phạm vi áp dụng và khác nhau giữa các nước.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước, cơ quan lập chính sách, kế hoạch, chương

trình có nhiệm vụ chuẩn bị cả báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Ở Mỹ, Bộ Phát

triển Nhà và Đô thị, Bộ Giao thông chuẩn bị đánh giá môi trường chiến lược cho hệ

thống rada của sân bay. ĐMC có thể là một phần của dự thảo chính sách, kế hoạch, chương trình hay là một tài liệu tách rời.

Có thể phân loại hệ thống đánh giá môi trường chiến lược thành 4 dạng: Đưa vào

Luật đánh giá tác động môi trường (điển hình ở Mỹ); đưa ra các quy định về lập kế

hoạch (điển hình là Thụy Điển); ban hành song song các pháp lệnh hành chính và các chỉ thị về chính sách (điển hình là Canada); thẩm định chính sách và đánh giá kế hoạch

một cách hài hòa (ở Anh quốc).

Ngày nay, thể chế chính thức phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đã

được quy định ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển (Áo, Canada, Hà Lan, New

Ziland, Vương quốc Anh, Mỹ …). Ở các nước Trung và Đông Âu thử nghiệm các quy

trình đánh giá môi trường chiến lược chính thức đang ngày càng nhiều.

Có 3 cách tiếp cận ĐMC được sử dụng hiện nay: Ở Canada đánh giá môi trường

chiến lược như là một đánh giá tác động môi trường (ĐTM) mở rộng; ở Hà Lan đánh giá môi trường chiến lược hình thành hệ thống có 2 bậc: ĐMC bắt buộc đối với các chương trình và kế hoạch chuyên ngành cụ thể, “kiểm tra môi trường” được áp dụng

cho các chiến lược; ở Anh quốc đánh giá môi trường chiến lược được gắn kết với quá

trình thẩm định chính sách, quy hoạch vùng và sử dụng đất.

Khái niệm phân tích ĐMC đã được phát triển và thử nghiệm bởi nhóm trợ giúp môi trường Hà Lan, với sự hợp tác của cơ quan phát triển Hà Lan. Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn sớm nhất có thể của quá trình ra quyết định, cho phép các

yếu tố và phương án môi trường được lồng ghép hoàn toàn vào thiết kế và văn kiện

của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình. Phương pháp luận này dựa

trên các kinh nghiệm từ ĐTM, các hồ sơ môi trường, quy hoạch môi trường, quan trắc và đánh giá trong phạm vi chu trình dự án và bao gồm 10 bước.

Trong hầu hết các trường hợp, đánh giá môi trường chiến lược ở các nước đang

phát triển có mục đích và cách tiếp cận chủ yếu là xác định các hậu quả môi trường,

các ảnh hưởng kinh tế, xã hội của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình

đang có hiệu lực hoặc mới sửa đổi.

Có một vài nước thuộc Liên bang các nước cộng hòa Xô Viết không phân biệt

trình và các dự án đều phải thực hiện đánh giá môi trường. Ở những nước này hệ

thống cơ quan giám định môi trường trước đây vẫn còn sử dụng dưới khung luật mới.

Trên thực tế ngoài Liên bang Nga có ĐMC, còn các nước khác rất ít hoặc không phát

triển ĐMC.

ĐMC được thực hiện, áp dụng chủ yếu cho các quy hoạch, kế hoạch vùng và địa phương, cho các chương trình phát triển. Cách tiếp cận này dựa vào các hệ thống quy

hoạch sử dụng đất đã được thiết lập khá tốt ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Trừ

Xlôvakia và Cộng hòa Séc, hầu như không có các ĐMC ở cấp chính sách. Tuy nhiên

ĐMC là một ưu tiên trong chương trình ĐTM của các nước Trung, Đông Âu và Liên

bang các nước cộng hòa Xô Viết.

Hầu hết các ĐMC đều sử dụng quy trình của ĐTM trong đánh giá các chiến lược,

quy hoạch, kế hoạch và chương trình. Tuy nhiên có một phương thức mới áp dụng ở Nam Phi, đó là việc đánh giá tính bền vững của các chiến lược, chính sách, kế hoạch và chương trình. Về mặt lý thuyết đây là phương thức tiếp cận lý tưởng, cho ra được

những kết quả tốt nhất; tuy nhiên công cụ để đánh giá theo phương thức này gặp nhiều khó khăn, cả về tiêu chí đánh giá, khả năng tổng hợp, nguồn thông tin… nên việc áp

dụng phương thức này thường gặp bế tắc, khó khả thi.

Cách tiếp cận của ĐMC cũng đã được đưa ra bởi các tổ chức trợ giúp song phương, đa phương và các tổ chức phát triển quốc tế khác. Ngân hàng Thế giới đang

dẫn đầu trong lĩnh vực này. ĐMC được sử dụng cho các yếu tố ngành theo nghĩa rộng,

các khoản vay theo chương trình bao gồm nhiều tiểu dự án và nó cũng yêu cầu ĐMC

vùng phải sử dụng cách tiếp cận không gian đối với các quy hoạch phát triển.

Các tổ chức tài trợ song và đa phương khác cũng có những sáng kiến ĐMC quan

trọng, như Chương trình hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã áp dụng tổng quan môi trường trong xây dựng các chương trình trợ giúp, sử dụng một bộ các câu hỏi đối với các chương trình, dự án, liên quan đến hiện trạng môi trường, các tác động và cơ hội, làm sao

để các chương trình, dự án có thể coi trọng hiện trạng môi trường.

ĐMC cấp chính sách cũng đã tiếp thu nhiều kinh nghiệm, phát triển và áp dụng

các chiến lược phát triển bền vững cấp quốc gia và các cách tiếp cận tương ứng như

các quy hoạch, kế hoạch hành động môi trường quốc gia, các chiến lược bảo tồn, các chương trình xanh.

ĐMC mới chỉ xuất hiện ở một ít nước đang phát triển, phần lớn ở mức độ khởi đầu, một số ít quốc gia có các quy định chính thức về mặt pháp lý thực hiện ĐMC.

Tuy vậy, trong những năm gần đây, số lượng các nước nghiên cứu, áp dụng

ĐMC và số lượng các ĐMC xuất hiện ngày càng nhiều, mối quan tâm đến ĐMC ngày

trình xây dựng dự án thay vì cho những ĐMC phải bị động, thực hiện sau khi hình thành dự án.

Một yếu tố tác động đến sự phát triển nhanh của ĐMC ở các nước đang phát

triển là ảnh hưởng của các nhà tài trợ, các tổ chức tài chính như Ngân hàng Thế giới. Thông qua các chương trình tài trợ, các điều kiện để được tài trợ hay vay vốn và quy trình ĐMC được xây dựng hay đưa vào áp dụng ở các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 25 - 28)