3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.4. Mối liên quan giữa công tác lập quy hoạch sử dụng đất với công tác
giá môi trường chiến lược (ĐMC)
Các quy hoạch phát triển không gian nói chung, quy hoạch sử dụng đất nói riêng nhằm mục tiêu thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Việc soạn thảo quy hoạch sử dụng đất thường cho phép các cơ quan có thẩm quyền phân tích xu hướng phát triển, các cơ hội và thách thức,đồng thời đề xuất những can thiệp cho sự phát triển và những sắp xếp thực hiện. Trong khi đó, về bản chất quy trình đánh giá môi trường chiến lược nghiên cứu dưới góc độ môi trường từng kết quả đầu ra của việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy có thể đề
xuất những điều chỉnh cần thiết nhằm tối đa hoá những lợi ích về môi trường và giảm thiểu những tác động, rủi ro tiêu cực đối với môi trường. Với cách tiếp cận
như vậy, việc soạn thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất và quá trình đánh giá môi trường chiến lược sẽđi theo một logic rất tươngđồng, có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Quy hoạch sử dụngđất là một trong các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lượcđã được quyđịnh tại Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Cơ quan lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được quy định tại Khoản 1 Điều
14 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 như sau: “Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này có trách nhiệm
lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược”.
Việc thực hiện đánh giá môi trường được quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Ở nước ta, việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đã được pháp lý hoá trong Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật. Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất là phân bổ quỹđất phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; đồng thời bảo đảm việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Khung pháp lý về
quản lý đất đai hiện nay yêu cầu phải cân nhắc các phương án quy hoạch khác nhau
trong mối quan hệ với các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường, cũng như phải thu hút
sự tham gia và góp ý của mọi đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp ở cấp cơ sở cho từng phương án quy hoạch này. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thể hiện tại Khoản 2 Điều 40 Luật Đất đai năm 2014. Như vậy, với bản chất lồng ghép nội
dung khác nhau của quá trình phát triển đã được pháp lý hoá, quy hoạch sử dụng đất có đủ cơ sở khoa học và thực tế để thực hiện ĐMC nhằm dự đoán và đề xuất các giải
pháp cải thiện các hậu quả môi trường của phương án quy hoạch sử dụng đất đang được xây dựng, hỗ trợ việc điều chỉnh các nội dung của quy hoạch trước khí trình duyệt ở cấp có thẩm quyền.
Quá trình đánh giá môi trường chiến lược và quá trình xây dựng quy hoạch có thể được thực hiện cùng nhau, có thể củng cố cho nhau trong khuôn khổ một hệ
thống lập kế hoạch vì sự phát triển bền vững. Đồng thời, quá trình đánh giá môi
trường chiến lược có thể thực hiện một cách linh hoạt nhằm đápứng các yêu cầu khác nhau của quy hoạch sử dụngđất.
Đánh giá môi trường chiến lược áp dụng cho quy hoạch sử dụngđất sẽ cung cấp
cơ hội lồng ghép tiếp cận phát triển bền vững với quá trình ra quyết định. Đồng thời,
đánh giá môi trường chiến lược hỗ trợ thu hút sự tham vấn các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thẩm định quy hoạch, và đảm bảo mọi hậu quả môi trường
do thực hiện quy hoạch sẽ được xác định và đánh giá trong quá trình lập quy hoạch trước khi được phê duyệt. Sự lồng ghép các nội dung môi trường vào tất cả
các giai đoạn của quá trình thẩm định và thực hiện quy hoạch cho phép các nhà quản lý điều chỉnh quy hoạch ở những thời điểm thích hợp. Quá trình thực hiện
động môi trường và kinh tế - xã hội của từng phương án. Cần lưu ý, nhiều khi quy hoạch sử dụng đất rất khác nhau về phạm vi và nội dung, vì vậy quá trình thực hiện ĐMC có thể khác nhau.