TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 31 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

QHSDĐ luôn có vị trí quan trọng trong thực hiện công tác quản lý đất đai của

mỗi quốc gia và được tiến hành từ nhiều năm trước đây. Tuỳ thuộc vào điều kiện của

mỗi nước mà phương pháp và quan điểm QHSDĐ có đặc thù khác nhau và quá trình thực hiện cũng vậy. Tuy nhiên, việc quy hoạch đất thường chỉ tiến hành nghiên cứu

tiền khả thi để lập đề án quy hoạch và ít có các nghiên cứu tác động của việc quy

hoạch đó đến môi trường khi đã đi vào sử dụng quỹ đất, có thể điểm qua một số công

trình nghiên cứu có liên quan.

Năm 2014, Canfei He, Zhiji Huang và cộng sự (www.lincolninst.edu/pubs/) phân tích sự thay đổi SDĐ ở Trung Quốc qua đó làm rõ mối tương quan giữa chuyển đổi

mục đích SDĐ và tăng trưởng kinh tế ở quốc gia này. Thông qua việc phân tích tốc độ CN hoá, đô thị hoá chóng mặt từ khi thực hiện cải cách kinh tế, tác giả đã chỉ ra

những bất cập, nghịch lý giữa tăng trưởng kinh tế và áp lực SDĐ khi mà nguồn cung đất đai đang cạn dần. Ở Trung Quốc đất được sử dụng như một công cụ can thiệp

mạnh mẽ của nền kinh tế vĩ mô, đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế

nhanh chóng những năm gần đây. Tuy nhiên việc chuyển đổi mục đích SDĐ để phục

vụ cho quá trình đô thị hoá, CN đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng về xã hội, suy thoái môi trường.

Ở các quốc gia phát triển như Đức, Mỹ, QHSDĐ luôn gắn liền với việc giải

quyết các yêu cầu về môi trường, đảm bảo SDĐ hiệu quả bền vững. Vì vậy, QHSDĐ

tại các nước này có tính khả thi cao. Những nguyên tắc về SDĐ được thông qua ở thị xã NewYork từ năm 1916 đến những năm 30 và hầu hết các Bang của nước Mỹ tuân

thủ theo nguyên tắc này. Đến những năm 70, các Bang ngày gặp phải một số vấn đề về môi trường và sự bảo tồn các di tích lịch sử nên đòi hỏi phải có những nguyên tắc và tầm nhìn xa hơn. Từ đòi hỏi trên, Luật Đất đai mới của Mỹ đã hình thành hệ thống QHSDĐ mới [21].

Ở Campuchia, do nền kinh tế kém phát triển, có xuất phát điểm thấp, tình hình chính trị rối loạn, nhiều nhà khoa học đã bị giết, nên trước những năm 2000, công tác quản lý đất đai chưa được quan tâm, chưa hình thành được hệ thống Luật Đất đai và QHSDĐ. Đến năm 2000, Bộ quy hoạch đất đai và xây dựng đã hoàn thiện

Luật Đất đai, nhưng công tác QHSDĐ còn gặp nhiều khó khăn, kế hoạch SDĐ ở

Junjie Wu thực hiện công trình nghiên cứu: “Thay đổi SDĐ và những tác động về kinh tế, xã hội và môi trường” . Ở công trình này tác giả đi sâu phân tích những tác động

của quá trình chuyển đổi mục đích SDĐ do quá trình đô thị hoá ở Hoa Kỳ về cả 3 mặt: tác động kinh tế, xã hội và môi trường. Tác giả đã phân tích rõ những tác động tích cực

lẫn tiêu cực, chỉ ra được sự mất cân bằng trong kiểm soát SDĐ đang gây ra những hiểm

hoạ khôn lường về môi trường sống, sự thay đổi và suy thoái môi trường sinh thái. Từ đó đưa ra những gợi ý chính sách nhằm SDĐ hợp lý và hiệu quả hơn, vừa kiểm soát được sự phá huỷ môi trường tự nhiên vừa đảm bảo duy tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Theo ông chính phủ Hoa Kỳ cần cố gắng để xác định nguồn gốc, vấn đề gốc rễ những

thất bại của sự “phát triển quá mức”. Quy định SDĐ phải có sự cân bằng giữa quyền sỡ

hữu tư nhân và lợi ích cộng đồng.

Nhìn chung, hệ thống pháp Luật Đất đai ở các nước phát triển tương đối hoàn thiện nên công tác xây dựng và thực hiện QHSDĐ được triển khai tốt, sử dụng đảm

bảo hiệu quả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Ở các nước kém phát triển, do thiếu

kinh phí, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, nên hệ thống Luật Đất đai không đồng

bộ, hệ thống QHSDĐ có hiệu quả không cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 31 - 33)