ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các phương án quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất các phường, xã trên toàn địa bàn thị xã Sông Cầu. Quá trình tổ chức thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất của các loại đất nói chung, trong đó tập trung quy hoạch các loại đất phi nông nghiệp nói riêng.

- Cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, người dân địa phương về thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã Sông Cầu đến năm 2020.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn một số phường, xã có quá trình đô thị hóa lớn của thị xã Sông Cầu như phường Xuân Phú, Xuân Đài, Xuân Thành, Xuân Yên, các xã Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Cảnh.

- Về thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của của thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

- Nghiên cứu tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 của thị xã Sông Cầu tác động lên môi trường.

- Phân tích ảnh hưởng môi trường khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đối với đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Cầu.

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong

triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đối với đất phi nông nghiệp.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu

2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Được áp dụng trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu về quy

nghiệp) và hiện trạng môi trường; đánh giá thực trạng công tác lập và thực hiện quy hoạch trên địa bàn thị xã Sông Cầu, bao gồm:

- Điều tra, thu thập số liệu: Thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu sẵn có của địa bàn nghiên cứu tại các cơ quan chức năng của thị xã như Phòng Tài nguyên và Môi trường,

Phòng Quản lý đô thị, Chi Cục Thống kê. Các tài liệu, số liệu thu thập bao gồm: điều kiện

tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài liệu, số liệu, bản đồ về thực trạng công tác lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thị xã Sông Cầu.

- Phương pháp xử l ý các tài liệu, số liệu thống kê thu thập được phục vụ cho nghiên cứu đề tài: Các tài liệu, số liệu được tổng hợp, xử lý trên máy tính bằng phần

mềm Excel.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

a. Phương pháp kế thừa và chọn lọc các tư liệu sẵn có

Phương pháp kế thừa được sử dụng trong việc nghiên cứu tổng quan về công tác

quy hoạch sử dụng đất, đồng thời trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, các tài liệu về công tác lập và thực hiện quy hoạch và các lĩnh vực có liên quan để phân tích, đánh giá nhằm làm rõ các nội dung nghiên cứu của đề tài.

b. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích sự ảnh hưởng

của quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp lên môi trường; sự tác động qua lại giữa

mối quan hệ , mâu thuẫn, chồng chéo với nhau.

2.3.2. Phương pháp đánh giá môi trường chiến lược của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Với phương pháp này được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá tác động lên môi trường bởi các hành động thực hiện quy hoạch sử dụng đất đối với loại đất phi

nông nghiệp, các bước đánh giá được thực hiện theo quy trình của Bộ Tài nguyên và

Môi trường.

Xuất xứ dự án,căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường, tổ chức thực hiện ĐMC.

Khái quát được mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường. Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, môi trường có liên quan đến dự án.

Dự báo tác động xấu đến môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.

Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện dự án.

2.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tư liệu, tài liệu có liên quan và thực trạng

công tác quy hoạch sử dụng đất, cho phép đưa ra những nhận xét, đánh giá về nội

dung và bản chất của mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất để đánh giá, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các nội dung.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng

lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý:

Sông Cầu là Thị xã ven biển nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Yên, có tọa độ địa lý

13021’ đến 13042’ vĩ độ Bắc và 109006’ đến 109020’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp thành phố Qui Nhơn tỉnh Bình Định.

- Phía Nam giáp Huyện Tuy An.

- Phía Tây giáp Huyện Đồng Xuân.

- Phía Đông giáp Biển Đông.

Tổng diện tích tự nhiên: 49.279,2 ha.

Dân số: 100.947 người; Mật độ dân số: 206 người/km2.

Các đơn vị hành chính: Thực hiện theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 27 tháng 8

năm 2009 thị xã Sông Cầu có 14 đơn vị hành chính gồm 4 phường: Xuân Yên, Xuân Phú,

Xuân Thành, Xuân Đài và 10 xã: Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh, Xuân Phương, Xuân Lâm, Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2 (xem hình 3.1).

Đánh giá vị trí, vai trò của Thị xã trong mối quan hệ với các Huyện khác trong

vùng về phát huy lợi thế, khắc phục các hạn chế trong khai thác sử dụng đất đai, tài

nguyên đối với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng:

+ Thành phố Tuy Hòa: Cách thị xã Sông Cầu 50km về phía Nam, là trung tâm kinh tế – chính trị – giáo dục – đào tạo – văn hóa – khoa học kỹ thuật của tỉnh. Những năm gần đây, với mục tiêu phấn đấu đạt các tiêu chí cơ bản của đô thị loại II, đi đôi với tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tiếp tục chỉnh trang đô thị, tốc độ phát

triển kinh tế TP Tuy Hòa khá cao, các ngành kinh tế có sự chuyển dịch mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - xây dựng; tỉ trọng ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ

lệ trên 60%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ lệ trên 35%, ngành nông nghiệp

chiếm từ 4-5% trong cơ cấu GDP. Thành phố Tuy Hòa vừa là nơi cung cấp các loại hình dịch vụ, vật tư thiết bị sản xuất, khoa học công nghệ cho thị xã Sông Cầu; vừa là thị trường sử dụng các mặt hàng nông hải sản, thực phẩm, lao động…

+ Huyện Đông Hòa: Cách thị xã Sông Cầu 70km về phía Nam, có khu kinh tế Nam

Phú Yên, cảng Vũng Rô sẽ trở thành vùng kinh tế phát triển năng động, có sức lan tỏa, có

tầm ảnh hưởng rộng; là thị trường thu hút nguồn nhân lực còn là đầu mối giao lưu, thị trường cung cầu hàng hóa lớn, khi đó sẽ tạo sức lan tỏa giúp Sông Cầu phát triển.

+ Huyện Tuy An: Là huyện gắn kết giữa thị xã Sông Cầu và Thành phố Tuy Hòa,

có điều kiện phát triển tương đồng với thị xã Sông Cầu. Kinh tế phát triển mạnh về nông nghiệp, thủy sản và tương lai sẽ phát triển mạnh về dịch vụ, du lịch với nhiều dự án du lịch có quy mô lớn như: khu du lịch Thành Lầu, sân gôn, cù lao Mái nhà gắn

liền với các thắng cảnh quốc gia như Gành Đá Đĩa, Đầm Ô Loan… Tuy An sẽ gắn kết

các tuyến, điểm du lịch, hỗ trợ mở rộng phát triển thị trường dịch vụ, du lịch và tiêu thụ hàng thủy sản.

+ Huyện Đồng Xuân: Tiếp giáp về phía Tây thông qua tỉnh lộ ĐT 642 và ĐT 644 là

huyện Miền núi. Trước năm 1985, Đồng Xuân và Sông Cầu được sát nhập chung thành huyện Đồng Xuân, nên có mối quan hệ gắn bó lâu đời trong lịch sử. Do vậy, Đồng Xuân là thị trường tiêu thụ hàng hóa và là cầu nối giữa Sông Cầu với các huyện phía Tây của tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên. Phát huy lợi thế giữa miền núi và biển.

- Tỉnh Bình Định: Tiếp giáp về phía Bắc là tỉnh Bình Định, có vị trí quan trọng về

kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh, lưu thông qua quốc lộ 1A, 1D, 19, Sân bay

Phù Cát. Bình Định sẽ là đối tác chiến lược quan trọng trong hợp tác phát triển kinh tế

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo:

Địa hình khá phức tạp, dốc thoải dần từ Tây sang Đông. Phía Tây và Tây Bắc là những dãy núi cao với độ cao tuyệt đối từ 500m đến trên 870m, phía Đông là những đồi thấp và những thung lũng nhỏ, hẹp xen lẫn với gò đồi, nhiều nhánh núi ăn sâu ra

biển tạo nên những bán đảo, các đầm, vịnh và tạo các cánh đồng nhỏ hẹp phân bố

manh mún. Có thể chia thành 3 dạng địa hình:

- Dạng địa hình núi cao: Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu

phía Tây, Tây - Bắc và Bắc, thuộc các xã: Xuân Lâm, Xuân Lộc và Xuân Bình và một

phần xã Xuân Phương. Đây là vùng đầu nguồn, có vai trò quan trọng, quyết định khả năng giữ nước, bảo vệ vùng hạ lưu.

- Dạng địa hình núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 200m đến 500m, thuộc các xã Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2, Xuân Phương, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh.

- Dạng địa hình thung lũng và đồng bằng hẹp: Phân bố dọc theo bờ biển các

thung lũng nhỏ, dọc sông Tam Giang, có địa hình tương đối bằng.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết:

Theo tài liệu "Bổ sung cơ sở dữ liệu và công bố đặc điểm Khí hậu Thủy văn tỉnh Phú Yên" năm 2003 của Đài khí tượng thủy văn Nam Trung bộ, thị xã Sông Cầu nằm

trên vùng khí hậu thủy văn núi cao phía Bắc, có đặc điểm:

Lượng mưa trung bình năm từ 1.900 – 2.200 mm. Lượng mưa mùa khô chiếm 25

- 30% lượng mưa năm.

Nhiệt độ trung bình năm từ 23 – 24oC, tháng lạnh nhất 18 – 190C, tháng nóng nhất 25 – 26oC.

Tổng nhiệt độ năm khoảng 8.400 – 8.7000oC. Độ ẩm tương đối 82 - 83%.

Bốc hơi khả năng 1.000 – 1.100 mm, bốc hơi tiềm năng trung bình năm 3,7 - 3,8 mm/ngày.

Lượng dòng chảy năm 1.022 mm, hệ số dòng chảy năm 0,51.

3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn:

Con sông duy nhất chảy qua thị xã Sông Cầu là sông Tam Giang, có diện tích lưu vực khoảng 146 km2, chiều dài sông chính 25 km. Sông bắt nguồn từ vùng đồi núi

ranh giới giữa Phú Yên và Bình Định, đổ ra biển ở vịnh Xuân Đài. Độ dốc 160/00,

Bảng 3.1. Đặc trưng hình thái các lưu vực sông suối

Tên sông

Độ cao

nguồn sông

(m)

Chiều dài sông (km)

Chiều dài

lưu vực sông (km) Rộng b.quân Lưu vực (m) Mật độ Lưới sông (km) 1. Bà Nam 2. Bà Bông 3. Bìn Nin 4. Suối Lùng 5. Suối Song 6. Tam Giang 7. Suối Ô Kiều 8. Suối Tre 350 480 540 175 195 530 180 270 9,4 9,2 15,4 5,8 5,0 25,5 10,0 5,8 7,8 8,5 15,5 5,8 5,4 21,6 5,0 6,7 3,14 3,5 2,5 2,9 1,7 6,7 4,9 3,7 0,32 0,09 0,34 0,79 0,41 0,30 0,15 0,27

Nguồn: UBND thị xã Sông Cầu, [16]. * Đặc điểm về chế độ thủy văn mùa khô

Mùa khô sông suối bị cạn kiệt và thường thiếu nước cho các nhu cầu sản xuất và đời

sống. Một số nơi ở xã Xuân Phương, Xuân Thọ 1 thường thiếu nước sạch sinh hoạt.

* Đặc điểm thủy văn mùa mưa lũ

Mùa mưa ngắn, tập trung, dòng chảy lớn thường rơi vào giai đoạn tháng 9, 10, 11, 12. Nhưng do lượng mưa đầu mùa thường có cường độ nhỏ, hơn nữa còn phải cung cấp cho quá trình thẩm thấu trên lưu vực, vì vậy hệ số dòng chảy vào đầu mùa mưa không lớn. Trong mùa này ruộng đất một số vùng bị ngập do đó phải bố trí sử dụng đất sao cho phù hợp tránh được lũ.

* Chế độ hải văn

Khu vực biển Phú Yên có chế độ thủy nhật triều không đều, số ngày nhật triều

trong tháng từ 16 đến 22 ngày, biên độ triều từ 1,5 m đến 2,0 m trong thời kỳ nước cường và khoảng 0,5 m trong thời kỳ nước kém.

Mực nước cao nhất: Hmax = 2,34 m.

Mực nước triều cường trung bình: Htb = 1,25 m.

Chiều cao sóng: h = 1,1 m (gần bờ).

Mực nước dâng do bão gây nên có thể đạt tới 1,5 m đến 3,0 m.

Hải Văn Bắc Hải Văn Nam

Hình 3.2. Sơ đồ chế độ hải văn thị xã Sông Cầu

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên:

* Tài nguyên đất, thổ nhưỡng

Căn cứ số liệu điều tra, phân loại đất toàn tỉnh trước đây và điều tra bổ sung phân loại đất năm 2004 và kết quả mới nhất năm 2008 của Phân viện Quy hoạch thiết kế

Nông nghiệp Miền trung trên bản đồ 1/100.000. Thị xã Sông Cầu có 8 nhóm đất chính trên 11 nhóm đất của tỉnh và có 14 loại đất trên 25 loại đất của tỉnh, được thể hiện tại Bảng 3.2:

Bảng 3.2. Các nhóm đất và loại đất thị xã Sông Cầu STT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm đất cát 2.876 5,88 Cồn cát hiện đại C 2.117 4,33 Cồn cát trắng cổ Cc 759 1,55 2 Nhóm đất mặn 4.611 9,42 Đất mặn nhiều Mn 820 1,68 Đất mặn trung bình đến ít M 3.791 7,75 3 Nhóm đất phù sa 690 1,41 Đất phù sa glay Pg 242 0,49 Đất phù sa chua Pc 448 0,92 4 Nhóm đất xám 955 1,95 Đất xám phát triển trên đá

macma acid và đá cát (xa) Xa 955 1,95

5 Nhóm đất đỏ vàng 36.454 74,51

Đất vàng phát triển trên đá

macma bazơ và trung tính Fu 2.634 5,38

Đất nâu đỏ phát triển trên đá

macma bazơ và trung tính Fk 196 0,40

Đất vàng đỏ phát triển trên đá

macma bazơ và trung tính Fa 31.283 63,94

Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fs 2.341 4,78

6 Nhóm đất dốc tụ D 74 0,15

7 Nhóm đất đen 841 1,72

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ

của đá Bazan Rk 115 0,24

Đất nâu thẫm trên đá phong

hóa của đá bọt và đá bazan Ru 726 1,48

8 Nhóm đất xói mòn trên sỏi đá E 61 0,12

9 Các nhóm đất khác: là sông

suối, mặt nước chuyên dụng 2.366 4,84

Tổng cộng 48.928 100%

* Tài nguyên rừng

Có 4 kiểu rừng chính:

Rừng mưa ẩm nhiệt đới lá rộng thường xanh: Hiện trạng chỉ còn diện tích nhỏ ở

trên các đỉnh núi cao, xa nằm phía Tây Thị xã, tiếp giáp với đồi núi của huyện Đồng

Xuân thuộc rừng thứ sinh thuộc trạng thái rừng non, rừng phục hồi. Rừng tự nhiên có một số loài cây gỗ có giá trị là chò, trâm, giẻ, chiêu liêu, thị,.... Phân bố ở khu vực núi

cao như Mô Cheo, Hòn Gió, Hòn Khô ở các xã Xuân Lâm, Xuân Lộc.

Rừng truông gai, cây bụi: là kiểu rừng đặc thù của vùng khô hạn. Đặc trưng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 33)