3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.2. Quá trình cơ cấu chuyển dịch sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ph
nông nghiệp
3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sông Cầu:
Kết quả điều tra và phân tích số liệu cho thấy thị xã Sông Cầu có tổng DTTN là 49.279,2 ha. Trong đó đất NN có diện tích là 35.969,4 ha chiếm 72,99%, diện tích đất PNN là 4.697,5 ha chiếm 9,53% còn lại là đất chưa sử dụng có diện tích là 8.612,3 ha chiếm 17,48% (hình 3.4). 4697,5ha; 9,53% 8612,3ha; 17,48% 35969,4ha; 72,99% Đất NN Đất PNN Đất CSD
Hình 3.4. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã Sông Cầu năm 2015
a. Hiện trạng SDĐ nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 35.969,4 ha chiếm 72,99% diện tích đất tự nhiên của thị xã Sông Cầu, trong đó:
- Đất sản xuất NN: Diện tích là 8.222,7 ha, chiếm 22,86% tổng diện tích đất NN.
- Đất lâm nghiệp: diện tích là 26.668,0 ha chiếm 74,14% diện tích đất NN.
- Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích 881,5 ha chiếm 2,45% tổng diện tích đất NN.
- Đất làm muối: diện tích 180,9 ha chiếm 0,50% tổng diện tích đất NN.
- Đất nông nghiệp khác: diện tích 16,3 ha chiếm 0,05% tổng diện tích đất NN.
b. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Đất PNN có tổng diện tích 4.697,5 ha chiếm 9,53% tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã, trong đó (bảng 3.5):
Bảng 3.5. Hiện trạng diện tích sử dụng đất PNN đến năm 2015 STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích PNN 4.697,5 100 1. Đất ở OCT 436,4 9,29 2. Đất chuyên dùng CDG 1493,1 31,78
2.1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan CTS 9,5 0,20
2.2. Đất quốc phòng CQP 163 3,47
2.3. Đất an ninh CAN 1,8 0,04
2.4. Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 64,4 1,37
2.5. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 250,0 5,32
2.6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1004,4 21,38
3. Đất cơ sở tôn giáo TON 16,4 0,35
4. Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 9,5 0,20
5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
nhà hỏa tang NTD 163,9 3,49
6. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 456,6 9,72
7. Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 2121,4 45,16
8. Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,1 0,00
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Sông Cầu [7].
- Đất ở: thị xã Sông Cầu là thị xã đô thị loại IV. Hiện nay thị xã trong giai đoạn phát triển và phấn đấu đến năm 2020 là thị xã đô thị loại III, do đó hiện trạng
diện tích đất ở của thị xã vẫn còn hạn chế, có diện tích là 436,4 ha chiếm 0,89%
tổng DTTN và chiếm 9,29% tổng diện tích đất PNN. Phường có diện tích lớn nhất là phường Xuân Đài (36,0 ha), thấp nhất là phường Xuân Phú (24,0 ha).
- Đất chuyên dùng: Tổng diện tích đất chuyên dùng là 1493,1 ha chiếm
31,78% tổng diện tích đất PNN; trong đó đất có mục đích công cộng chiếm diện
tích lớn nhất (1004,4 ha) đất này được sử dụng vào nhiều mụcđích khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân như: điện, đường, trường, trạm.
- Đất tôn giáo – tín ngưỡng, nghĩa trang – nghĩa địa: Hiện nay, phần đất này chiếm diện tích khá lớn (189,8 ha) do chưa được quy hoạch một cách tập trung mà phân bố rải rác hầu hết ở các phường.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: diện tích là 2578 ha chiếm 54,88%
tổng diện tích đất PNN và được phân bố ở tất cả các xã, phường nhưng tập trung
chủ yếu ở xã Xuân Cảnh, Xuân Hải, Xuân Lộc.
- Đất PNN khác: diện tích 0,1 ha là đất làm nhà tạm, lán trại…
c. Hiện trạng đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất chưa sử dụng của toàn thị xã là là 8.612,3 ha chiếm 17,48% diện tích đất tự nhiên, trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng: 557,7 ha chiếm 6,48%.
- Đất đồi núi chưa sử dụng: có diện tích 8053,9 ha chiếm 93,51%.
- Núi đá không có rừng cây: có diện tích 0,7 ha chiếm 0,01%
Qua số liệu đánh giá về cơ cấu diện tích đất PNN cho thấy trong những năm qua cơ cấu SDĐ tại thị xã Sông Cầu có sự chuyển đổi theo hướng tích cực giữa các
loại đất nhưng tính hợp lý, tính hiệu quả chưa cao. Là một thị xã đang trên đà phát
triển nên diện tích đất NN vẫn chiếm tỷ lệ lớn, đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều.
3.2.2.2. Quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất từ giai đoạn năm 2005-2015: a. Tình hình biến động cơ cấu sử dụng đất
Xu thế và nguyên nhân biến động đất đai của thị xã là do quá trình đô thị hoá làm
cho nhu cầu SDĐ, chuyển mục đích SDĐ để đáp ứng nhu cầu về đất ở; xây dựng cơ sở
hạ tầng như đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi; các công trình như xây dựng trường học, sân thể thao, trung tâm văn hoá trên địa bàn, khai thác tiềm năng đất chưa
sử dụng và nhu cầu đất dành cho phát triển CN, tiểu thủ CN nhằm nâng cao chất lượng đời sống và phục vụ cho các nhu cầu của người dân.
Bảng 3.6. Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2005 - 2015
TT Diện tích
Loại đất
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015
1 Đất nông nghiệp 22.992,35 35.627,10 35.969,50
2 Đất phi nông nghiệp 4.451,22 4.577,09 4.697,40
3 Đất chưa sử dụng 21.835,63 9.075,01 8.612,30
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường [7]. Qua bảng 3.6 cho thấy, cơ cấu SDĐ của thị xã giai đoạn từ năm 2005 đến 2015
có sự thay đổi khá rõ. Đối với đất nông nghiệp tăng từ 46,66% năm 2005 lên 72,30%
năm 2010, tương đương với diện tích tăng 12.634,75 ha; đối với đất phi nông nghiệp tăng từ 9,03% năm 2005 lên 9,29% năm 2010, tương đương với diện tích tăng là
125,87 ha. Điều này cho thấy, nhu cầu SDĐ PNN đã tăng qua từng năm.
Giai đoạn 2010-2015, cơ cấu đất nông nghiệp có tăng nhưng không lớn từ 72,81% năm 2010 lên thành 72,99% năm 2015 (chủ yếu là do đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
mục đích đất nông nghiệp); đối với đất phi nông nghiệp tăng từ 8,64% năm 2010 lên
9,53% năm 2015 (tăng 471,03 ha so với năm 2010). Điều này chứng tỏ ở giai đoạn này nhu cầu SDĐ PNN đã tăng nhanh để đáp ứng sự phát triển của địa phương, nhất là việc
tiếp tục đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, xã hội.
b. Biến động đất phi nông nghiệp
Giai đoạn 2005-2010 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 324,35 ha, giai đoạn
2010-2015 diện tích tăng 471,03 ha. Như vậy, qua 10 năm diện tích đất PNN trên địa bàn thị xã Sông Cầu tăng 795,38 ha. Bình quân tăng 79,54 ha/năm. Nhìn chung diện tích đất phi nông nghiệp tăng dần theo thời gian. Thực hiện theo Nghị quyết số 42/NQ- CP ngày 27 tháng 8 năm 2009, huyện Sông Cầu được công nhận là thị xã với đô thị loại IV, trước yêu cầu của sự phát triển KTXH, dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đòi hỏi phải có đất để xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhất là thị xã
tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài
nước, chính điều này đã làm diện tích đất phi nông nghiệp tăng mạnh. Diện tích đất PNN tăng chủ yếu chuyển qua đất ở và đất SXKD, đất giao thông… nhằm đáp ứng
nhu cầu ăn ở, buôn bán, phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó diện tích đất chuyên dụng trong 10 năm diện tích đất chuyên dùng đã
+ Giai đoạn 2005-2010: Diện tích đất chuyên dùng tăng 392,32 ha
+ Giai đoạn 2010-2015: Diện tích đất chuyên dùng tăng 240,04 ha
Như vậy giai đoạn từ năm 2005-2010 và giai đoạn từ 2010-2015, trên địa bàn thị xã Sông Cầu, diện tích đất NN tăng do đưa đất chưa sử dụng vào canh tác và diện tích đất PNN ngày càng tăng lên, điều đócho thấy thị xã Sông Cầu là đô thị mới, đang trong giai đoạn phát triển, cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội chung của cả tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng các ngành CN và dịch vụ giảm tỷ trọng ngành NN thì cơ cấu SDĐ của thị xã cũng thay đổi theo. Giai đoạn này có nhiều dự án phát triển đã chuyển đổi từ đất NN sang đất PNN, như khu CN: KCN Đông Bắc Sông Cầu I, II 200,35 ha, Cụm
công nghiệp Long Bình, khu quy hoạch, các dự án phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội như: đường tránh trú bão Sông Cầu – Đồng Xuân, khu du lịch Bãi Tràm, DNTN Du lịch – Thương mại Nhất Tự Sơn, Khu dân cư An Bình Thạnh... đặc biệt từ khi Sông
Cầu được công nhận lên thành thị xã thì tốc độ đô thị hoá nhanh chóng đã dẫn đến việc
thu hồi đất NN để chuyển sang các mục đích PNN nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội của địa phương. Trong thời gian tới khi các khu quy hoạch, dự án trên địa
bàn thực hiện xong thì quỹ đất dành cho NN mà chủ yếu là đất sản xuất NN sẽ tiếp tục
giảm. Với xu hướng này thì đất sản xuất NN sẽ ngày càng ít đi. Vì vậy, việc xây dựng các phương án QHSDĐ hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả quỹ đất hiện có, khai thác triệt để hơn nữa quỹ đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng; bên cạnh đó, tăng dần cơ cấu đất PNN để giảm dần sự chênh lệch về cơ cấu giữa quỹ đất NN và PNN tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu SDĐ của vùng theo hướng hiện đại hơn, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội là vấn đề thị xã cần quan tâm, chú trọng hàng đầu (Phụ lục 1).
Trong cả hai giai đoạn 2005- 2015 đất NN chuyển đổi sang đất PNN với diện tích
384,21 ha chủ yếu là sang đất ở (80,57 ha); đất sản xuất, kinh doanh PNN (151,91 ha), đất công trình công cộng (110,98 ha)...(chi tiết tại Phụ lục 1). Phân tích hai giai đoạn có
thể thấy diện tích đất NN chuyển sang đất PNNtăng theo thời gian. Giai đoạn này quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh nhu cầu về đất ở và đất SXKD PNN là lớn, như Khu công
nghiệp Đông Bắc Sông Cầu, đường tránh trú bão Đông Xuân, Khu dân cư An Bình Thạnh, Khu du lịch Bãi Tràm... quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng vẫn chưa gây
ra áp lực lớn cho không gian đô thị và sức chịu tải của đô thị về sử dụng và QHSDĐ đất đai. Nhưng mặt trái của nó là sự chủ quan của các cấp và chính quyền trong việc quản lý và SDĐ vẫn còn yếu kém và gây ra lãng phí quỹ đất, do chuyển dịch đất chưa đúng với xu hướng phát triển KTXH của thị xã và quy hoạch tổng thể của tỉnh dẫn đến quy hoạch
treo, tiến độ thi công các công trình chậm, làm manh mún diện tích đất, ảnh hưởng xấu đến bộ mặt cảnh quan đô thị và nhất là không phát huy hết tiềm năng đất đai sẵn có.
Quá trình thực hiện QHSDĐ vẫn còn không ít vấn đề tồn tại đáng chú ý là việc
bình quân đất lúa giảm 0,36 ha/năm thì giai đoạn 2010-2015 chỉ trong 4 năm diện tích đất lúa giảm 3,43 ha/năm; đất rừng phòng hộ giai đoạn 2005-2010 giảm 137,98 ha (bình
quân 27,6 ha/năm), nguyên nhân do thực hiện Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu, giai đoạn 2010-2015 diện tích đất rừng phòng hộ giảm 4,88 ha/năm. Đây chính là sự
tiềm ẩn của nguy cơ mất an ninh lương thực, giảm rừng phòng hộ ven biển, gây ra
những biến cố về thay đổi hiện trạng môi trường và sinh thái trong vùng. Vì vậy, quá
trình chuyển đổi từ đất NN sang đất PNN cần phải được tiến hành sau khi có những dự
báo, phân tích chính xác về các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, về môi trường nhằm điều chỉnh cơ cấu SDĐ phù hợp nhất cho tương lai.