Tình hình quy hoạch sử dụng đất và công tác đánh giá môi trường chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 28 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.3. Tình hình quy hoạch sử dụng đất và công tác đánh giá môi trường chiến

lược ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hoạt động ĐTM được hình thành muộn hơn so với thế giới. Tuy nhiên, từ đầu những năm 80, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã tiếp cận công tác ĐTM thông qua

các hội thảo khoa học và các khóa đào tạo. Chính phủ Việt Nam cũng sớm nhận thức được

tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường và ĐTM nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan và cá nhân tiếp cận các lĩnh vực này.

Có thể nhận định phần lớn những vấn đề hiểm hoạ về môi trường đều có sự liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc sử dụng đất đai từ thực tế trên ở Việt Nam. Cùng với việc ra đời Luật đất đai (1993) chúng ta đã có Luật Bảo vệ môi trường 1993. Sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường 1993, ĐTM đã chính thức được đưa ra như một đòi

hỏi pháp lý đối với các dự án phát triển. Điều 9 trong Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường đã hướng dẫn về phân cấp các kiểu dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đã ghi rõ: “ĐTM phải được tiến hành không chỉ đối với các dự án đặc biệt mà cũng cần thiết cho các quy hoạch tổng thể phát triển vùng, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, thị xã trực thuộc Trung ương, các quy hoạch đô thị khu dân cư”. Như vậy, quy định về ĐTM đối với các đối tượng quy hoạch phát triển nêu trên đã mang tính chất

của ĐMC.

Nhưng trong thực tế ở nước ta chưa có dự án qui hoạch nào được tiến hành

ĐMC chính thức. Trong suốt quá trình thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 1993, về mặt

pháp luật công cụ ĐMC không được đặt ra để thực hiện trong quá trình xây dựng và phê duyệt các kế hoạch, quy hoạch mà thay vào đó chỉ là việc áp dụng công cụ ĐTM.

Hầu như không có đối tượng nào là quy hoạch hoặc kế hoạch quy định tại Điều 9 của Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ thực hiện và áp dụng được công

cụ ĐTM một cách có hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này

là trong các quy định về ĐTM thiếu các phương pháp luận và các phương pháp cụ thể.

Hay nói một cách khác là sự tiếp cận ĐTM cho các loại hình quy hoạch và kế hoạch là không thích hợp.

Sau nhiều năm nghiên cứu những lợi ích và sự cần thiết phải tiến hành đánh giá

các vấn đề môi trường trong các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đến ngày

29/11/2005, Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993) trong đó có các Điều, khoản quy định về ĐMC đã được Quốc hội Khóa 11, Kỳ

họp thứ 8 thông qua (số 52/2005/QH11). Toàn bộ Mục II, Chương III của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 đề cập đến các quy định về ĐMC đối với các dự án, chương

trình, quy hoạch mang tính chất chiến lược.

Các Bộ luật này là cơ sở cho thực hiện những nghiên cứu và triển khai các hoạt động sử dụng đất trong đó có vấn đề nghiên cứu và xác định các yếu tố, chỉ tiêu môi

trường cho quy hoạch sử dụng đất. Đây cũng chính là bước đi cần thiết nhằm giải quyết

các mục tiêu chiến lược cho phát triển bền vững và hạn chế, giảm thiểu được những rủi ro đối với các nguồn tài nguyên đất đai trong tương lai.

Dự án “Điều tra xác định các yếu tố môi trường cơ bản phục vụ xây dựng các chỉ tiêu môi trường trong công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất đai”được thực

hiện từ năm 2005-2007. Theo Quyết định số 1832/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2004 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các tác giả trong nhóm nghiên cứu dự án đã đưa ra được những kết quả nghiên cứu bước đầu về các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử

dụng đất. Đó là những gợi ý và đề xuất việc lựa chọn, lồng ghép các yếu tố môi trường khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất. PGS.TS Nguyễn Đình Mạnh cùng tập thể tác giả

trong nhóm nghiên cứu dự án cũng đã cho xuất bản cuốn sách “Các yếu tố môi trường trong sử dụng đất bền vững”, làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý, nhà quy hoạch trong công tác lập, xét duyệt và tổ chức thực hiện dự án QHSDĐ các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 28 - 29)