Xu hướng biến đổi của các thành phần môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 77 - 81)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2. Xu hướng biến đổi của các thành phần môi trường

3.3.2.1. Môi trường đất:

Quy hoạch sử dụng đất thị xã Sông Cầu sẽ làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo xu hướng tốt từ đất nông nghiệp, đất trống ít có giá trị sang đất phát triển dân cư, hệ

thống thương mại, dịch vụ, công nghiệp làm tăng giá trị sử dụng đất phần diện tích đất chưa được sử dụng trước đây.

Hoạt động san nền diễn ra chủ yếu khi xây dựng hệ thống giao thông, khu đô thị,

khu du lịch…. San lấp mặt bằng khu vực qui hoạch cần phải vận chuyển khối lượng đất san nền lớn. Căn cứ theo độ cao san nền trong khu vực, đánh giá các khu vực có

diện tích thuận lợi xây dựng, các khu vực có độ dốc lớn, nguy cơ san lấp cao có tác

động mạnh đến môi trường không khí và môi trường đất. Các dãy núi phía Tây và Tây Bắc hầu hết là núi đá có tầng phong hóa rất mỏng, nhiều nơi hầu như trơ sỏi đá. Các

vật liệu đất này dễ gây ra hiện tượng sạt lở đất trong điều kiện đất trống. Vì vậy, rừng trên vùng này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu xói mòn đất

và sạt lở đất.

Do đặc điểm địa hình và đặc tính đất tại thị xã Sông Cầu rất dễ thấm nước do đó nguy cơ ô nhiễm môi trường đất rất cao, đặc biệt là khi quy hoạch mở rộng phát triển

du lịch, lượng nước thải và chất thải rắn gia tăng nếu không có biện pháp quản lý và xử lý hợp lý sẽ gây nguy cơ ô nhiễm đất, suy thoái môi trường đất.

3.3.2.2. Môi trường nước:

Định hướng phát triển không gian thị xã Sông Cầu sẽ ảnh hưởng đến thành phần và chất lượng nguồn nước. Phát triển đô thị mới ở trung tâm thị xã, ven vịnh Xuân Đài, ven đầm Cù Mông, và phát triển công nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ thủy văn lưu

Hình 3.7. Vùng biến đổi môi trường nước thị xã Sông Cầu

Việc tiêu hủy không tốt các chất thải đô thị và công nghiệp cũng sẽ làm suy giảm

chất lượng cả về nước mặt và nước ngầm. Về nước ngầm, ô nhiễm do các chất hòa tan nhiễm xuống qua đất có thể dẫn đến việc làm mất đi nguồn cấp nước có chất lượng tốt.

Bề mặt không thấm nước của các công trình đô thị (do bê tông, nhựa hóa) làm

thay đổi đường thủy lực rửa trôi, biên độ và tần số ngập lụt và thường làm suy giảm

Đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch, du lịch sinh thái ven Vịnh Xuân Đài, Khu vực phía Bắc, nằm hai bên QL1A thuộc xã Xuân Lộc, Xuân Bình làm gia tăng một

khối lượng lớn nước sạch sinh hoạt được tiêu thụ hàng ngày và kéo theo tương ứng là

lượng nước thải cần phải được xử lý phát thải từ các khu du lịch, các trung tâm dịch vụ

du lịch của khu vực... (Thành phần nước thải đô thị bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải công trình công cộng, nước rửa đường, nước rò rỉ...) Đây thực

sự là một sức ép lớn đối với chất lượng môi trường nước trong khu vực, kể cả chất lượng nguồn nước cấp và chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải.

- Ô nhiễm biển

Theo quy hoạch, khu vực ven đầm Cù Mông được tôn tạo cảnh quan sinh thái đồng trũng nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, nếu đầm nuôi tôm phát triển ồ ạt xâm lấn bãi triều quá mức sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái ven bờ, chất thải đầm tôm nhiều gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ.

Đầu tư 02 cảng biển chuyên dụng: Dân Phú 1 tại xã Xuân Phương và Xuân

Thịnh có nghĩa là tăng số lượng tàu thuyền neo đậu ở đây gia tăng và các hoạt động

công nghiệp, kinh doanh đi kèm sẽ dẫn tới ô nhiễm nước biển do rò rỉ dầu, ô nhiễm

hữu cơ và rác thải.

3.3.2.3. Môi trường sinh thái:

Khu vực đất ngập nước thị xã Sông Cầu được đặc trưng bởi hệ sinh thái như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô với nhiều nguồn lợi thủy hải sản. Gia tăng các chất

thải vào môi trường sẽ ảnh hưởng đến da dạng sinh học trên cạn, đa dạng sinh học dưới biển; tăng ô nhiễm nước từ các nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp, rò rỉ

dầu đe doạ đa dạng sinh học biển.

- Phát triển thuỷ sản làm giảm diện tích rừng ngập mặn.

- Biến đổi vi khí hậu cũng gây thiệt hại cho các rạn san hô.

3.3.2.4. Môi trường không khí

Việc thực hiện quy hoạch thị xã Sông Cầu, trong đó mở rộng các đường giao

thông có thể gây ra các vấn đề về môi trường không khí.

Nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu trong khu vực chủ yếu từ hệ thống giao thông đường Quốc lộ 1A, 1D, đường giao thông nội thị, bãi đỗ xe ven trục đường, hoạt động dân cư, công nghiệp. Sự sụt giảm diện tích thảm thực vật (bộ phận điều hòa không khí tự nhiên tốt nhất) cũng góp phần làm giảm chất lượng không khí.

Hình 3.8. Vùng ô nhiễm không khí thị xã Sông Cầu

Các hoạt động giao thông thường gây ô nhiễm bụi, PM10, các hợp chất chứa lưu

huỳnh (H2S, mecaptan, SO2, SO3), các hợp chất chứa nitơ (NH3, N2O, NO, NO2),

các oxit cacbon (CO, CO2), các chất hữu cơ, Pb… . Đây là các thông số chính làm ô nhiễm không khí, không chỉ ở quy mô khu vực mà còn có thể phát tán rộng hơn ra khu

vực xung quanh. Sự thay đổi thành phần không khí gây ra ô nhiễm nhiệt dẫn tới sự thay đổi khả năng hấp thụ và phản xạ nhiệt của lớp không khí, hậu quả là thay đổi điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tác động lên môi trường tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)