Về liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho con sau khi ly hôn

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 29)

10 Nguyễn Văn Vi (2004), Chế định cấp dưỡng trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 25.

1.3. Về liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho con sau khi ly hôn

Khi cha mẹ ly hôn, một người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con, điều này không đồng nghĩa với việc, tất cả mọi vấn đề của con đều do người trực tiếp nuôi dưỡng đó chịu trách nhiệm. Điều 74 Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ ghi nhận “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự”, nhưng không quy định rõ sau ly hôn họ có phải liên đới bồi thường hay không, bởi trường hợp này, tài chính của họ độc lập và người kia không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Nhìn chung, quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của cha hoặc mẹ không sống cùng hay không trực tiếp nuôi con về cơ bản không bị hạn chế. Sau khi ly hôn, cha, mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Theo đó, dù ly hôn, trách nhiệm của cha và mẹ đối với con đều không thay đổi, dù luật không có quy định cụ thể trường hợp này, tuy nhiên, nhận thức từ triết lý trách nhiệm đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mất khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình thì việc con gây thiệt hại, cha mẹ liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại là điều tất yếu.

Thực tiễn xét xử cũng có những hướng giải quyết mang tính chất tương tự. Xét bản án số 19/2012/DS-ST ngày 12/6/2012 của TAND huyện Cum’Gar, tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, cháu Mai Công Hậu đi không đúng làn đường quy định nên đã gây ra thiệt hại cho bà Nam. Vào thời điểm gây ra thiệt hại, cháu Hậu chưa đủ 16 tuổi, do đó, cha mẹ cháu Hậu là người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, mẹ cháu Hậu là bà Thêm cho rằng, bà và ông Thụ đã ly hôn, cháu Hậu là con đã được giao cho ông Thụ trực tiếp nuôi dưỡng nên bà không có trách nhiệm về hành vi của cháu Hậu, ông Thụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tòa án đã nhận định, lập luận mà bà Thêm đưa ra không được chấp nhận vì việc ly hôn giữa vợ, chồng không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên, buộc ông Thụ và bà Thêm phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con chung là cháu Hậu gây ra.

23

Hiểu một cách cơ bản, trách nhiệm liên đới là trách nhiệm của hai hay nhiều người cùng phải thực hiện vì lợi ích hợp pháp của người khác theo các căn cứ do pháp luật quy định11. Pháp luật chưa có câu trả lời về sự tồn tại của trách nhiệm liên đới của cha mẹ sau ly hôn đối với con chung, tuy nhiên, thực tiễn vấn đề này cũng đã đặt ra. Như vụ việc nêu trên, Tòa án cho rằng, việc bà Thêm ông Thụ ly hôn không làm mất đi quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Đây là vấn đề hợp lý, bởi, khi ly hôn, cha/mẹ không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cũng như quyền quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng con bằng nhiều cách thức khác nhau, chỉ khác ở chỗ là họ không được có nhiều thời gian như cha/mẹ trực tiếp nuôi con.

Trong nhóm các quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng có bao gồm việc cha mẹ chịu trách nhiệm với những sai phạm do con gây ra. Tình trạng hôn nhân của cha mẹ chỉ là mối quan hệ giữa hai cá nhân vợ và chồng, còn đối với con, vai trò của họ là không thay đổi. Thế nên, dù không trực tiếp nuôi con nhưng họ phải có trách nhiệm kể cả bồi thường thiệt hại do con gây ra. Ở đây, Tòa án sử dụng trách nhiệm liên đới, tức cùng nhau góp sức để bồi thường thiệt hại cho con. Tác giả cho rằng, quyết định này là phù hợp với quy định của pháp luật và với lý luận cũng như triết lý bồi thường thiệt hại (bảo vệ cho người bị thiệt hại).

Từ thực tiễn và các quy định pháp luật nêu trên, có thể khẳng định, cha mẹ phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có thu nhập để tự nuôi mình dù tình trạng hôn nhân của họ như thế nào. Tuy nhiên, các quy định hiện hành chưa đề cập đến trách nhiệm liên đới trong bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Việc khẳng định trách nhiệm liên đới trong trường hợp này là quan trọng bởi nó đáp ứng được triết lý bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại, đồng thời khẳng định trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, dù họ có trực tiếp nuôi dưỡng con hay không.

Tác giả kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC cần có sự ghi nhận giải thích nội dung này trong Dự thảo Nghị quyết số 01 về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái để thực tiễn áp dụng thống nhất, đồng thời các chủ thể trong xã hội có 11 Nguyễn Quỳnh Hương (2012), Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam,

24

thể hình dung được các quyền và nghĩa vụ của mình như sau: “Cha mẹ chịu trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong mọi trường hợp”.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)