Về nghĩa vụ và quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 33)

10 Nguyễn Văn Vi (2004), Chế định cấp dưỡng trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 25.

1.4. Về nghĩa vụ và quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con

với con

Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Giữa cha mẹ và con luôn tồn tại mối quan hệ chăm sóc và nuôi dưỡng lẫn nhau, đây là quyền và nghĩa vụ, là cái được làm và bắt buộc phải làm. Ở chiều thứ nhất, cha mẹ phải chăm sóc, nuôi dưỡng con cái từ khi sinh ra cho đến khi chúng trưởng thành. Pháp luật HN&GĐ ghi nhận nội dung này là một trong những quy định cơ bản, xuyên suốt, thể hiện tính nhân văn và quy luật của xã hội.

Việc chăm sóc nuôi dưỡng được đảm bảo bằng quyền của cha mẹ, quyền này thể hiện trực tiếp ở góc độ cha mẹ được trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, trừ khi cha mẹ ly hôn thì một trong hai không được trực tiếp nuôi con hoặc cha mẹ có hành vi gây tổn hại đến con và bị hạn chế quyền này bởi quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, khi cha mẹ ly hôn, một bên trực tiếp nuôi con lại có những hành vi lạm dụng quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng làm ảnh hưởng đến con chung. Song, đây có là căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con hay không thì pháp luật cũng chưa có câu trả lời.

Khoản 2 Điều 84 Luật HN&GĐ 2014 mới chỉ quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con và người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.Như vậy, việc cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng con có các hành vi làm ảnh hưởng đến con nhưng chưa đến mức bạo hành, đánh đập con, các điều kiện như kinh tế, môi trường vẫn có thể đáp ứng thì trường hợp này không rơi vào khoản 2 Điều 84 nêu trên.

Tác giả cho rằng, quy định nêu trên là chưa hợp lý. Xét bản án số 1024/2019/HNGĐ-PT ngày 12/11/2019 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh về tranh

25

chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Có thể khái quát nội dung của bản án như sau: Ông S và bà L ly hôn, con chung là cháu G do bà L trực tiếp nuôi dưỡng sau ly hôn. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng, bản thân bà L có di chứng do bị tai nạn giao thông nên tính tình thường hay nóng nảy, không kiềm chế được bản thân, cách giáo dục con không phù hợp, hay làm trẻ bị sợ hãi, không quan tâm đến việc học hành của trẻ và thường giao con cho người giúp việc chăm sóc. Bên cạnh đó, từ tháng 5 năm 2018 bà L đã dẫn cháu G đi nơi khác sinh sống và liên tục thay đổi nơi cư trú làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của con. Do đó, ông S khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn. Tại các biên bản lấy lời khai của người thân bà L cũng thể hiện, bà L tính tình không ổn định do di chứng của tai nạn, bà hay dùng kỷ luật “quân sự” để nuôi dạy trẻ.

Toà án cấp phúc thẩm nhận định các căn cứ trên “cho thấy bà L thiếu quan tâm, chưa làm tròn trách nhiệm của một người mẹ, trong khi ông S mặc dù không được trực tiếp nuôi con nhưng vẫn thực hiện việc đầy đủ việc chăm sóc, nuôi dạy con của mình thể hiện qua việc tham dự đầy đủ các buổi họp phụ huynh, đưa đón trẻ, liên hệ thường xuyên với nhà trường. Mặt khác, quá trình từ tháng 5/2018 đến nay, bà L nhiều lần thay đổi nơi cư trú và không thông báo nơi ở mới cho ông S biết, ngăn cản sự qua lại, trông nom, gần gũi trẻ G với cha nên ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về mặt tình cảm của trẻ”. Do đó, HĐXX cho rằng, cần thiết thay đổi người trực tiếp nuôi con để đảm bảo quyền lợi cho cháu G.

Ở đây, có thể thấy rằng, các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của bà L đối với cháu G vẫn đảm bảo về mặt vật chất, môi trường sống. Bà L cũng không bạo hành hay đánh đập cháu G. Tuy nhiên, bà L lại có các hành vi chăm sóc, nuôi dưỡng quá mức, bà tự ý thay đổi nơi cư trú mà không thông báo hay thoả thuận với ông S, làm ảnh hưởng đến con chung là cháu G. Hơn nữa, bà L cũng có các hành vi giáo dục con không phù hợp làm cho con bị ảnh hưởng về mặt tâm lý. Toà án cho rằng, đây là sự thiếu quan tâm, chăm sóc con, bà L chưa làm tròn trách nhiệm của người mẹ. Tác giả nhận thấy, việc khẳng định các vấn đề trên là biểu hiện của sự thiếu quan tâm là chưa phù hợp mà là sự chăm sóc con làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con. Đây cũng chính là cơ sở để Toà án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con từ bà L sang cho ông S.

Như vậy, căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn của bản án trên dường như không đảm bảo theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật HN&GĐ 2014,

26

Toà án cũng không đưa quy định này vào cơ sở luật định để đưa ra phán quyết trong bản án. Tác giả có thể thấy rằng, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con như phán quyết của Toà án là phù hợp. Bởi, quyền trực tiếp nuôi con của cha mẹ được ghi nhận để con có thể được chăm sóc và nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất. Cha mẹ không được lạm dụng quyền đó của mình mà gây ảnh hưởng, tác động không tốt đến sự phát triển và cuộc sống ổn định của con. Nhiều trường hợp, cha mẹ còn cho rằng họ “sở hữu” con cái của họ, điều này có thể vẫn được thể hiện trong các cụm từ như con của “tôi”. Điều này lại dẫn đến một thực trạng đó là, cha mẹ quá kiểm soát con cái, làm tác động đến quyền về đời sống riêng tư của con như bản án trên, bà L do tác động của vấn đề về tinh thần mà quá nghiêm khắc trong dạy dỗ con cái.

Sự kiểm soát là cần thiết, tuy nhiên, nó phải có mức độ nhất định, dựa trên một giới hạn đó là đảm bảo sự tôn trọng quyền lợi của con, quyền được sống và phát triển một cách ổn định, bình thường. Không chỉ có các biểu hiện tương tự như bà L nêu trên, thực tế còn cho thấy, cha mẹ dù ly hôn hay cùng chung sống trực tiếp với con đôi khi có những hành vi can thiệp vào đời sống riêng tư của con một cách quá mức. Chẳng hạn cấm đoán con cái không được thực hiện một điều gì đó, kiểm soát không gian riêng của con như xem tin nhắn, can thiệp vào các mối quan hệ bạn bè của con một cách quá mức12, hình ảnh con trẻ sử dụng để cho cha mẹ chúng kinh doanh online trên mạng xã hội, bị “bắt” tham gia các gameshow truyền hình, …13.

Rõ ràng, cha mẹ là chủ thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, đây là quyền và nghĩa vụ được pháp luật ghi nhận, nhưng tác giả cho rằng, cần có một giới hạn nhất định, quyền của con chính là mức độ của phạm vi này. Đây là điểm bất cập của Luật HN&GĐ mà tác giả nhận thấy cần sự bổ sung, bởi thực tiễn chứng minh rằng, sự lạm dụng quyền này của cha mẹ gây nên những hệ quả đáng lo ngại cho tương lai con trẻ và nó diễn ra ngày càng phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ngoài ra, như bản án nêu trên, bà L còn có hành vi liên tục thay đổi trường cho con mà không thông qua ý kiến của ông S, cản trở ông S thăm nom con. Đây cũng là trường hợp khá phổ biến trên thực tế, khi mà người trực tiếp nuôi con có hành vi ngăn cản quyền được thăm nom, chăm sóc con của người còn lại. Quyền và nghĩa

12 “Đừng để sự quan tâm trở thành “độc hại” đối với con cái”, https://thanhnien.vn/dung-de-su-quan-tam-tro-thanh-doc-hai-voi-con-cai-post859013.html, ngày truy cập: 26/9/2021. thanh-doc-hai-voi-con-cai-post859013.html, ngày truy cập: 26/9/2021.

13 “Gameshow đang bủa vây đời sống trẻ em”, https://cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an/Game-show-dang-bua-vay-doi-song-tre-em-i568901/, ngày truy cập: 09/10/2021. dang-bua-vay-doi-song-tre-em-i568901/, ngày truy cập: 09/10/2021.

27

vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con của cha và mẹ là như nhau, dù cho tình trạng hôn nhân của cha mẹ có thay đổi. Không có bất kỳ một chủ thể nào trừ Toà án được hạn chế quyền và nghĩa vụ này, kể cả người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con. Thế nên, nếu có bất kỳ hành vi xâm phạm nào, tác giả cho rằng, đây nên là căn cứ để xem xét và đánh giá về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Do đó, tác giả kiến nghị pháp luật HN&GĐ ghi nhận cha mẹ có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái nhưng phải trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của con, để con được sống và phát triển trong môi trường ổn định bình thường. Tương tự như hướng giải quyết của TAND Thành phố Hồ Chí Minh trong bản án số 1024/2019/HNGĐ-PT ngày 12/11/2019 nêu trên, nếu cha hoặc mẹ đang trực tiếp nuôi con có hành vi lạm dụng quyền chăm sóc, nuôi dưỡng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con, đến tâm lý, cuộc sống bình thường ổn định của con thì đây sẽ là căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con. Căn cứ này nên bổ sung thêm gồm cả trường hợp nếu người trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở quyền thăm nom, chăm sóc con một cách hợp lý của người không được sống cùng con. Tác giả cho rằng, cần bổ sung các nội dung này trong Luật HN&GĐ 2014 như sau:

Một là, ghi nhận giới hạn nghĩa vụ tại khoản 1 Điều 71 như sau “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở tôn trọng quyền về đời sống riêng tư của con”.

Hai là, bổ sung thêm hai căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn tại khoản 2 Điều 84 Luật HN&GĐ, theo đó, ngoài điểm a, b nên sửa đổi, bổ sung thêm điểm c và d như sau:

“c) Người trực tiếp nuôi con có hành vi lạm dụng quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của con.

d) Người trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở quyền thăm nom, chăm sóc con một cách hợp pháp của người kia”.

28

Kết luận Chương 1

Một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng của pháp luật HN&GĐ Việt Nam đó chính là “Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con”14. Cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng con thể hiện ở đa dạng các mặt: điều kiện vật chất, tinh thần sao cho con có được một môi trường sống, học tập, vui chơi lành mạnh, tiện nghi, để con có thể phát triển một cách toàn diện, tự nhiên, trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi cha mẹ ly hôn, tranh chấp về quyền nuôi con là khá phổ biến, việc giao con cho ai trở thành vấn đề gây tranh cãi. Bên cạnh đó, sự quan tâm quá mức đối với con đôi khi trở thành kiểm soát, khiến con mất tự do, làm quyền riêng tư của con bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để điều chỉnh vấn đề này, các quy định của pháp luật hiện hành chưa chỉ ra các căn cứ mang tính xác định, chỉ dẫn thực tiễn. Dự thảo số 01 năm 2021 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. Do đó, tác giả cho rằng, dựa vào các quy định của pháp luật, nhu cầu của thực tiễn và các nghiên cứu, phân tích nêu trên, tác giả đưa ra một số đề xuất mang tính xây dựng và hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con. Cụ thể:

Một là, xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn của cha mẹ khi có tranh chấp xảy ra. Bổ sung căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn theo hướng tôn trọng và bảo vệ sự phát triển ổn định, bình thường của con.

Hai là, quy định về căn cứ xác định mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn. Ba là, ghi nhận trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình của cha và mẹ sau khi ly hôn.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)