Mối liên hệ giữa nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đối với quyền hưởng di sản thừa kế và điều kiện của hợp đồng tặng cho tài sản

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 50)

CHƯƠNG 2 NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CỦA CON ĐỐI VỚI CHA MẸ

2.4. Mối liên hệ giữa nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đối với quyền hưởng di sản thừa kế và điều kiện của hợp đồng tặng cho tài sản

hưởng di sản thừa kế và điều kiện của hợp đồng tặng cho tài sản

Các quy định tại Chương XXII và XXIII của BLDS năm 2015 về thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đều không đưa ra nội dung xác định phần thừa kế của các con dựa vào việc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Pháp luật quy định đây là nghĩa vụ của con đối với cha mẹ, là biểu hiện thể hiện sự hiếu thảo, truyền thống văn hoá gia đình tốt đẹp của dân tộc ta. Thế nên, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ là của các con, nó không thể trở thành cơ sở để phân chia di sản thừa kế hay xác định nghĩa vụ quản lý di sản thờ cúng sau này. Tuy nhiên, bởi pháp luật không

40

có sự đề cập nên trên thực tế, nhiều chủ thể lại dựa vào nội dung này để yêu cầu được chia kỷ phần thừa kế nhiều hơn.

Xét bản án số 32/2020/DS-ST ngày 07/9/2020 của TAND tỉnh Sóc Trăng về tranh chấp chia thừa kế. Theo đó, cha mẹ của bà M có 05 người con chung. Trước khi chết, cha mẹ bà không để lại di chúc và nghĩa vụ về tài sản. Bà M cho rằng, nếu có chia thừa kế theo pháp luật, bà đề nghị chia thành 06 phần, bà nhận hai phần do bà có công chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ từ trước cho đến nay. Tòa án đã nhận định về nội dung này, việc bà M chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đây là nghĩa vụ và quyền của con đối với cha mẹ được quy định tại Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2014; còn việc thờ cúng cha mẹ và kỷ phần thờ cúng cha mẹ, do ông H và bà C chết không để lại di chúc, nên không xác định được di sản dùng vào việc thờ cúng và chỉ định người được giao quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Do đó, di sản sẽ được chia thành 05 phần bằng nhau và không tính đến công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của bà M. Tác giả cho rằng, hướng giải quyết của Toà án là hợp lý. Bởi nó thể hiện khẳng định về nghĩa vụ của con cái, là đạo hiếu, về giá trị văn hoá truyền thống và nhân văn, nghĩa vụ này không thể được quy thành vật chất nhất định. Thế nên, Toà án không giải quyết thanh toán chi phí phụng dưỡng cha mẹ của bà M là phù hợp.

Như vậy, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là quyền và nghĩa vụ của con cái, thể hiện được tấm lòng, giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc và không thể mang giá trị vật chất để cân đo đong đếm được. Hướng giải quyết nêu trên của Tòa án là phù hợp với quy định của pháp luật về thừa kế và với truyền thống của dân tộc. Đây cũng là đường lối mà tác giả đề xuất để định hướng giải quyết những vụ, việc tương tự, chẳng hạn anh chị em trong gia đình tranh chấp với nhau về mức cấp dưỡng cho cha mẹ hay kỷ phần thừa kế vì chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nhiều hơn.

Trên thực tế, còn có nhiều trường hợp, cha mẹ còn sống nhưng tặng cho con tài sản với điều kiện con phải chăm sóc, phụng dưỡng mình17. Tuy nhiên, sau đó, con lại không thực hiện nghĩa vụ đó của mình, đây có được xem là sự vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng tặng cho hay không? Đối với các nội dung về tặng cho có yêu cầu con cái thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, có thể xem đây là dạng của hợp đồng tặng cho có điều kiện theo quy định tại Điều 462 BLDS 2015. Trên thực tế, hợp đồng

17 Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập 1 – Gia đình, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 24. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 24.

41

tặng cho giữa cha mẹ và con cái khá đặc thù. Con cái thường vi phạm điều kiện tặng cho trong hợp đồng, tuy nhiên các giao dịch tặng cho lại được xác lập và đã hoàn thành, gây nên nhiều bất cập không chỉ lĩnh vực pháp lý mà còn liên quan đến vấn đề về đạo đức xã hội, về các quyền và nghĩa vụ mà con cái phải thực hiện đối với cha mẹ của mình. Các tranh chấp này đặt ra vấn đề rằng, liệu thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ trong hợp đồng tặng cho giữa cha mẹ và con cái có mặc nhiên là điều kiện có hiệu lực của giao dịch hay không, bởi dù có ghi nhận hay không thì nghĩa vụ này vẫn tồn tại bởi sự quy định của Luật HN&GĐ.

Vụ việc gần đây tại Cà Mau lại cho thấy nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và có những điều chỉnh phù hợp hơn về quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng của con cháu. Ngày 13-12-2016, vợ chồng cụ P. ký hợp đồng tặng cho con gái là bà T toàn bộ tài sản với điều kiện bà T phải chăm sóc ông bà đến khi qua đời. Ngày 12-5- 2017, bà T. được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Sau khi được tặng tài sản khoảng 2 tháng, bà T. họp gia đình nói không đủ sức khỏe chăm sóc cha mẹ như đã hứa, đề nghị nhường lại phần đất 477,2 m2 cho vợ chồng anh ruột là N.V.V để gánh trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Đề nghị này được cả nhà đồng ý nên ngày 28-7-2017, vợ chồng ông V. được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng phần đất này. Ở với cha mẹ được 6 tháng, vợ chồng ông V. cho rằng cha mẹ khó tính, nhiều lần xúc phạm nên vợ chồng ông V. sẽ không tiếp tục chăm sóc cha mẹ. Thế nhưng, ông V. cũng không đồng ý trả lại tài sản. Cụ P. khởi kiện, đề nghị tòa hủy một phần hợp đồng tặng cho giữa cụ với bà T. và hủy hợp đồng tặng cho giữa bà T. với ông V.

Ngày 24-11-2020, TAND thành phố Cà Mau xét xử sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của cụ P. HĐXX cho rằng vợ chồng cụ P. cho tài sản không ngoài mục đích có người chăm sóc lúc già yếu, dù hợp đồng tặng cho không ghi điều kiện này nhưng có nhiều nhân chứng xác nhận. Bà T. là người đã nhận lời phụng dưỡng nên được tặng toàn bộ tài sản. Khi không đủ sức khỏe, bà T. đã tự nguyện chuyển giao tài sản để ông V. tiếp nối trách nhiệm. Thế nhưng, ngày 25-3-2021, TAND tỉnh Cà Mau xử phúc thẩm lập luận hợp đồng tặng cho giữa bà T. và ông V. không ghi điều kiện tặng cho, cũng không có biên bản họp gia đình thể hiện điều kiện này. Từ đó, HĐXX tuyên chấp nhận kháng cáo của ông V., bác toàn bộ yêu cầu của cụ P18.

18 Theo Báo Người Lao động, “Mất nhà vào tay con ruột”, https://nld.com.vn/phap-luat/mat-nha-vao-tay-con-ruot-20210813203848395.htm, ngày truy cập: 24/8/2021. ruot-20210813203848395.htm, ngày truy cập: 24/8/2021.

42

Từ vụ việc trên, có thể nhận thấy các vấn đề. Thứ nhất, nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ có thể trở thành điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản hay không? Tác giả cho rằng, điều kiện này là phù hợp, bởi nó không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Điều kiện đặt ra chỉ nhằm ràng buộc nghĩa vụ phụng dưỡng trực tiếp của người được nhận tài sản. Nếu không quy định thì các con đều phải có trách nhiệm phụng dưỡng ngang nhau. Vấn đề ở đây là, việc ông V lập luận, ông nhận tài sản từ và T chứ không phải nhận từ hợp đồng tặng cho có điều kiện mà cha mẹ ông đưa ra, do đó, ông không có nghĩa vụ trả lại tài sản là đúng hay sai. Dưới góc độ xem xét về tính pháp lý của quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông V nhận thức được rằng, bà T giao lại tài sản cho ông V là để ông V thay bà thực hiện nghĩa vụ trực tiếp của người con với cha mẹ do bà không đủ điều kiện về sức khỏe để đáp ứng. Thực tế là gia đình và cha mẹ của ông V cũng được ông V phụng dưỡng một thời gian trước khi xảy ra tranh chấp. Do đó, đủ cơ sở để khẳng định, nghĩa vụ này được chuyển giao kèm với quyền về tài sản.

Thứ hai, việc ông V cho rằng cha mẹ có hành vi và lời lẽ không hay với ông, nên ông không thực hiện tiếp tục nghĩa vụ phụng dưỡng của mình nữa có đúng hay không. Thiết nghĩ, ông V không có quyền từ chối điều đó. Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là quyền và nghĩa vụ của con cái, do đó, con cái không được mặc nhiên từ chối nghĩa vụ này. Việc cha mẹ có xúc phạm hay có bất kỳ hành vi nào khác không thể là căn cứ để chối bỏ trách nhiệm của con. Ở đây Tòa án không làm rõ vấn đề này mà chỉ tập trung vào tính pháp lý của hợp đồng tặng cho là không hợp lý, bởi nó đang chịu sự chi phối của pháp luật HN&GĐ và giá trị đạo đức. Tác giả nhận thấy, chính vụ việc thực tế này mà đặt ra yêu cầu về việc giải thích giá trị của quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, cần quy định chi tiết hơn trách nhiệm này trong mọi trường hợp. Thực tế còn cho thấy, nhiều người cha, người mẹ được con cái đưa vào viện dưỡng lão, bị bỏ mặc để tự thân chăm lo, đây là những hình ảnh gây nên các bức xúc liên quan giá trị đạo đức, nhân văn, truyền thống của dân tộc.

Bàn về việc tặng cho tài sản với điều kiện chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, Tiến sĩ Nguyễn Hải An nhận định, trên thực tế người con, cháu đã thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, người thân thuộc nhưng có thể là thực hiện chưa tốt, chưa đầy đủ hoặc thực hiện tốt, nhưng cha mẹ cho rằng người con không làm tròn nghĩa vụ, nên yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng tặng cho QSDĐ để lấy lại đất, nội dụng này khá phổ biến nhưng lại chưa có cơ chế điều chỉnh do căn cứ xác định việc

43

thực hiện nghĩa vụ như thế nào chưa được pháp luật ghi nhận. Về mặt pháp lý, việc tặng cho đã hoàn thành, người con, cháu đã đứng tên trên GCNQSDĐ; về mặt thực tế, người con, cháu đã nhận đất sử dụng. Có ý kiến cho rằng, đây là hợp đồng tặng cho có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, nếu người con, cháu không thực hiện nghĩa vụ, thì cha mẹ có quyền đòi lại tài sản. Tuy nhiên, để thực hiện điều này, pháp luật cần bổ sung “căn cứ xác định đã thực hiện hay chưa thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng mới có cơ sở để hủy hợp đồng”19. Tác giả đồng tình với quan điểm này. Nhận thấy, mức độ “hoàn thành” nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của con cái đối với cha mẹ đều chưa được pháp luật ghi nhận, song, trên thực tế, đây lại là điều kiện có hiệu lực của giao dịch tặng cho tài sản, sẽ không hợp lý nếu trao toàn quyền đánh giá này cho các Toà án mà không có bất kỳ một căn cứ pháp lý nào.

Từ phân tích trên, tác giả kiến nghị Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán cần có sự hướng dẫn đối với nội dung này, theo đó, việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là quyền và nghĩa vụ của con cái, nhưng cũng có thể là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản. Việc cha mẹ có xúc phạm hay có bất kỳ hành vi nào khác không là căn cứ để vô hiệu điều kiện này cũng như tước bỏ trách nhiệm của người con. Việc chuyển giao tài sản cũng đương nhiên kèm theo việc chuyển giao điều kiện về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, nếu có vi phạm thì việc tặng cho không còn có hiệu lực. Bên cạnh đó, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán cũng cần bổ sung căn cứ xác định đã thực hiện hay chưa thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của con cái, đây sẽ là cơ sở để xem xét có thể huỷ bỏ hợp đồng tặng cho tài sản của cha mẹ với con hay không.

Quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng của con đối với cha mẹ không chỉ chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật mà còn bởi các quy phạm đạo đức, thể hiện chữ hiếu, đạo lý của người Việt Nam. Sự thay đổi của các quy định pháp luật chỉ nhằm để ghi nhận cụ thể các vấn đề trên, tạo tính pháp lý và sự ràng buộc đối với mối quan hệ cha mẹ và con, do đó, không thể chi li hết toàn bộ các nội dung mà thực tiễn đem lại. Thế nên, khi giải quyết các vụ việc có liên quan, cần thiết phải đứng trên góc độ của cả hai cấu thành đạo đức và pháp luật để có thể đưa ra phán quyết một cách công tâm nhất.

19 Nguyễn Hải An (2012), Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở Việt Nam, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.129-131. Nội, tr.129-131.

44

Kết luận chương 2

Không chỉ có sự tồn tại của quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ dành cho con mà con cái đã trưởng thành, có khả năng lao động cũng có các quyền và nghĩa vụ này đối với cha mẹ. Đây là giá trị văn hóa đạo đức, là nét đẹp vốn có của truyền thống dân tộc.

Nghĩa vụ này thể hiện trên cả hai phương diện: vật chất và tinh thần. Bất kỳ hành vi ngược đãi, bạo hành cha mẹ đều phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự tương ứng. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, nhiều trường hợp con cái vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ rất nhiều thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó đa phần là bỏ mặc cha mẹ, thuê người chăm sóc, thiếu sự quan tâm cha mẹ trên nhiều phương diện, thậm chí là chỉ nghĩ đến di sản cha mẹ để lại mà không làm tròn nghĩa vụ một cách chân thành. Do đó, các vụ việc về tranh chấp di sản thừa kế, đương sự là con thường dựa vào tiêu chí đã có công chăm sóc cha mẹ thì được hưởng phần nhiều hơn, Tòa án đã bác bỏ quan điểm này và thực hiện theo quy định của pháp luật, việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ chính là nghĩa vụ của con cái buộc phải có.

Nếu có nhiều con thì các con đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, không phân biệt con trưởng, con thứ hay con trai con gái. Điều này cũng được đặt ra cho trường hợp con không sống cùng cha mẹ và kèm theo là nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ. Pháp luật cũng không có sự điều chỉnh chi tiết vấn đề này, do đó, tác giả đề xuất cần có sự bổ sung nội dung trách nhiệm của các con, kể cả khi cha mẹ không đau ốm hay có thu nhập, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy có tồn tại tranh chấp về quyền chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ có xảy ra. Do đó, cần có các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng của con cái, đảm bảo được giá trị đạo đức và nét đẹp của truyền thống văn hóa, tránh tạo thành điều kiện để con cái lợi dụng, đánh mất đi các yếu tố trên.

45

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)