Về xác định mức độ thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ của con cá

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 2 NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CỦA CON ĐỐI VỚI CHA MẸ

2.1. Về xác định mức độ thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ của con cá

mẹ của con cái

Khoản 2 Điều 71 Luật HN&GĐ quy định “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”. Quyền và nghĩa vụ này được đặt ra khi con đã thành niên và có khả năng lao động.

Khác với quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, sự chăm sóc của con cái không mang tính đại diện theo pháp luật (trừ trường hợp được Tòa án chỉ định nếu cha/mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự). Do đó, con cái chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ với danh nghĩa là con. Nếu có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Pháp luật không quy định mỗi người con phải đóng góp ngang nhau hay theo tỷ lệ như thế nào và mức độ chăm sóc ra sao. Điều này dẫn đến khó khăn trên thực tế, tồn tại dưới hai dạng hành vi: (i) Các con đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và kết quả là cha mẹ không có ai chăm sóc, phụng dưỡng khi tuổi già, (ii) người trực tiếp phụng dưỡng cha mẹ ngăn cản không cho những anh chị em khác chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Trên thực tế, sự vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khá phổ biến. Song, pháp luật lại không có quy chuẩn nào để định danh hành vi vi phạm, nếu như có hành vi bạo hành hoặc bỏ mặc thì các chế tài hành chính hay hình sự đã có sự

31

điều chỉnh15, song, nếu trong các trường hợp khác, đặc biệt để đánh giá về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản của cha mẹ và con cái, nội dung này vẫn còn nhiều điểm bất cập. Xét bản án số 105/2019/DS-PT ngày 10/4/2019 của TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh về tranh chấp đòi QSDĐ, đòi nhà ở và yêu cầu hủy giấy chứng nhận QSDĐ. Theo đó, do già yếu không tiện giao dịch khi cần thiết, năm 2004, vợ chồng cụ H thống nhất tặng cho con dâu là bà Nguyễn Thị Kim P diện tích đất trên kèm theo điều kiện không được chuyển nhượng, cầm cố và phải phụng dưỡng chăm sóc vợ chồng cụ H cũng như thờ cúng ông bà.

Năm 2005, bà P được Ủy ban nhân dân huyện G cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Sau đó, bà P không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng vợ chồng cụ H, còn tự ý chuyển nhượng một phần diện tích đất cho ông Cao Văn T3, bà Lê Thị K, ông Đỗ Cao V và ông Đỗ Cao T4. Căn cứ đều chứng minh là bà P không chăm sóc, phụng dưỡng cụ H đầy đủ, cụ H thường qua nhà hàng xóm để xin cơm ăn, nhân chứng đều xác nhận. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm lại cho rằng, cấp sơ thẩm chưa đủ cơ sở để xác định bà P vi phạm cam kết thỏa thuận là chăm sóc, phụng dưỡng cụ H. Vậy, việc không thường xuyên chăm sóc cụ H, để cụ H phải sang nhà hàng xóm xin ăn không bị xem là vi phạm nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ. Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng, đây không thể là cơ sở để làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng tặng cho.

Một đánh giá về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của vụ việc khác, xét bản án số 25/2020/DS-PT ngày 24/9/2020 về kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất và tranh chấp thừa kế QSDĐ của TAND tỉnh Sơn La. Theo đó, Ông Vũ Đức T và bà Nguyễn Thị B được cụ S1, cụ C đã tặng cho ông bà thửa đất này từ năm 1994 với điều kiện ông bà phải thực hiện các nghĩa vụ gồm: Trả nợ ngân hàng; nộp thuế đất hàng năm; chăm sóc và phụng dưỡng cụ S1, cụ C và chia cho bà Vũ Thị H4 01 thửa đất. Việc tặng cho được thực hiện bằng lời nói và ông bà đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo yêu cầu của cụ S1, cụ C. Về việc chăm sóc, phụng dưỡng cụ S1, cụ C, Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: Các anh chị em trong gia đình ông T đều thừa nhận ông T, bà B về ở cùng với cụ S1, cụ C từ năm 1994. Trong thời gian ở cùng cụ S1, cụ C thì ông T,

15 Xem thêm: Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 2017.

32

bà B đã thuê xe chở đất để tôn tạo đất và làm nhà cho cụ S1, cụ C ở. Mặc dù ông T, bà B vào miền Nam làm ăn từ năm 2003 đến năm 2016, trong thời gian này, ông T, bà B vẫn gửi tiền về để bà H4 chăm sóc, phụng dưỡng cụ C và tiếp tục đổ đất để tôn tạo đất. Lời khai của bà H4 tại cấp sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm đều thừa nhận việc này. Sau khi cụ S1, cụ C chết thì ông T bà B là người đã lo toàn bộ chi phí mai táng, đến năm 2016 thì lo toàn bộ chi phí bốc mộ đưa cụ S1, cụ C về quê để chôn cất. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông T cho rằng tổng số tiền mà gia đình ông đã chi phí là khoảng 200.000.000đ. Mặc dù người đại diện theo ủy quyền của ông M, bà T2 và bà H4 cho rằng không biết số tiền ông T, bà B đã chi phí mai táng và bốc mộ cụ S1, cụ C để đưa về quê chôn cất là bao nhiêu nhưng xác nhận các ông bà chỉ đóng góp công sức, không đóng góp vật chất, tiền của cho ông T, bà B. Từ những căn cứ nêu trên, HĐXX phúc thẩm xét thấy có đủ cơ sở xác định ông T, bà B đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo đúng yêu cầu của cụ S1 và cụ C.

Từ hai vụ việc trên, nhận thấy, nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là nghĩa vụ bắt buộc đối với con cái, dù là con ruột, con nuôi hay con dâu, con rể. Bởi điều này xuất phát từ đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc. Thế nhưng, dường như pháp luật HN&GĐ hiện hành chưa có sự quan tâm sâu sắc về vấn đề này. Do đó, trên thực tế, cha, mẹ phải thực hiện các điều kiện chăm sóc, phụng dưỡng mình để ràng buộc con cái trong việc hưởng các tài sản nhất định như các vụ án nêu trên.

Tác giả cho rằng, nghĩa vụ này là của tất cả những người con và cần được khẳng định là một nội dung bắt buộc, chứ không phải chỉ trong trường hợp “đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật”. Sự nhấn mạnh của pháp luật đặt ra yêu cầu là con cái cần phải quan tâm, chăm sóc chu đáo khi cha mẹ già yếu, ốm đau, khuyết tật chứ không đồng nghĩa với việc cha mẹ khỏe mạnh thì con cái không cần phụng dưỡng. Do đó, để rõ hơn, cần có sự khẳng định “trong mọi trường hợp” đối với quyền và nghĩa vụ nêu trên.

Vấn đề được đặt ra từ hai vụ việc trên đó là đánh giá như thế nào về sự vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng, biểu hiện của hành vi đó ra sao, bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ là điều kiện của các hợp đồng tặng cho tài sản hay di chúc. Bản án số 105/2019/DS-PT nêu trên nhận thấy việc không thường xuyên chăm sóc cha mẹ, để mặc cha mẹ xin cơm từ hàng xóm mà không vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng, Tác giả cho rằng, điều này là chưa thuyết phục. Tòa án cần làm rõ hành vi của bà P là cố ý hay không, nếu bà P cố ý để

33

mặc cho mẹ phải tự mình xin ăn, không quan tâm đến mẹ cả về kinh tế lẫn tinh thần thì có thể xem xét đây là hành vi vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, ngược lại, nếu vì lý do phải lao động ở xa, nhưng bà P vẫn gửi tiền để mẹ có thể trang trải cuộc sống, có thăm nom, quan tâm đến mẹ thì nghĩa vụ này có thể được xem là đáp ứng. Bởi, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình mà khái niệm chăm sóc, phụng dưỡng có thể thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau.

Mặt khác, vấn đề này được điều chỉnh không chỉ bởi các quy phạm pháp luật mà còn bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật chỉ nên ghi nhận nội dung cơ bản nhất đó là ở thái độ, ý chí của người con, họ đã cố gắng hết sức để thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc các điều kiện khách quan khác mà sự toàn vẹn không được đảm bảo. Chẳng hạn như bản án số 25/2020/DS-PT ngày 24/9/2020 nêu trên, mặc dù ông T bà B vào miền nam làm ăn từ năm 2003 đến 2016 nhưng ông bà cũng đã gửi tiền thường xuyên về để chăm sóc cho cụ S1 và cụ C. Thậm chí, ông T và bà B còn xây dựng, sửa chữa lại nơi ở cho ông bà, tự mình đứng ra để lo an táng cho cha mẹ. Các hành động này thể hiện sự nỗ lực của ông T và bà B trong việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, vì điều kiện kinh tế nên ông bà phải sống xa gia đình, song sự quan tâm và tận tâm thể hiện qua các hành vi khác và được Tòa án đánh giá một cách hợp lý để xác định ông T và bà B đã hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ của ông bà.

Từ những cơ sở trên, tác giả kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cần có sự hướng dẫn nội dung này. Dự thảo nên bổ sung quy định, theo đó, xác định nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là bắt buộc đối với tất cả những người con, đồng thời, Nghị quyết cũng cần hướng dẫn để đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này của con cái để tạo cơ sở pháp lý và đảm bảo áp dụng thống nhất trên thực tế. Theo đó, nếu có cơ sở chứng minh con không thực hiện các hành vi nhất định thể hiện sự cố gắng trong việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ thì được xem là không hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.

Bên cạnh đó, nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ cần được khẳng định là nghĩa vụ của con cái, không phân biệt chỉ khi cha mẹ có ốm đau, già yếu. Bởi, xét về mặt đạo đức và truyền thống, con cái khi lớn lên thì phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ của mình. Nếu đợi đến khi “chứng minh” được cha mẹ già yếu, ốm đau, không có thu nhập thì vô hình chung đã làm cho bản chất của quy định này phần nào bị ảnh hưởng, cũng như giá trị đạo đức không thể đảm bảo. Đương nhiên,

34

đây là quyền và nghĩa vụ, không thể bắt buộc trong mọi trường hợp. Cụ thể, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ trong mọi trường hợp, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật”.

Trong trường hợp có nhiều con, việc phân chia các quyền và nghĩa vụ cũng cần thiết phải ghi nhận rõ để tránh các tranh chấp, hoặc việc đùn đẩy trách nhiệm, hay áp dụng “lý thuyết” bất hợp lý rằng ai được hưởng nhiều tài sản hơn thì phải phụng dưỡng nhiều hơn. Cụ thể, khoản 2 Điều 72 cần bổ sung quy định, “Trong trường hợp có nhiều con thì các con đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, trừ trường hợp các con có thỏa thuận khác”.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)