Khó khăn của ngành cá

Một phần của tài liệu Thesis2015 (Trang 62)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

4.2.2 Khó khăn của ngành cá

Bên cạnh những diễn biến có chiều hướng thuận lợi thì ngành cá có gặp phải những khó khăn như:

Trong sản xuất và tiêu thụ

Khó tiếp cận vốn: Các thành phần hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành hàng cá tra rất khó khăn về vốn sản xuất nhưng không dễ tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi vì không còn tài sản thế chấp do hợp đồng vay trước chưa đáo hạn. Các cơ sở nuôi cá tra rất khó khăn về vốn sản xuất nhưng số đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quyết định 540/QĐ-TTg ngày 14/0/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng cho người nuôi cá tra là rất ít vì không đủ điều kiện khoanh nợ, giãn nợ.

Chi phí sản xuất tăng: Các yếu tố đầu vào còn nhiều bất cập như: thức ăn, thuốc, hoá chất, nhiên liệu,…luôn tăng dẫn đến giá thành sản xuất tăng, trong khi đó giá bán cá tra nguyên liệu không tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người nuôi. Yêu cầu của các nước nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ nuôi trồng thuỷ sản, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc ngày càng cao. Người nuôi phải chịu chi phí khá lớn trong việc xây dựng cơ sở nuôi khi áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế như: Global GAP, ASC, GAA,…

Tiêu thụ bất ổn: Giá bán cá tra nguyên liệu không ổn định, luôn ở mức thấp, người nuôi cá tra thâm canh lỗ nặng, gây khó khăn trong hoạt động sản

xuất. Liên kết các thành phẩm trong chuỗi sản xuất còn lỏng lẻo, lợi ích các bên không hài hoà.

Chất lượng con giống khó kiểm soát: chất lượng khó kiểm soát ảnh hưởng rất lớn hiệu quả sản xuất của người nuôi. Bên cạnh đó, thời tiết bất thường, nắng nóng kéo dài làm cho cá nuôi dễ bị bệnh và ngày càng càng phổ biến, đặc biệt là giai đoạn rất khó điều trị.

Trong xuất khẩu

Một số thương nhân chuyên doanh mặt hàng cá tra khẳng định: Sản phẩm cá tra vẫn được khách hàng ưa chuộng nhờ ưu thế vị ngon, dễ chế biến và giá cả phù hợp. Thế nhưng trở ngại, thách thức luôn phải đối diện là việc áp thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ dai dẳng trong 20 năm qua cùng với các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật bằng các qui định tiêu chuẩn khắc khe ở một số nước. Trong khi đó sản phẩm cá tra còn phải cạnh tranh với một số mặt hàng thủy sản (cá cùng loại có tính thay thế khác) cộng thêm tác động bất lợi là tình hình biến động tỉ giá đồng euro và USD tại thị trường nhập khẩu các nước EU và Mỹ khiến cá tra XK giảm.

Việc mở rộng XK ở các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, …gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế tăng trưởng chậm và bị khống chế bởi các rào cản kỹ thuật, thuế chống bán phá giá,… áp đặt ngày càng khắc khe. Cụ thể, kết quả cuối cùng POR9 của Hoa Kỳ vào tháng 03 năm 2014, trong kết quả này chỉ có 1 (một) doanh nghiệp hưởng thuế suất bằng 0. Tác động từ POR của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng một phần đến giá cá nguyên liệu, sau mỗi lần công bố kết quả cuối cùng POR vào cuối tháng 3 hàng năm thì sau đó khoảng 1 đến 2 tháng (vào tháng 5 và 6) thì giá có xu hướng giảm xuống (diễn biến này có sự lập lại từ năm 2011 đến 2014). Ngoài ra, ngày 30/02/2014, FSIS đã ký bản ghi nhớ với FDA về việc xem xét và thanh tra các loài cá và sản phẩm từ cá thuộc bộ Siluriformes được thực hiện theo yêu cầu của Luật Nông nghiệp 2014, càng khắt khe hơn cho các doanh nghiệp XK sản phẩm cá tra vào Hoa Kỳ.

Giá XK không tăng và có xu hướng giảm do bị khách hàng nhập khẩu ép giá và doanh nghiệp trong ngành phá giá từ sau khi diễn ra Hội chợ Boston ở Hoa Kỳ (16/3/2014), Brussels ở Bỉ (06/05/2014), một số doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh không lành mạnh, phá giá bán sản phẩm, khi đó trở lại giá thu mua cá tra nguyên liệu nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và hiện trạng là giá cá có xu hướng giảm thấp xảy ra vào tháng 5, 6, 7 trong nhiều năm nay.

Theo Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp cho biết, do ảnh hưởng tình hình biển Đông diễn ra trong vài tháng gần đây, đây là một sự kiện nóng không chỉ

ở khu vực mà còn cả trên cả thế giới. Không chỉ ảnh hưởng lớn đối với ngành (chiếm khoảng 6% giá trị XK), mà còn tác động một phần nào đến các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam khác trên thế giới, làm cho các doanh nghiệp càng thêm khó khăn.

Khó khăn kéo dài từ các năm qua nên đã làm cho một số doanh nghiệp đến nay gần như cạn kiệt, thiếu vốn hoạt động, có mang nợ xấu nên khó tiếp cận được nguồn vốn tính dụng để hoạt động sản xuất (một số doanh nghiệp còn giữ được tăng trưởng, một số sụt giảm sản lượng, sản xuất cầm chừng,…). Đối với tình hình sử dụng nợ của doanh nghiệp, thống kê 10 doanh nghiệp XK cá tra vào thời điểm Quý III/2014, tổng nợ gần 16.335 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm gần 98%, còn lại là nợ dài hạn. Các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng số nợ, cao nhất 99,8% và thấp nhất là 88%18. Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, lãi suất cao trong thời gian qua kết hợp với việc sản xuất không hiệu quả đã làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn trong sản xuất kinh doanh.

18

CHƯƠNG 5

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI BỊ ÁP THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ

GIÁ

5.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TRƯỚC VỤ KIỆN (1995-2002)

5.1.1 Nuôi trồng và chế biến cá da trơn đông lạnh và xuất khẩu sang Hoa Kỳ sang Hoa Kỳ

Hầu hết cá tra sau khi nuôi được chế biến dưới dạng đông lạnh trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các tỉnh nuôi cá tra ở ĐBSCL đều có doanh nghiệp chế biến thủy sản gắn với các làng bè nuôi cá. Đứng trước sự cạnh tranh trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản đều nhập dây chuyền thiết bị đông lạnh từ nước ngoài và áp dụng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của HACCP.

Trong hoạt động chế biến cá tra philê đông lạnh, cá tra tươi là nguyên liệu quan trọng nhất. Tính trung bình, phần thịt nạc được lọc ra thành philê chiếm khoảng 30-40% trọng lượng cá nguyên liệu. Cụ thể, 3,2 kg cá tra hay 3,9 kg cá basa nguyên liệu sau khi qua chế biến sẽ cho 1 kg cá philê19. Phụ phẩm cá thừa ra sau khi cắt philê (như đầu, đuôi, da, ruột) được sử dụng để chế biến bột và mỡ cá, giúp doanh nghiệp thu hồi lại một phần chi phí. Ngoài cá nguyên liệu (chiếm 82% giá ròng sản phẩm bán ra), các chi phí lớn khác trong chế biến đông lạnh là lao động cắt philê, điện làm đá, chạy máy và kho lạnh, nước rửa cá, hóa chất và bao bì.

5.1.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trước vụ kiện (1996-2002)

Việt Nam bắt đầu XK cá tra sang Hoa Kỳ từ năm 1996 sau khi cấm vận kinh tế được bãi bỏ. Cá XK vào thị trường Hoa Kỳ là sản phẩm philê đông lạnh. Sau những năm đầu không tiêu thụ được nhiều, sản lượng cá da trơn dạng philê không xương đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng mạnh từ năm 2000. Đến cuối năm 2002, sản lượng cá philê đông lạnh XK đã tăng lên gần 21.000 tấn, gấp hơn 20 lần sản lượng XK năm 1998. Giá FOB XK dao động trong khoảng 1,2-1,5 USD/pound hay 40.000-50.000đ/kg (thời theo tỷ giá năm 2000).

19Nhận thấy được tính hiệu quả trong chế biến nên cá tra dần được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng để chế biến philê từ năm 2006 (theo Ký sự cá tra - TH Đồng Tháp, 2009).

Nguồn: Dữ liệu trên internet của Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ Dataweb

Hình 5.1 Sản lượng xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1996-2002

Một thuận lợi là sản phẩm cá da trơn philê đông lạnh của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chỉ phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu rất thấp. Hoa Kỳ áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với sản phẩm cá da trơn philê đông lạnh nhập khẩu từ các nước mà Hoa Kỳ có quan hệ thương mại bình thường, nhưng áp thuế 4,4 xen/kg đối với cá philê đông lạnh nhập khẩu từ các nước không có quan hệ thương mại bình thường. Như vậy, cho đến thời điểm trước khi Hiệp định Thương mại Song phương có hiệu lực (tháng 12 năm 2001), cá tra philê đông lạnh của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chỉ phải chịu thuế suất khoảng 1,3% giá trị sản phẩm (suy ra từ mức thuế đơn vị 4,4 cent/kg và giá nhập khẩu trung bình 3,5 USD/kg20).

Còn từ tháng 12 năm 2001 đến trước thời điểm bị áp thuế, sản phẩm cá tra philê đông lạnh của Việt Nam không còn chịu thuế khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Tại thời điểm đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm 40% tổng kim ngạch xuất cá tra philê đông lạnh. Các thị trường nước ngoài quan trọng khác là EU, Australia và châu Á.

Bảng 5.1: Giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1996- 2002.

Năm Giá Trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%)

1996 544.880 - 1997 1.369.428 200 1998 4.295.350 214 1999 13.370.882 211 2000 29.667.246 122 2001 38.286.449 29 2002 62.777.855 64

Nguồn: Dữ liệu trên internet của Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ Dataweb

Phần lớn sản lượng cá tra philê đông lạnh được XK. An Giang, tỉnh chủ lực sản xuất cá tra là nơi tập trung những doanh nghiệp chế biến và XK thủy sản lớn như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Afiex) và Công ty TNHH Nam Việt. Các doanh nghiệp lớn ở các địa phương khác gồm Công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), Công ty Cataco (Cần Thơ) và Công ty Cafatex (Cần Thơ). Các doanh nghiệp này chiếm tới 95% kim ngạch XK cá philê đông lạnh của Việt Nam tại thời điểm năm 2000.

Nguồn: Agifish, “Bản cáo bạch”, 2002

Hình 5.2 Tỷ trọng về giá trị xuất khẩu của một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ năm 2000.

Phần lớn sản lượng cá da trơn philê đông lạnh được XK từ An Giang - tỉnh chủ lực sản xuất cá tra là nơi tập trung những doanh nghiệp chế biến và XK thủy sản lớn như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Afiex) và Công ty TNHH Nam Việt.

Các doanh nghiệp lớn ở các địa phương khác gồm Công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), Công ty Cataco (Cần Thơ) và Công ty Cafatex (Cần Thơ). Các doanh nghiệp tại thời điểm đó chiếm tới 95% kim ngạch XK cá philê đông lạnh của Việt Nam với thị phần của từng doanh nghiệp.

5.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM SAU VỤ KIỆN (2003-2014)

5.2.1 Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Mặc dù bị áp đặt với mức thuế khá cao nhưng sản lượng XK cá da trơn sang Hoa Kỳ không hề giảm. Có thể nói, trong nhiều năm sau đó, cá da trơn liên tiếp là một trong những mặt hàng XK chủ lực của thủy sản Việt Nam, góp phần vào sự tăng trưởng của XK thủy sản nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Trong suốt 7 tháng đầu năm 2003 AFIEX và AGIMEX đã đạt được doanh thu hơn 1,5 triệu USD ở thị trường trong nước, sản phẩm cá tra của AGIFIEX chiếm hơn 90%, nhanh chóng bao phủ cả thị trường trong và ngoài nước sau vụ kiện. Sản lượng XK năm 2002-2003 tương ứng 30 và 26 triệu USD, nhưng giá trị XK năm 2004 đạt tới con số 46 triệu USD với sản lượng 15000 tấn.

Hoa Kỳ là nước có giá trị nhập khẩu hàng philê đông lạnh lớn nhất từ Việt Nam, năm 2011 đạt kim ngạch tới 331,6 triệu USD, tăng trưởng tới 87,8% so với năm 201021, thị phần tăng từ 12% lên 18%, tới năm 2014 đạt 336,80 triệu USD ứng với 19,05% trên tổng kim ngạch cá tra xuất khẩu. Thị trường Hoa Kỳ vẫn đứng thứ hai thế giới của Việt Nam.

Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu của VASEP

Hình 5.3 Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ 2006- 2014

Hoa Kỳ là thị trường rất khó tính, đòi hỏi và đặt ra nhiều tiêu chuẩn đối với mặt hàng cá tra nhập khẩu vào. Bên cạnh đó còn có những rào cản thương mại đối với cá tra Việt Nam gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp XK loại thủy sản này.

Sự bùng nổ của ngành cá tra diễn ra từ cuối năm 2005, cũng từ đó giá tất cả các sản phẩm đầu vào cho ngành cá hầu như đều tăng giá, chỉ có giá cá XK là không tăng, mà còn giảm rất sâu. Giá cá XK trung bình từ năm 2009 chỉ còn bằng 60% so năm 2000. Diện tích mặt nước nuôi cá tra vùng ĐBSCL có xu hướng giảm dần, từ 6.022 ha năm 2009 còn 5.911 ha năm 2012. Năm 2009 do phát triển “nóng”, diện tích nuôi cá đạt cao nhất là 6.022 ha, sau đó liên tục giảm dần đến năm 2011 còn 5.427 ha. Mãi cho đến năm 2012, thị trường XK khôi phục, giá thu mua nguyên liệu tăng trở lại làm tăng diện tích nuôi đạt 5.911 ha.

Trước tình hình đó, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ giai đoạn này cũng bị kéo theo. Sản lượng tăng nhưng ngoại tệ mang về không nhiều, năm 2006 kim ngạch chỉ đạt 72,85 triệu USD, và giảm nhẹ năm 2007 với 67,60 triệu USD và tiếp tục tăng nhưng không mạnh đến năm 2010 cơ cấu thị trường đạt 12,37% ứng với số ngoại tệ mang về là 176,63 triệu USD cho toàn ngành cá tra tại thị trường này.

Hoa Kỳ đã có lúc nâng mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam lên rất cao (có lúc lên đến 2USD/Kg). Nhưng sau khi Việt Nam kiện Hoa Kỳ về việc áp dụng thuế chống bán phá giá thì đến cuối quý I và đầu quý II năm 2011, Hoa Kỳ đã giảm mức thuế chống bán phá giá xuống còn 0 – 0.2%. Và kim ngạch XK tăng đáng kể qua các năm. Năm 2011, sản lượng cá thu hoạch gần 1,2 triệu tấn. Trong đó, XK đạt hơn 600.000 tấn với kim ngạch XK đạt hơn 1,8 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2010; duy trì vị trí số 2 sau mặt hàng tôm (39,1%). Sản phẩm cá tra XK vẫn chủ yếu là hàng cá philê đông lạnh, với giá trị XK đạt 1,79 tỷ USD, chiếm tới 99% tổng kim ngạch XK cá tra của cả nước.

Năm 2012, XK từ Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, với kim ngạch đạt 46,6 triệu USD, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng tháng 2 đạt 26,3 triệu USD, tăng 138,4% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng so với 20,3 triệu USD của tháng 1/2012.Theo Tổng cục Thủy sản, trong năm 2012, ngành thủy sản phấn đấu nâng diện tích nuôi cá tra, cá tra lên khoảng 6.000 ha, nâng sản lượng từ lên 1,5 triệu tấn và đạt kim ngạch XK 1,76 tỷ USD.

Đến năm 2013 con số này vẫn tiếp tục tăng lên với kim ngạch đạt 380,76 triệu USD và cơ cấu thị trường chiếm 21,62% - đạt ngưỡng cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân của việc tăng trưởng này là do:

Dựa vào tiến bộ của khoa học công nghệ và ứng dụng quy trình sản xuất hiện đại vào canh tác, kết hợp với sự quản lí nghiêm khắc môi trường của chính quyền địa phương. Người nông dân hiện tại đã giảm được tình trạng hao hụt trong sản xuất. Tình trạng cá tra chết trong ao giảm xuống còn 10% đến 20%22. Đây là một cơ hội tốt cho người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long giảm giá thành sản phẩm, trong khi nguyên liệu đầu vào trên đà tăng giá. Nền

Một phần của tài liệu Thesis2015 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w