7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà
4.2 Những thuận lợi và khó khăn của ngành cá tra
4.2.1 Những thuận lợi
So với năm 2013 diễn biến giá thu mua cá tra nguyên liệu tương đối ổn định và theo hướng có lợi cho người nuôi; đây như tín hiệu tốt để người nuôi cá tra được yên tâm sản xuất.
Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK cá tra được ban hành và có hiệu lực từ ngày 20/06/2014 góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc của ngành cá như: cân đối cung cầu, quản lý chất lượng trong chuỗi sản phẩm và tăng mối liên kết trong chuỗi giá trị.
Thực hiện Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã có quyết định 3885/QĐ-BNN-TCTS ngày 11/09/2014 về phê
duyệt quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020. Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể nuôi, chế biến cá tra được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, lập, phê quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tại địa phương. Tổ chức nuôi cá tra theo quy hoạch với quy mô lớn tập trung, có sự chuyển dịch theo hướng an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm cá tra trên thị trường quốc tế.
Quy định về điều kiện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm: Từ ngày 12/09/2014, thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT có hiệu lực, các cơ quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản địa phương đã tiến hành cấp mà số nhận diện cơ sở nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm bao gồm đăng ký diện tích và sản lượng. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy của pháp luật Việt Nam. Diện tích nuôi cá tra đa công nghiệp theo hướng hiện đại. Các cơ sở nuôi cá tra đã từng bước áp dụng các quy trình, tiêu chuẩn nuôi thuỷ sản an toàn như Viet GAP, Global GAP, ASC,…
Quy định về điều kiện cơ sở chế biến ca tra: Cơ sở chế biến cá tra cũng phải đảm bảo các điều kiện quy định trong nghị định như: nằm trong vùng quy hoạch, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về chế biến thực phẩm thuỷ sản, thực hiện các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản, bảo đảm chất lượng đã công bố đối với sản phẩm cá tra xuất xưởng; tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cá tra đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.
Hiệp hội Cá tra Việt Nam đang dần phát huy vai trò là cầu nối liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra và được sự ủng hộ mạnh của địa phương, các Bộ Ngành Trung ương. Hiệp hội cá Việt Nam đang dần phát huy vai trò là cầu nối liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra và được sự ủng hộ mạnh của địa phương, các Bộ, Ngành Trung ương. Hiệp hội cá tra Việt Nam sẵn sàng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất để thực hiện các công việc theo Nghị định 36 để hỗ trợ tái cấu trúc ngành hàng.
Doanh nghiệp đã mạnh dạn và năng động đa dạng hoá thị trường để tăng sản lượng và kim ngạch XK. Các liên kết trong ngành giữa hộ nuôi và doanh nghiệp đang được điều chỉnh theo hướng đảm bảo các tiêu chuẩn XK mới có
thể tồn tại lâu dài do doanh nghiệp đã chủ động được phần lớn nguyên liệu. Do vậy các nổ lực hoàn thiện năng lực từ phía nông hộ nuôi trồng là cần thiết.
Chính sách về tín dụng cho hộ nuôi được ban hành, từng bước tháo gở khó khăn về vốn sản xuất cho hộ nuôi. Bên cạnh đó, việc thí điểm cho vay theo liên kết chuỗi cũng được tiến hành tạo điều kiện thuận lợi hơn về sản xuất chuỗi ngành. Hộ nuôi được cho vay vốn nuôi cá tra với thời gian dài hơn trước về lãi suất thấp hơn trước.
Trong năm 2014, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các Bộ ngoại giao, Công thương và các tổ chức khác trong xúc tiến thương mại, đấu tranh để tháo dỡ các rào cản trong thương mại, rào cản kỹ thuật (cử đoàn công tác đi Hoa Kỳ và Nga do lãnh đạo Bộ dẫn đầu và tham gia hội chợ thương mại Boston, Brussels,…).
Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đón tiếp các phái đoàn thanh tra của Nga, Braxin,…, xây dựng phóng sự tuyên truyền trên đài truyền hình quốc gia Úc.
4.2.2 Khó khăn của ngành cá
Bên cạnh những diễn biến có chiều hướng thuận lợi thì ngành cá có gặp phải những khó khăn như:
Trong sản xuất và tiêu thụ
Khó tiếp cận vốn: Các thành phần hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành hàng cá tra rất khó khăn về vốn sản xuất nhưng không dễ tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi vì không còn tài sản thế chấp do hợp đồng vay trước chưa đáo hạn. Các cơ sở nuôi cá tra rất khó khăn về vốn sản xuất nhưng số đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quyết định 540/QĐ-TTg ngày 14/0/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng cho người nuôi cá tra là rất ít vì không đủ điều kiện khoanh nợ, giãn nợ.
Chi phí sản xuất tăng: Các yếu tố đầu vào còn nhiều bất cập như: thức ăn, thuốc, hoá chất, nhiên liệu,…luôn tăng dẫn đến giá thành sản xuất tăng, trong khi đó giá bán cá tra nguyên liệu không tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người nuôi. Yêu cầu của các nước nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ nuôi trồng thuỷ sản, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc ngày càng cao. Người nuôi phải chịu chi phí khá lớn trong việc xây dựng cơ sở nuôi khi áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế như: Global GAP, ASC, GAA,…
Tiêu thụ bất ổn: Giá bán cá tra nguyên liệu không ổn định, luôn ở mức thấp, người nuôi cá tra thâm canh lỗ nặng, gây khó khăn trong hoạt động sản
xuất. Liên kết các thành phẩm trong chuỗi sản xuất còn lỏng lẻo, lợi ích các bên không hài hoà.
Chất lượng con giống khó kiểm soát: chất lượng khó kiểm soát ảnh hưởng rất lớn hiệu quả sản xuất của người nuôi. Bên cạnh đó, thời tiết bất thường, nắng nóng kéo dài làm cho cá nuôi dễ bị bệnh và ngày càng càng phổ biến, đặc biệt là giai đoạn rất khó điều trị.
Trong xuất khẩu
Một số thương nhân chuyên doanh mặt hàng cá tra khẳng định: Sản phẩm cá tra vẫn được khách hàng ưa chuộng nhờ ưu thế vị ngon, dễ chế biến và giá cả phù hợp. Thế nhưng trở ngại, thách thức luôn phải đối diện là việc áp thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ dai dẳng trong 20 năm qua cùng với các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật bằng các qui định tiêu chuẩn khắc khe ở một số nước. Trong khi đó sản phẩm cá tra còn phải cạnh tranh với một số mặt hàng thủy sản (cá cùng loại có tính thay thế khác) cộng thêm tác động bất lợi là tình hình biến động tỉ giá đồng euro và USD tại thị trường nhập khẩu các nước EU và Mỹ khiến cá tra XK giảm.
Việc mở rộng XK ở các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, …gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế tăng trưởng chậm và bị khống chế bởi các rào cản kỹ thuật, thuế chống bán phá giá,… áp đặt ngày càng khắc khe. Cụ thể, kết quả cuối cùng POR9 của Hoa Kỳ vào tháng 03 năm 2014, trong kết quả này chỉ có 1 (một) doanh nghiệp hưởng thuế suất bằng 0. Tác động từ POR của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng một phần đến giá cá nguyên liệu, sau mỗi lần công bố kết quả cuối cùng POR vào cuối tháng 3 hàng năm thì sau đó khoảng 1 đến 2 tháng (vào tháng 5 và 6) thì giá có xu hướng giảm xuống (diễn biến này có sự lập lại từ năm 2011 đến 2014). Ngoài ra, ngày 30/02/2014, FSIS đã ký bản ghi nhớ với FDA về việc xem xét và thanh tra các loài cá và sản phẩm từ cá thuộc bộ Siluriformes được thực hiện theo yêu cầu của Luật Nông nghiệp 2014, càng khắt khe hơn cho các doanh nghiệp XK sản phẩm cá tra vào Hoa Kỳ.
Giá XK không tăng và có xu hướng giảm do bị khách hàng nhập khẩu ép giá và doanh nghiệp trong ngành phá giá từ sau khi diễn ra Hội chợ Boston ở Hoa Kỳ (16/3/2014), Brussels ở Bỉ (06/05/2014), một số doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh không lành mạnh, phá giá bán sản phẩm, khi đó trở lại giá thu mua cá tra nguyên liệu nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và hiện trạng là giá cá có xu hướng giảm thấp xảy ra vào tháng 5, 6, 7 trong nhiều năm nay.
Theo Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp cho biết, do ảnh hưởng tình hình biển Đông diễn ra trong vài tháng gần đây, đây là một sự kiện nóng không chỉ
ở khu vực mà còn cả trên cả thế giới. Không chỉ ảnh hưởng lớn đối với ngành (chiếm khoảng 6% giá trị XK), mà còn tác động một phần nào đến các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam khác trên thế giới, làm cho các doanh nghiệp càng thêm khó khăn.
Khó khăn kéo dài từ các năm qua nên đã làm cho một số doanh nghiệp đến nay gần như cạn kiệt, thiếu vốn hoạt động, có mang nợ xấu nên khó tiếp cận được nguồn vốn tính dụng để hoạt động sản xuất (một số doanh nghiệp còn giữ được tăng trưởng, một số sụt giảm sản lượng, sản xuất cầm chừng,…). Đối với tình hình sử dụng nợ của doanh nghiệp, thống kê 10 doanh nghiệp XK cá tra vào thời điểm Quý III/2014, tổng nợ gần 16.335 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm gần 98%, còn lại là nợ dài hạn. Các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng số nợ, cao nhất 99,8% và thấp nhất là 88%18. Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, lãi suất cao trong thời gian qua kết hợp với việc sản xuất không hiệu quả đã làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn trong sản xuất kinh doanh.
18
CHƯƠNG 5
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI BỊ ÁP THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ
5.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TRƯỚC VỤ KIỆN (1995-2002)
5.1.1 Nuôi trồng và chế biến cá da trơn đông lạnh và xuất khẩu sang Hoa Kỳ sang Hoa Kỳ
Hầu hết cá tra sau khi nuôi được chế biến dưới dạng đông lạnh trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các tỉnh nuôi cá tra ở ĐBSCL đều có doanh nghiệp chế biến thủy sản gắn với các làng bè nuôi cá. Đứng trước sự cạnh tranh trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản đều nhập dây chuyền thiết bị đông lạnh từ nước ngoài và áp dụng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của HACCP.
Trong hoạt động chế biến cá tra philê đông lạnh, cá tra tươi là nguyên liệu quan trọng nhất. Tính trung bình, phần thịt nạc được lọc ra thành philê chiếm khoảng 30-40% trọng lượng cá nguyên liệu. Cụ thể, 3,2 kg cá tra hay 3,9 kg cá basa nguyên liệu sau khi qua chế biến sẽ cho 1 kg cá philê19. Phụ phẩm cá thừa ra sau khi cắt philê (như đầu, đuôi, da, ruột) được sử dụng để chế biến bột và mỡ cá, giúp doanh nghiệp thu hồi lại một phần chi phí. Ngoài cá nguyên liệu (chiếm 82% giá ròng sản phẩm bán ra), các chi phí lớn khác trong chế biến đông lạnh là lao động cắt philê, điện làm đá, chạy máy và kho lạnh, nước rửa cá, hóa chất và bao bì.
5.1.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trước vụ kiện (1996-2002)
Việt Nam bắt đầu XK cá tra sang Hoa Kỳ từ năm 1996 sau khi cấm vận kinh tế được bãi bỏ. Cá XK vào thị trường Hoa Kỳ là sản phẩm philê đông lạnh. Sau những năm đầu không tiêu thụ được nhiều, sản lượng cá da trơn dạng philê không xương đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng mạnh từ năm 2000. Đến cuối năm 2002, sản lượng cá philê đông lạnh XK đã tăng lên gần 21.000 tấn, gấp hơn 20 lần sản lượng XK năm 1998. Giá FOB XK dao động trong khoảng 1,2-1,5 USD/pound hay 40.000-50.000đ/kg (thời theo tỷ giá năm 2000).
19Nhận thấy được tính hiệu quả trong chế biến nên cá tra dần được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng để chế biến philê từ năm 2006 (theo Ký sự cá tra - TH Đồng Tháp, 2009).
Nguồn: Dữ liệu trên internet của Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ Dataweb
Hình 5.1 Sản lượng xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1996-2002
Một thuận lợi là sản phẩm cá da trơn philê đông lạnh của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chỉ phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu rất thấp. Hoa Kỳ áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với sản phẩm cá da trơn philê đông lạnh nhập khẩu từ các nước mà Hoa Kỳ có quan hệ thương mại bình thường, nhưng áp thuế 4,4 xen/kg đối với cá philê đông lạnh nhập khẩu từ các nước không có quan hệ thương mại bình thường. Như vậy, cho đến thời điểm trước khi Hiệp định Thương mại Song phương có hiệu lực (tháng 12 năm 2001), cá tra philê đông lạnh của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chỉ phải chịu thuế suất khoảng 1,3% giá trị sản phẩm (suy ra từ mức thuế đơn vị 4,4 cent/kg và giá nhập khẩu trung bình 3,5 USD/kg20).
Còn từ tháng 12 năm 2001 đến trước thời điểm bị áp thuế, sản phẩm cá tra philê đông lạnh của Việt Nam không còn chịu thuế khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Tại thời điểm đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm 40% tổng kim ngạch xuất cá tra philê đông lạnh. Các thị trường nước ngoài quan trọng khác là EU, Australia và châu Á.
Bảng 5.1: Giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1996- 2002.
Năm Giá Trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%)
1996 544.880 - 1997 1.369.428 200 1998 4.295.350 214 1999 13.370.882 211 2000 29.667.246 122 2001 38.286.449 29 2002 62.777.855 64
Nguồn: Dữ liệu trên internet của Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ Dataweb
Phần lớn sản lượng cá tra philê đông lạnh được XK. An Giang, tỉnh chủ lực sản xuất cá tra là nơi tập trung những doanh nghiệp chế biến và XK thủy sản lớn như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Afiex) và Công ty TNHH Nam Việt. Các doanh nghiệp lớn ở các địa phương khác gồm Công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), Công ty Cataco (Cần Thơ) và Công ty Cafatex (Cần Thơ). Các doanh nghiệp này chiếm tới 95% kim ngạch XK cá philê đông lạnh của Việt Nam tại thời điểm năm 2000.
Nguồn: Agifish, “Bản cáo bạch”, 2002
Hình 5.2 Tỷ trọng về giá trị xuất khẩu của một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ năm 2000.
Phần lớn sản lượng cá da trơn philê đông lạnh được XK từ An Giang - tỉnh chủ lực sản xuất cá tra là nơi tập trung những doanh nghiệp chế biến và XK thủy sản lớn như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Afiex) và Công ty TNHH Nam Việt.
Các doanh nghiệp lớn ở các địa phương khác gồm Công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), Công ty Cataco (Cần Thơ) và Công ty Cafatex (Cần Thơ). Các doanh nghiệp tại thời điểm đó chiếm tới 95% kim ngạch XK cá philê đông lạnh của Việt Nam với thị phần của từng doanh nghiệp.
5.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM SAU VỤ KIỆN (2003-2014)
5.2.1 Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Mặc dù bị áp đặt với mức thuế khá cao nhưng sản lượng XK cá da trơn