7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được hỗ trợ từ VCCI, Hiệp hội Cá Tra Việt Nam, VASEP, Bộ Thương mại Hoa Kỳ... Thu thập từ các website, sách, báo, tạp chí khoa học, nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài. Cụ thể:
- Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI): Cung cấp tình hình nuôi trồng và sản lượng cá tra giai đoạn 2005-2013.
- Hiệp hội cá Tra Việt Nam: Tình hình xuất khẩu cá tra qua các thị trường thông qua các hội thảo tác giả tham gia hội thảo “Tái cấu trúc ngành cá
tra gắn với tái cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL10”, hội thảo “Ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin trong tái cấu trúc ngành hàng xuất khẩu cá tra11”. Sử dụng các đề xuất của các doanh nghiệp, nhận định của chuyên gia trong các hội thảo làm cơ sở phân tích, đánh giá cho các mục tiêu của nghiên cứu.
- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam: Cung cấp số liệu về giá trị, sản lượng xuất khẩu cá tra giai đoạn 2006-2014 qua các thị trường. Các nhận định lãnh đạo hiệp hội đăng trên web.
- Một số website thu thập thông tin chính:
Tiếng Việt
Chuyên trang của VCCI về bán phá giá: http://chongbanphagia.vn/ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam: http://vasep.com.vn/ Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online: http://thesaigontimes.vn/
Trang thông tin Tổng cục Thủy sản Việt Nam: http://fistenet.gov.vn/
Tiếng Anh
Journal of Economics & development: http://jed.edu.vn/
United Sates International Trade Commission: http://dataweb.usitc.gov/ United Sates department of Agriculture: http://usda.gov/
USA Globefish: http://globefish.org/
Viet Nam Pangasius: http://pangasius-vietnam.com/
- Một số sách về bán phá giá, luật của WTO, luật Hoa Kỳ và các nghiên cứu đã được tác giả đề cập trong các phần cụ thể ở nội dung luận văn và mục tài liệu tham khảo.
2.2.2 Phân tích số liệu
Đề tài được dựa vào số liệu thứ cấp đã thu thập và phân tích, nhận xét, tổng hợp, so sánh, đối chiếu số liệu.
Sử dụng phương pháp thống kê để đánh giá, phân tích tình hình nuôi trồng, XK cá tra ở một số doanh nghiệp cụ thể qua 9 năm (2006-2014).
2.2.3 Sơ lược nội dung các phương pháp phân tích
Chương 1, Chương 2 và Chương 3 sử dụng phương pháp tổng hợp, trích dẫn các tài liệu chuyên ngành có liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận. Kết
10
Tại Đồng Tháp ngày 5 tháng 2 năm 2015
hợp với nhận định của các nghiên cứu khoa học, chuyên gia trong ngành. Tác giả sử dụng lập luận của mình để tổng kết, đánh giá.
Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra ở chương 4, chương 5 căn cứ vào số liệu thu thập được từ các nguồn đã nêu. Phương pháp so sánh định lượng, phương pháp thống kê mô tả bằng biểu đồ, biểu bảng được sử dụng để phân tích. Phân tích dựa trên các bài báo được công bố, các nghiên cứu của tạp chí chuyên ngành hoặc công bố của các tổ chức, hiệp hội cá tra làm cơ sở.
Giải pháp được đưa ra dựa trên các luận điểm được phân tích trước đó. Chủ yếu tập trung tháo gỡ các khó khăn tồn đọng và tiềm ẩn rủi ro của thị trường. Nâng cao tính phòng vệ đối với các biến cố về pháp lý.
CHƯƠNG 3
VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CÁ DA TRƠN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ3.1.1 Giới thiệu về lịch sử chống bán phá giá 3.1.1 Giới thiệu về lịch sử chống bán phá giá
Căn cứ vào một số nghiên cứu của các học giả phương Tây thì các đạo luật chống lại sự bán phá giá xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XX. Mục đích của việc làm này theo họ là chống lại sự bán “phá giá bất chính”. “Bán phá giá bất chính” là quá trình xảy ra khi các công ty có thị trường trong nước được bảo hộ chống lại cạnh tranh bằng cách dùng tiền thu được từ bán hàng với giá cao trong nước để trợ giá cho hàng hóa bán ở các thị trường nước ngoài, do đó loại bỏ được sự cạnh tranh tại các thị trường đó (John Hambrey and David Blandford, 2010). Các công ty này sau đó nắm sức mạnh độc quyền và bán lại hàng hóa với giá cao. Vào năm 1904 các đạo luật chống bán phá giá đầu tiên được thông qua để không cho thép được nhập khẩu vào Canada từ Hoa Kỳ, các luật của New Zealand được ban hành sau đó vào 1905, Australia (1906) và Nam Phi (1914). Qua đó, nhà chức trách hải quan có thẩm quyền xác định việc bán phá giá có xảy ra hay không và đánh thuế để tăng giá hàng nhập khẩu tới một mức giá “thị trường” hoặc “bình thường”. Mục đích của các đạo luật đó đã nhanh chóng chuyển từ ngăn chặn các hành xử phi cạnh tranh sang hạn chế sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu để bảo hộ ngành sản xuất nội địa. Việc sử dụng luật chống bán phá giá bắt đầu tăng lên từ những năm 1960 khi việc cắt giảm thuế quan được đàm phán theo Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu Dịch (GATT) đã trở nên ngày càng quan trọng. Kể từ đó, luật chống bán phá giá đã được sử dụng rộng khắp để bảo hộ ngành sản xuất trong nước.
3.2 NHỮNG NÉT CƠ BẢN CỦA CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
Các thủ tục pháp lý về việc kiện được khởi xướng dưới hình thức một đơn khiếu nại hoặc đơn khởi kiện nộp bởi hoặc thay mặt cho một ngành công nghiệp trong nước, đưa ra bằng chứng về bán phá giá, thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước, và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại đó; Các cuộc điều tra được thực hiện bởi các cơ quan chính phủ (nhà chức trách theo thuật ngữ WTO). Việc điều tra xác định việc bán phá giá có
diễn ra hay không căn cứ vào việc giá XK có thấp hơn giá trị thị trường không (điển hình là giá của sản phẩm tương tự ở thị trường trong nước XK). Trường hợp không sử dụng được giá bán hàng ở thị trường nội địa thì giá trị bình thường có thể được căn cứ vào giá bán hàng cho các nước thứ 3 hoặc giá trị suy định bao gồm giá thành sản xuất cộng với lợi nhuận. Người ta cũng xác định xem liệu hàng XK được bán phá giá có gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất nội địa làm ra sản phẩm tương tự hay không?
Nếu sự xác định việc bán phá giá và thiệt hại đều được khẳng định thì quyết định cuối cùng là áp thuế chống bán phá giá cho các đợt nhập khẩu trong tương lai. Ở một số nước (như Hoa Kỳ), thuế được đánh giá trên cơ sở hiệu lực hồi tố – hàng nhập khẩu phải được đi kèm với thuế ước tính dưới hình thức tiền đặt cọc với thuế thực tế được xác định hằng năm. Ở các nước khác (ví dụ như Liên minh Châu Âu), thuế được áp trên cơ sở hiệu lực về sau, tức là được thu khi nhập khẩu với thuế suất được xác định trong quá trình điều tra. Các biện pháp tạm thời có thể được áp đặt trong quá trình điều tra – sau khi xác định sơ bộ về việc bán phá giá và thiệt hại. Các biện pháp đó thường là các hình thức ký quỹ hoặc tiền đặt cọc kèm theo các hàng nhập khẩu trong tương lai. Các cuộc điều tra có thể được đình chỉ hoặc chấm dứt nếu nhà XK đưa ra cam kết về giá, ví dụ : đồng ý tăng giá để loại bỏ tổn thất gây ra bởi bán phá giá. Thường có thời hạn cho các biện pháp chống bán phá giá.
3.3 QUY TRÌNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ
Quy trình chống bán phá giá của Hoa Kỳ trải qua 10 bước dưới đây:
3.3.1 Bắt đầu vụ kiện
Để bắt đầu vụ kiện, những người khởi kiện phải nộp đơn kiện với đầy đủ bằng chứng cần thiết và ước định được mức thiệt hại mà hành động bán phá giá đó gây ra.
Đơn kiện cũng cần xác định được chính xác chủng loại hàng hóa và danh tính của các công ty bị kiện là bán phá giá.
Sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ bắt đầu vụ kiện khi người nộp đơn là đại diện hợp pháp cho ngành hàng đó. Thông thường các hội, hiệp hội đại diện cho ngành hàng ở tầm quốc gia hay khu vực mới đủ khả năng đại diện. Tại Hoa Kỳ, đại diện có thể là hội, hiệp hội các bang. Cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ xem xét xem các bằng chứng ban đầu có đủ mức để bắt đầu vụ kiện không.
3.3.2 Điều tra sơ bộ
Việc điều tra sơ bộ được tiến hành chủ yếu để xác định hai nhóm vấn đề:
Thứ nhất: Có thực người bị kiện bán phá giá hay không và mức độ phá
giá là bao nhiêu.
Thứ hai: Có thiệt hại với ngành sản xuất nội địa hay không (nơi phát
đơn kiện) và thiệt hại đó có hoàn toàn, có thực sự do việc bán phá giá trên hay không.
Thông tin liên quan được xác định thông qua bảng câu hỏi được gửi và thu thập trực tiếp từ cả phía nguyên đơn và bị đơn. Các bên trong vụ kiện chỉ có cách hợp tác chặt chẽ, cung cấp thông tin đầy đủ, đúng yêu cầu và hiệu quả với cơ quan điều tra.
Việc thu thập thêm thông tin từ các nguồn, tìm và xác minh các bằng chứng liên quan cũng đồng thời được tiến hành nhằm làm cho quá trình đánh giá thêm khách quan.
3.3.3 Kết luận vụ kiện
Trên cơ sở các dữ kiện thu thập được, cơ quan điều tra sẽ họp để nhận định và đưa ra kết luận về vụ việc bán phá giá. Kết luận này phải đánh giá được nhiều vấn đề liên quan chủ yếu trên cơ sở định lượng.
3.3.4 Áp dụng biện pháp tạm thời
Nêu kết luận của cơ quan điều tra.
3.3.5 Cam kết về giá
Ngay sau khi đã có kết luận sơ bộ về việc bán phá giá là có thật và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất nội địa. Bên XK (thường là từ nước bị kiện) và bên nhập khẩu (thường là từ nước đi kiện) cần phải họp với nhau để đạt được một cam kết về giá.
Các loại thỏa thuận về giá có thể đạt được là
Bên XK cam kết tăng giá bán đến mức xấp xỉ giá của nhà sản xuất nội địa (song vẫn đảm bảo cạnh tranh).
Ngừng XK với giá bị cho là phá giá.
Chấp nhận bị áp dụng quota với mặt hàng đó. Chấp nhận bị áp thuế bổ sung.
Biện pháp cam kết này không áp hàng loạt mà áp tùy theo từng nhà XK. Việc áp chế chỉ chấm dứt khi được xem là đã thích hợp và không có kiện cáo nào từ các nhà sản xuất nội địa nữa.
3.3.6 Tiếp tục điều tra
Biện pháp này được thực hiện nhằm thu thập thêm thông tin, chứng cứ để kết luận chính xác hơn. Quá trình này cũng nhằm thu thập các phản hồi và tác động với các bên liên quan sau khi áp dụng biện pháp.
Các phiên điều trần có thể được tổ chức trong giai đoạn này cho các bên trình bày về vấn đề của mình nhằm đạt được sự công bằng hơn.
3.3.7 Kết luận cuối cùng
Phải được đưa ra đúng với lộ trình điều tra nhằm làm cơ sở cho các phán quyết chính xác.
3.3.8 Áp dụng biện pháp chống phá giá cuối cùng
Cơ quan điều tra chống bán phá giá phải đưa ra kết luận cuối cùng. Thông thường sẽ có loại 2 kết luận:
Nếu mức độ phá giá là đáng kể, gây thiệt hại thực thụ với các nhà sản xuất nội địa thì nhà XK phải chịu mức thuế chống bán phá giá. Mức thuế này không đồng đều với tất cả các nhà sản xuất mà áp tùy theo từng nhà sản xuất, tùy theo mức phá giá bị kết luận. Tuy nhiên, mức thuế bổ sung không bao giờ cao hơn mức biên độ giá chênh lệch đã xác định; nếu biên độ chênh lệch chỉ bằng và nhỏ hơn 2% thì cũng không bị áp thuế bổ sung; nếu việc áp thuế làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng thì cũng không bị áp thuế.
Nếu kết luận là mức phá giá không đáng kể, không ảnh hưởng thì biện pháp tạm thời được dỡ bỏ, thuế chống bán phá giá không bị áp nữa.
3.3.9 Rà soát hàng năm
Được tiến hành hàng năm theo yêu cầu các bên nhằm điều chỉnh mức thuế bổ sung hoặc phá bỏ các biện pháp chống phá giá nếu thấy không cần thiết nữa.
Quá trình này, các bên liên quan cũng phải hợp tác như lần điều tra đầu tiên.
3.3.10 Rà soát hoàng hôn
Được tiến hành sau một định kỳ 5 năm kể từ khi áp thuế hay rà soát. Kết luận của cuộc Rà soát hoàng hôn này sẽ là có áp thuế chống bán phá giá thêm 5 năm nữa hay không. Đây là cuộc điều tra quy mô không kém cuộc điều tra ban đầu với sự hợp tác của tất cả các bên liên quan.
3.4 CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN ĐẾN VỤ KIỆN3.4.1 Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) 3.4.1 Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC)
Có trách nhiệm thực thi luật thương mại của Hoa Kỳ. Đơn vị quản lý hoạt động nhập khẩu bao gồm 9 cơ quan (văn phòng). Văn phòng Trung Quốc/Nền kinh tế phi thị trường (NME) chủ yếu xử lý những những trường hợp có liên quan tới các quốc gia nêu trên.
3.4.2 Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC)
Có trách nhiệm lớn trong các điều tra về các vấn đề thương mại. Thủ tục chống bán phá giá được nêu rõ trong Cuốn Sổ tay về Chống bán phá giá và Thuế Chống bán phá giá (bản 4056, 2008).
3.4.3 Các bên tham gia tố tụng về chống bán phá giá
Có hai nhóm người tham gia vào các vụ kiện chống bán phá giá - những người có quyền đại diện pháp lý (các bên liên quan) và những người khác, người không có quyền đó.
3.4.4 Các bên liên quan
Nhà chế tạo, sản xuất hoặc XK nước ngoài, hoặc nhà nhập khẩu hoặc các tổ chức kinh doanh thương mại Hoa Kỳ với đa số các nhà sản xuất, XK hoặc nhập khẩu mặt hàng liên quan.
Chính phủ của nước sản xuất/XK.
Nhà chế tạo, sản xuất, bán buôn các sản phẩm tương tự trong nước của Hoa Kỳ.
Nghiệp đoàn hoặc nhóm công nhân Hoa Kỳ tham gia chế tạo, sản xuất hoặc bán buôn sản phẩm tương tự liên quan.
Hiệp hội thương mại hoặc kinh doanh Hoa Kỳ với đa số tham gia chế tạo, sản xuất, hoặc bán buôn các sản phẩm tương tự liên quan.
3.4.5 Đối tượng khác
Bao gồm người tiêu dùng và sử dụng hàng công nghiệp Hoa Kỳ.
3.4.6 Tiếp cận thông tin
Thông tin công khai trong phòng hồ sơ công cộng tại DOC (1401 Đại lộ Constitution , NW, Washington, DC). Các thông tin Độc quyền kinh doanh chỉ có thể được xem xét theo quy định của Lệnh bảo mật hành chính (gọi tắt là APO). Chỉ có những đại diện pháp lý của các bên quan tâm mới có thể xin tiếp cận với APO.
3.5 TÓM TẮT DIỄN BIẾN VỤ KIỆN CÁ DA TRƠN CỦA HOA KỲ ĐỐIVỚI VIỆT NAM VỚI VIỆT NAM
3.5.1 Nguyên nhân của vụ kiện
Thị trường thuỷ sản của Hoa Kỳ có sức tiêu thụ rất lớn, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có chặt chẽ nhưng so với EU thì không khắc khe bằng. Chính vì lẽ đó nên các doanh nghiệp Việt Nam rất chú ý để thâm nhập vào, đặc biệt là từ sau thời điểm Hiệp định thương Mại Việt – Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực. Việt Nam bắt đầu XK cá tra sang Hoa Kỳ từ năm 1996. Năm 1998, sản phẩm cá da trơn philê đông lạnh của Việt Nam XK sang đây mới chỉ đạt 216 tấn, thì đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên hơn 8.000 tấn và đến năm 2002 thì đã đạt con số kỷ lục xấp xỉ 21.000 tấn. Cuối năm 2000 đầu 2001, khi Hoa Kỳ khan hiếm cá nheo, một mặt hàng sản xuất trong nước của Hoa Kỳ thì khối lượng nhập khẩu cá da trơn mới tăng vọt lên. Các nhà nuôi cá của Hoa Kỳ cảm thấy bất an cho tương lai của ngành và họ đã để ý đến con cá tra của