7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà
3.4 Các cơ quan liên quan đến vụ kiện
3.4.1 Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC)
Có trách nhiệm thực thi luật thương mại của Hoa Kỳ. Đơn vị quản lý hoạt động nhập khẩu bao gồm 9 cơ quan (văn phòng). Văn phòng Trung Quốc/Nền kinh tế phi thị trường (NME) chủ yếu xử lý những những trường hợp có liên quan tới các quốc gia nêu trên.
3.4.2 Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC)
Có trách nhiệm lớn trong các điều tra về các vấn đề thương mại. Thủ tục chống bán phá giá được nêu rõ trong Cuốn Sổ tay về Chống bán phá giá và Thuế Chống bán phá giá (bản 4056, 2008).
3.4.3 Các bên tham gia tố tụng về chống bán phá giá
Có hai nhóm người tham gia vào các vụ kiện chống bán phá giá - những người có quyền đại diện pháp lý (các bên liên quan) và những người khác, người không có quyền đó.
3.4.4 Các bên liên quan
Nhà chế tạo, sản xuất hoặc XK nước ngoài, hoặc nhà nhập khẩu hoặc các tổ chức kinh doanh thương mại Hoa Kỳ với đa số các nhà sản xuất, XK hoặc nhập khẩu mặt hàng liên quan.
Chính phủ của nước sản xuất/XK.
Nhà chế tạo, sản xuất, bán buôn các sản phẩm tương tự trong nước của Hoa Kỳ.
Nghiệp đoàn hoặc nhóm công nhân Hoa Kỳ tham gia chế tạo, sản xuất hoặc bán buôn sản phẩm tương tự liên quan.
Hiệp hội thương mại hoặc kinh doanh Hoa Kỳ với đa số tham gia chế tạo, sản xuất, hoặc bán buôn các sản phẩm tương tự liên quan.
3.4.5 Đối tượng khác
Bao gồm người tiêu dùng và sử dụng hàng công nghiệp Hoa Kỳ.
3.4.6 Tiếp cận thông tin
Thông tin công khai trong phòng hồ sơ công cộng tại DOC (1401 Đại lộ Constitution , NW, Washington, DC). Các thông tin Độc quyền kinh doanh chỉ có thể được xem xét theo quy định của Lệnh bảo mật hành chính (gọi tắt là APO). Chỉ có những đại diện pháp lý của các bên quan tâm mới có thể xin tiếp cận với APO.
3.5 TÓM TẮT DIỄN BIẾN VỤ KIỆN CÁ DA TRƠN CỦA HOA KỲ ĐỐIVỚI VIỆT NAM VỚI VIỆT NAM
3.5.1 Nguyên nhân của vụ kiện
Thị trường thuỷ sản của Hoa Kỳ có sức tiêu thụ rất lớn, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có chặt chẽ nhưng so với EU thì không khắc khe bằng. Chính vì lẽ đó nên các doanh nghiệp Việt Nam rất chú ý để thâm nhập vào, đặc biệt là từ sau thời điểm Hiệp định thương Mại Việt – Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực. Việt Nam bắt đầu XK cá tra sang Hoa Kỳ từ năm 1996. Năm 1998, sản phẩm cá da trơn philê đông lạnh của Việt Nam XK sang đây mới chỉ đạt 216 tấn, thì đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên hơn 8.000 tấn và đến năm 2002 thì đã đạt con số kỷ lục xấp xỉ 21.000 tấn. Cuối năm 2000 đầu 2001, khi Hoa Kỳ khan hiếm cá nheo, một mặt hàng sản xuất trong nước của Hoa Kỳ thì khối lượng nhập khẩu cá da trơn mới tăng vọt lên. Các nhà nuôi cá của Hoa Kỳ cảm thấy bất an cho tương lai của ngành và họ đã để ý đến con cá tra của Việt Nam. Cuộc chiến bắt đầu từ giai đoạn này.
3.5.2 Diễn biến vụ kiện12
Cuối năm 2000, CFA lên tiếng về tiếng về việc cá tra gia tăng thị phần đáng kể và có nguy cơ đe doạ ngành cafish Hoa Kỳ.
05/10/2001, Hạ viện Hoa Kỳ thông qua dự luật HR 2964 chỉ cho phép sử dụng tên catfish cho riêng các loài cá nheo Hoa Kỳ.
Cuối năm 2001, CFA tố cáo Việt Nam bán phá giá cá tra vào thị trường Hoa Kỳ.
Đầu năm 2002, Bộ Thuỷ sản Việt Nam đề nghị FDA công nhận 03 tên thương mại cho cá tra là Hypo basa, Sutchi basa và Trasa.
12
13/05/2002, Hoa Kỳ ban hành đạo luật trang trại, trong đó có điều khoản cấm các loại cá da trơn nhập khẩu mang tên catfish. 28/06/2002, CFA khởi kiện 53 doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ và yêu cầu chính phủ áp đặt mức thuế phá giá là 144% nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường hoặc 191% nếu Việt Nam là nước phi thị trường.
03/07/2002, VASEP và CFA tham dự điều trần trước ITC.
09/08/2002, ITC bỏ phiếu kết luận: không xác định rằng việc nhập khẩu cá tra Việt Nam gây thiệt hại cho ngành sản xuất cá nheo Hoa Kỳ mà chỉ đe doạ gây thiệt hại.
13/08/2002, DOC gới bảng câu hỏi điều tra cho 15 doanh nghiệp Việt Nam thay vì 53 doanh nghiệp như đơn kiện của CFA.
Từ 02/10/2002 đến ngày 04/10/2002, phái đoàn DOC sang làm việc với VASEP và 4 doanh nghiệp bị điều tra trực tiếp.
08/11/2002, DOC công bố Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường.
15/11/2002, CFA đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) áp dụng biện pháp tình trạng khẩn cấp, có nghĩa áp dụng thuế hồi tố lên các lô hàng đã vào Hoa Kỳ sau ngày 26/10/2002.
Tháng 12/2002 VASEP chính thức đề nghị DOC dùng Bangledesh làm nước thay thế để tính chi phí sản xuất.
27/01/2003, DOC ra phán quyết các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá và đề nghị mức thuế với cá tra nhập vào Hoa Kỳ là 37,94% - 63,88%.
27/02/2003, DOC sửa chửa mức thuế phá giá áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ 17/03/2003 đến 28/03/2003, đoàn thanh tra của DOC gồm 06 chuyên viên và quan chức chia làm 02 nhóm tiến hành điều tra tại 03 công ty lớn là Agifish, Navico và Vĩnh Hoàn.
Tháng 04/2003, VASEP đã phát hành thông cáo báo chí chủ động đề xuất giải quyết vụ kiện và CFA tuyên bố sẵn sàng thảo luận với VASEP, tuy chưa đồng ý với tất cả các điều kiện cụ thể do VASEP đưa ra.
Tháng 05/2003, thoả thuận về đình chỉ vụ kiện không thành công.
17/06/2003, DOC thông qua quyết định cuối cùng về vụ kiện và VASEP dự phiên điều trần trước ITC. Mức thuế được đưa được thống kê ở bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1: Mức thuế phá giá cá tra trong quyết định cuối cùng (lần 1) đối với các doanh nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ (ngày 17/06/2003)
Tên công ty Mức thuế (sửa đổi) trong Mức thuế sửa đổi Quyết Định Sơ Bộ (%) (%) Agifish 31,45 44,76 CATACO 41,06 45,55 Vĩnh Hoàn 37,94 36,84 Nam Việt 38,09 52,90 Bị Đơn Tự Nguyện 36,76 44,66 (Afiex, Cafatex, Đà Nẵng, Mekonimex, AVD, Việt Hải và Vĩnh Long)
Các công ty không tham gia 63,88 63,88
vụ kiện
Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
25/06/2003, VASEP phát hành sách trắng khẳng định Việt Nam không bán phá giá và cho rằng quyết định của DOC không công bằng và mang tính bảo hộ.
Bảng 3.2 Mức thuế phá giá cá tra trong quyết định cuối cùng (lần 2) đối với các doanh nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ ( ngày 18/07/2003)
Tên công ty Mức thuế (sửa đổi) Mức thuế (sửa đổi) trong Quyết Định Sơ trong Quyết Định Bộ (%) Cuối Cùng (%) Agifish 31,45 47,05 CATACO 41,06 45,81 Vĩnh Hoàn 37,94 36,84 Nam Việt 38,09 53,68 Bị Đơn Tự Nguyện 36,76 45,55 (Afiex, Cafatex, Đà Nẵng, Mekonimex, AVD, Việt Hải và Vĩnh Long)
Các công ty không tham gia 63,88 63,88
vụ kiện
Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
23/07/2003, ITC đưa ra phán quyết sau cùng rằng cá da trơn Việt Nam có nguy hại đến nền sản xuất Hoa Kỳ.
07/08/2003, DOC chính thức công bố áp đặt thuế chống phá giá đối với 11 doanh nghiệp của Việt Nam (theo mức thuế đã được sửa đổi 18/07/2003).
12/08/2003, lệnh áp thuế bán phá giá của Hoa Kỳ có hiệu lực.
Mức thuế sẽ được xem xét lại hằng năm và sà soát lớn cách 05 năm tuỳ theo sự đánh giá của DOC về Việt Nam (Bảng 3.3).
Bảng 3.3 Mức thuế phá giá cá tra trong quyết định cuối cùng của xem xét hành chính hàng năm lần 1 đối với các doanh nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ ( ngày 21/03/2005)
Tên công ty Mức thuế sửa đổi trong Mức thuế sửa đổi quyết định sơ bộ của trong quyết định cuối xem xét hành chính hàng cùng của xem xét
năm lần 1 (%) hành chính hàng năm lần 1 (%) Agifish 47,05 47,05 CATACO 38,8 80,88 Vĩnh Hoàn 7,23 6,81 Nam Việt 53,68 53,68 Bị Đơn Tự Nguyện 45,55 45,55 (Afiex, Cafatex, Đà Nẵng, Mekonimex, AVD, Việt Hải và Vĩnh Long)
Các công ty không tham gia vụ 63,88 63,88
kiện (bao gồm cả Phan Quân)
Nguồn: VCCI Cần Thơ
3.5.3 Kết luận về vụ kiện
Ngoài việc đánh thuế một cách thiếu căn cứ và vô lý của Hoa Kỳ thì các doanh nghiệp Việt Nam sở dĩ bị áp một mức thuế cao là do các nguyên nhân dưới đây13:
Theo Bộ NN-PTNT thì một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ghi chép kế toán không rõ ràng, không tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế để các số liệu của doanh nghiệp được cơ quan điều tra chấp nhận sử dụng khi tính toán biên phá giá. Ảnh hưởng tính thống nhất và minh bạch trong điều tra, từ đó các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng bất lợi.
Lưu giữ không tốt các số liệu, tài liệu có thể làm bằng chứng chứng minh không bán phá giá.
Thụ động khi được yêu cầu được tham gia, hợp tác với cơ quan điều tra và chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng trong quá trình điều tra để được tính biên độ phá giá riêng phản ánh đúng hơn thực tế hoạt động kinh doanh của mình.
Gian lận trong và sau cuộc điều tra chống bán phá giá để tránh bị trừng phạt bởi những mức thuế chống bán phá giá rất cao.
Không hiểu rõ tập quán thương mại và luật pháp của nước thâm nhập trước khi xuất một mặt hàng sang thị trường đó.
Chưa tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, không minh bạch và kê khai hóa vùng nuôi rõ ràng chi tiết.
Không lưu ý đến vấn đề truy xuất nguồn gốc, đảm bảo tính môi trường trong vùng nuôi.
Tính hiệu quả trong hợp tác với Chính phủ, các tổ chức, hiệp hội ngành nghề chưa cao.
3.5.4 Các lần xem xét điều chỉnh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Cho đến thời điểm khởi kiện đến hết năm 2014, Hoa Kỳ đã tiến hành 10 đợt rà soát chống bán phá giá. Tác động không nhỏ đến tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường này.
Vì không công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, nên khi xác định mức thuế chống bán phá giá, DOC chọn một nước khác có nền kinh tế thị trường, với những điều kiện gần tương đương với Việt Nam làm nước thay thế để lấy số liệu tính chi phí sản xuất và giá bán. Trong các đợt xem xét hành chính, một số nước như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines được đưa ra phân tích nhưng cuối cùng Banladesh được cho là lựa chọn thích hợp nhất làm nước thay thế. Với điều kiện sản xuất gần như tương đồng, giá thành sản xuất ở Bangladesh không khác mấy với Việt Nam. Vì vậy mức thuế chống bán phá giá qua mỗi kỳ xem xét được tính ra tương đối thấp, thậm chí bằng 0, và ngày càng có lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đáng chú ý là trong suốt những lần xem xét bán phá này, phía nguyên đơn, CFA đã nhiều lần yêu cầu DOC thay đổi nước thay thế. Do vậy, mức thuế sơ bộ ban đầu mà DOC đưa ra cao hơn rất nhiều so với kết quả cuối cùng.
Theo thông tin từ VASEP, trong lần thứ 8, khi DOC gửi bản câu hỏi thì Bangladesh không trả lời. Điều này, buộc DOC phải chọn Indonesia làm nước thay thế. Tuy nhiên, theo ông Trương Đình Hòe, chủ tịch VASEP, trong 7 lần xem xét hành chính trước, Bangladesh cũng không trả lời câu hỏi của DOC
nhưng kết quả vẫn có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Lần này, kết quả xem xét cuối cùng thay đổi cho thấy có nhiều nguyên nhân chưa rõ đằng sau quyết định của DOC.
Việc thuế chống bán phá giá tăng cao sẽ có tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp XK Việt Nam vì thuế cao đồng nghĩa với việc cả doanh nghiệp XK và nhập khẩu đều chịu tổn hại, sản phẩm mất sức cạnh tranh. Doanh nghiệp không XK được vào Hoa Kỳ sẽ phải chuyển hướng sang sang EU, Trung Đông... Các đối tác tại thị trường khác sẽ có cơ hội để ép giá cá tra xuống.
Tuy nhiên, các quan chức VASEP cho rằng việc tăng thuế sẽ không ảnh hưởng đến XK cá tra Việt Nam vào Hoa Kỳ vì đây là cơ hội để các doanh nghiệp có mức thuế thấp chiếm thị phần, tăng xuất khẩu. Hơn nữa, lượng cá tra Việt Nam năm nay không nhiều, do vậy áp lực XK không quá lớn.
POR 1 (2003) tác động kéo dài từ lúc sơ bộ đến chính thức và thêm vào đó là thời gian 1 năm. Tính chung thời gian chịu sự ảnh hưởng khoảng 18 tháng. Sau đó lượng XK vào thị trường Hoa Kỳ tăng lên. Cụ thể, trong lần xem xét thứ 6 (POR6), mức thuế sơ bộ DOC đưa ra lên tới 2,44-4,22USD/kg đối với các bị đơn bắt buộc như CTCP Vĩnh Hoàn (VHC.), CTCP Agrifish An Giang (AGF.) do chọn Philippines thay thế cho Bangladesh trong tính thuế bán phá giá.
Trong khi đó, so với Bangladesh, giá nguyên liệu nuôi cá của Philippines cao hơn 2,5 lần, chi phí nhân công tăng 2 lần, chi phí quản lý cao hơn 40% cộng thêm một quy trình nuôi trồng, chế biến chưa đồng bộ đã đưa giá thành cá tra tại nước này luôn ở mức cao.
Trong lần xem xét thứ 7 (POR7), DOC lại chọn 2 nước thay thế là Bangladesh và Indonesia. Theo đó, ngoại trừ Vĩnh Hoàn tiếp tục được xác định mức thuế bằng 0%, mức thuế đối với các bị đơn bắt buộc khác là 0,56 USD/kg, tức khoảng 15%. Trong những lần này, do mức thuế bất hợp lý được đưa ra trong quyết định sơ bộ nên doanh nghiệp Việt Nam có đủ thời gian để khiếu kiện và đưa ra các bằng chứng xác thực nên thắng kiện, buộc DOC thay đổi quyết định theo hướng có lợi cho Việt Nam.
Trong lần xem xét thứ 8 (POR 8), trái với các lần trước, quyết định sơ bộ của DOC chọn Bangladesh là nước thay thế tính thuế chống bán phá giá. Do vậy mức thuế các doanh nghiệp phải chịu rất thấp và hầu như không đổi so với POR7. Tuy nhiên, trong quyết định cuối cùng, DOC đã chọn Indonesia thay cho Bangladesh, khiến thuế chống bán phá giá cá tra của các doanh nghiệp
tăng lên mức bình quân từ 0,19-1,34USD/kg với các bị đơn tham gia vụ kiện và 2,11USD/kg với các doanh nghiệp khác.
Ở lần xem xét lần thứ 9 (POR 9), công ty bị đơn bắt buộc là Vĩnh Hoàn Corp được hưởng thuế suất bằng 0%, trong khi các công ty là bị đơn tự nguyện lại chịu mức thuế là 1,2 đô la Mỹ/kg, cao gấp ba lần mức thuế 0,42 đô la Mỹ/kg mà các công ty này phải đóng theo quyết định được DOC đưa ra tháng 9 năm ngoái. Lần này có 25 doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế 1,2 đô la Mỹ/kg trong đó có Công ty Hùng Vương. Còn những doanh nghiệp không nộp đơn thì chịu mức thuế 2,11 đô la Mỹ/kg. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù cá tra xuất sang Mỹ bị đánh thuế bán phá giá cao nhưng thống kê của Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI) thì cá tra vẫn nằm vị trí thứ 6 trong 10 mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều ở Mỹ và vị trí này không thay đổi so với năm 2013.
POR 10 (2014) Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả phán quyết cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá lần thứ 10 giai đoạn từ 2/08/2012 đến 31/07/2013 đối với sản phẩm philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Trước đây, mỗi khi phía Hoa Kỳ công bố mức thuế chống bán phá giá cao hơn thì giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL lại biến động mạnh. Nhưng theo thông tin từ bà con nuôi cá tra ở ĐBSCL, tính đến thời điểm này giá cá tra nguyên liệu vẫn được ổn định và được các doanh nghiệp chế biến