Các lần xem xét điều chỉnh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Thesis2015 (Trang 45 - 48)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

3.5.4 Các lần xem xét điều chỉnh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Cho đến thời điểm khởi kiện đến hết năm 2014, Hoa Kỳ đã tiến hành 10 đợt rà soát chống bán phá giá. Tác động không nhỏ đến tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường này.

Vì không công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, nên khi xác định mức thuế chống bán phá giá, DOC chọn một nước khác có nền kinh tế thị trường, với những điều kiện gần tương đương với Việt Nam làm nước thay thế để lấy số liệu tính chi phí sản xuất và giá bán. Trong các đợt xem xét hành chính, một số nước như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines được đưa ra phân tích nhưng cuối cùng Banladesh được cho là lựa chọn thích hợp nhất làm nước thay thế. Với điều kiện sản xuất gần như tương đồng, giá thành sản xuất ở Bangladesh không khác mấy với Việt Nam. Vì vậy mức thuế chống bán phá giá qua mỗi kỳ xem xét được tính ra tương đối thấp, thậm chí bằng 0, và ngày càng có lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đáng chú ý là trong suốt những lần xem xét bán phá này, phía nguyên đơn, CFA đã nhiều lần yêu cầu DOC thay đổi nước thay thế. Do vậy, mức thuế sơ bộ ban đầu mà DOC đưa ra cao hơn rất nhiều so với kết quả cuối cùng.

Theo thông tin từ VASEP, trong lần thứ 8, khi DOC gửi bản câu hỏi thì Bangladesh không trả lời. Điều này, buộc DOC phải chọn Indonesia làm nước thay thế. Tuy nhiên, theo ông Trương Đình Hòe, chủ tịch VASEP, trong 7 lần xem xét hành chính trước, Bangladesh cũng không trả lời câu hỏi của DOC

nhưng kết quả vẫn có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Lần này, kết quả xem xét cuối cùng thay đổi cho thấy có nhiều nguyên nhân chưa rõ đằng sau quyết định của DOC.

Việc thuế chống bán phá giá tăng cao sẽ có tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp XK Việt Nam vì thuế cao đồng nghĩa với việc cả doanh nghiệp XK và nhập khẩu đều chịu tổn hại, sản phẩm mất sức cạnh tranh. Doanh nghiệp không XK được vào Hoa Kỳ sẽ phải chuyển hướng sang sang EU, Trung Đông... Các đối tác tại thị trường khác sẽ có cơ hội để ép giá cá tra xuống.

Tuy nhiên, các quan chức VASEP cho rằng việc tăng thuế sẽ không ảnh hưởng đến XK cá tra Việt Nam vào Hoa Kỳ vì đây là cơ hội để các doanh nghiệp có mức thuế thấp chiếm thị phần, tăng xuất khẩu. Hơn nữa, lượng cá tra Việt Nam năm nay không nhiều, do vậy áp lực XK không quá lớn.

POR 1 (2003) tác động kéo dài từ lúc sơ bộ đến chính thức và thêm vào đó là thời gian 1 năm. Tính chung thời gian chịu sự ảnh hưởng khoảng 18 tháng. Sau đó lượng XK vào thị trường Hoa Kỳ tăng lên. Cụ thể, trong lần xem xét thứ 6 (POR6), mức thuế sơ bộ DOC đưa ra lên tới 2,44-4,22USD/kg đối với các bị đơn bắt buộc như CTCP Vĩnh Hoàn (VHC.), CTCP Agrifish An Giang (AGF.) do chọn Philippines thay thế cho Bangladesh trong tính thuế bán phá giá.

Trong khi đó, so với Bangladesh, giá nguyên liệu nuôi cá của Philippines cao hơn 2,5 lần, chi phí nhân công tăng 2 lần, chi phí quản lý cao hơn 40% cộng thêm một quy trình nuôi trồng, chế biến chưa đồng bộ đã đưa giá thành cá tra tại nước này luôn ở mức cao.

Trong lần xem xét thứ 7 (POR7), DOC lại chọn 2 nước thay thế là Bangladesh và Indonesia. Theo đó, ngoại trừ Vĩnh Hoàn tiếp tục được xác định mức thuế bằng 0%, mức thuế đối với các bị đơn bắt buộc khác là 0,56 USD/kg, tức khoảng 15%. Trong những lần này, do mức thuế bất hợp lý được đưa ra trong quyết định sơ bộ nên doanh nghiệp Việt Nam có đủ thời gian để khiếu kiện và đưa ra các bằng chứng xác thực nên thắng kiện, buộc DOC thay đổi quyết định theo hướng có lợi cho Việt Nam.

Trong lần xem xét thứ 8 (POR 8), trái với các lần trước, quyết định sơ bộ của DOC chọn Bangladesh là nước thay thế tính thuế chống bán phá giá. Do vậy mức thuế các doanh nghiệp phải chịu rất thấp và hầu như không đổi so với POR7. Tuy nhiên, trong quyết định cuối cùng, DOC đã chọn Indonesia thay cho Bangladesh, khiến thuế chống bán phá giá cá tra của các doanh nghiệp

tăng lên mức bình quân từ 0,19-1,34USD/kg với các bị đơn tham gia vụ kiện và 2,11USD/kg với các doanh nghiệp khác.

Ở lần xem xét lần thứ 9 (POR 9), công ty bị đơn bắt buộc là Vĩnh Hoàn Corp được hưởng thuế suất bằng 0%, trong khi các công ty là bị đơn tự nguyện lại chịu mức thuế là 1,2 đô la Mỹ/kg, cao gấp ba lần mức thuế 0,42 đô la Mỹ/kg mà các công ty này phải đóng theo quyết định được DOC đưa ra tháng 9 năm ngoái. Lần này có 25 doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế 1,2 đô la Mỹ/kg trong đó có Công ty Hùng Vương. Còn những doanh nghiệp không nộp đơn thì chịu mức thuế 2,11 đô la Mỹ/kg. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù cá tra xuất sang Mỹ bị đánh thuế bán phá giá cao nhưng thống kê của Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI) thì cá tra vẫn nằm vị trí thứ 6 trong 10 mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều ở Mỹ và vị trí này không thay đổi so với năm 2013.

POR 10 (2014) Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả phán quyết cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá lần thứ 10 giai đoạn từ 2/08/2012 đến 31/07/2013 đối với sản phẩm philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Trước đây, mỗi khi phía Hoa Kỳ công bố mức thuế chống bán phá giá cao hơn thì giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL lại biến động mạnh. Nhưng theo thông tin từ bà con nuôi cá tra ở ĐBSCL, tính đến thời điểm này giá cá tra nguyên liệu vẫn được ổn định và được các doanh nghiệp chế biến XK mua vào dao động khoảng 23.500-24.500 đồng/kg (tùy loại). Còn theo thông tin từ Hiệp hội thủy sản An Giang (AFA), cá tra nguyên liệu hiện được các doanh nghiệp hội viên của đơn vị này mua vào có giá thấp nhất là 23.500/kg đối với loại thịt vàng và cao nhất là 24.500 đồng/kg đối với loại thịt trắng. Dù thuế chống bán phá giá ở kỳ POR 10 có xu hướng tăng ở nhiều doanh nghiệp, nhưng giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định, phần nào đã giúp nông dân yên tâm sản xuất hơn.

Cụ thể, theo Hiệp hội chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), kỳ POR 10 có 23 doanh nghiệp XK cá tra bị áp thuế chống bán phá giá là 0,97 USD/kg, tăng 0,39 USD/kg so với mức thuế sơ bộ được DOC công bố hồi tháng 7-2014. Có 4 doanh nghiệp không bị áp thuế chống bán phá giá, gồm Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, Công ty cổ phần thủy sản Nam Sông Hậu, Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Hòa Phát và Công ty cổ phần Tô Châu do những đơn vị này không XK cá tra vào Hoa Kỳ trong giai đoạn trên. Riêng đối với Công ty TNHH thủy sản Biển Đông và Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn bị áp thuế suất tương tự kỳ POR 9 và sẽ được giữ không thay đổi cho đến năm 2017. Đối với mức thuế

chung toàn quốc cho các doanh nghiệp khác, được giữ nguyên so với kết quả sơ bộ được công bố hồi tháng 7/2014 là 2,39 USD/kg.

Một phần của tài liệu Thesis2015 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w