Cơ sở của việc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ tục HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN lý đất ĐAI TRÊN địa bàn QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG (Trang 78 - 79)

Trong thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai được quận thành phố Hải Phòng nói chung và quận Kiến An nói riêng đặc biệt quan tâm. Việc cải cách thủ tục hành chính đã được cụ thể hóa bằng các nghị quyết, văn bản. Ban thường vụ Thành ủy đã có “Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2013 về triển khai thực hiện phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020”; Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng có “Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 5 năm 2014 về nhiệm vụ, giải pháp phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020”; UBND thành phố có “Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2014 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng” về việc thí điểm xây dựng mô hình “Chính quyền điện tử” tại các quận. Tiếp tục đẩy mạnh CCHC và đẩy mạnh CCTTHC theo cơ chế “một cửa” và hoàn thành cơ bản mục tiêu CCHC, đồng thời gắn liền với việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho nhân dân. Công cuộc cải cách hành chính nói chung và thủ tục hành chính nói riêng tại quận Kiến An chỉ đạt kết quả như mong đợi nếu được sự lãnh đạo và chỉ đạo kiên quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý đất đai tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng cần phải phù hợp với các điều kiện quản lý của địa phương và đồng thời cần phải phù hợp với pháp luật, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của quận nhằm chống thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.

Các giải pháp đưa ra cần phát huy nội lực đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, yếu tố bên ngoài. Các giải pháp được đề xuất cần được đảm bảo một số nguyên tắc như sau:

a.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đưa ra cần đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn, phù hợp với khả năng, năng lực thực hiện và khả năng có thể có. Việc đề xuất biện pháp phối hợp cần

chú trọng đến tình hình điều kiện cụ thể; phải thiết thực, trọng tâm, đầy đủ, toàn diện. Phải phát huy được tiềm lực, khắc phục những yếu kém bất cập, khơi dậy những gì chưa có tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Biện pháp đưa ra cần làm rõ mục đích, chỉ rõ nội dung và cách tiến hành các biện pháp bằng việc làm cụ thể. Biện pháp phối hợp phải phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất và nguồn lực. Biện pháp phối hợp cần được làm thực, không chạy theo hình thức.

b. Nguyên tắc đảm bảo tính chất lượng và hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra cần tính đến yếu tố kinh tế và hiệu quả xã hội. Các biện pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu, cần hạn chế mức thấp nhất các chi phí nhưng phải đạt hiệu quả cao nhất. Các nguyên tắc của hoạt động có liên quan mật thiết với nhau, nguyên tắc này bổ sung, hỗ trợ nguyên tắc kia. Trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện cần quan tâm đến nguyên tắc kể trên và vận dụng trong từng nhiệm vụ cụ thể.

c. Nguyên tắc phối hợp hài hoà các lợi ích

Trong hoạt động nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ tục HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN lý đất ĐAI TRÊN địa bàn QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w