Khái quát tình hình quản lý đất đai tại quận Kiến An

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ tục HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN lý đất ĐAI TRÊN địa bàn QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG (Trang 43)

1. Công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật

Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai đến mọi tầng lớp nhân dân để người dân biết và tự giác thực hiện. Cụ thể, năm 2014, đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật đến cán bộ; Đảng viên và tới từng Tổ dân phố đồng thời phối hợp Đài phát thanh quận tuyên truyền các quy định của Luật đến mọi tầng lớp nhân dân qua hệ thống loa truyền thanh các phường.

2. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất

Luật đất đai năm 2013 quy định căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Năm 2017, UBND quận đã xây dựng Kế hoạch sử dụng đất quận Kiến An được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 658/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 đồng thời thực hiện việc công khai tới nhân dân theo quy định.

3. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Hiện tại trên địa bàn quận có 04 cụm công nghiệp nhỏ, đó là: cụm công nghiệp Đồng Hoà, cụm công nghiệp Quán Trữ, cụm công nghiệp Lãm Hà, cụm công nghiệp ven sông Lạch Tray: Bắc Sơn - Ngọc Sơn với sự tồn tại của 256 doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương đang quản lý và sử dụng 315,0ha đất. Nhìn chung, hầu hết các cơ quan, tổ chức được giao đất đều sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả, chấp hành tốt các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Thực hiện cải cách hành chính, UBND quận đã xây dựng bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, quy định trình tự: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất…

Thực hiện giải quyết tồn tại trong giao đất trái thẩm quyền và xử lý các vi phạm đất nông nghiệp theo Kế hoạch số 7076/KH-UBND và Kế hoạch số 5069/KH-TCT của UBND Thành phố.

4. Thẩm định nguồn gốc đất phục vụ việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất thực hiện các dự án; giao đất tái định cư

Thẩm định nguồn gốc đất góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án: đấu giá đất xen kẹt; các dự án quan trọng: Dự án phát triển giao thông đô thị hạng mục cầu Đồng Khê; dự án thoát nước đường Phan Đăng Lưu; dự án xây dựng nhà luyện tập và thi đấu đa năng; dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước và vỉa hè đường Trần Tất Văn.

Giao đất cho các hộ thuộc diện tái định cư, cụ thể: đã giao đất tái định cư 123 hộ có đất bị thu hồi thực hiện dự án phát triển giao thông đô thị và 10 hộ có đất thu hồi thực hiện dự án nhà luyện tập và thi đấu đa năng.

5. Công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Thực hiện Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất bắt buộc thực hiện việc kê khai, đăng ký sử dụng đất. Năm 2014, 2015; đã triển khai thực hiện việc kê khai, đăng ký sử dụng đất.

- Đối với đất nông nghiệp: Thực hiện Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 03/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; cơ bản các hộ dân được giao đất đã được cấp giấy chứng nhận, một số ít chưa được cấp, chủ yếu do nằm trong khu vực quy hoạch thực hiện dự án đầu tư.

- Theo hiện trạng hồ sơ quản lý: Tổng diện tích đất ở trên địa bàn quận là 567.71ha bao gồm 32.885 thửa. Năm 2017, cấp 1716 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đạt 137,28% kế hoạch đề ra. So với cùng kỳ năm 2016, tăng 617 Giấy chứng nhận. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy trình cải cách thủ tục hành chính; thực hiện chỉnh lý hồ sơ quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất đảm bảo theo quy định.

6. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Năm 2017, thu hồi 7.000,0m2 đất của 25 hộ để thực hiện dự án xây dựng trạm điện tại phường Quán Trữ và 2.300,0m2 đất thực hiện dự án đấu giá đất xen kẹt tại phường Nam Sơn và phường Đồng Hoà.

7. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện công tác thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai 5 năm đảm bảo theo quy định. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật Đất đai năm 2013 và hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 28/2014/TT- BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

8. Công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai; xử lý vi phạm về đất đai.

Trong những năm qua,công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất,... Phòng Tài nguyên và Môi trường của quận đã phối hợp chặt chẽ với Thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về đất đai của các tổ chức được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn, kết hợp với chính quyền các phường trong quận tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người quản lý, sử dụng đất, giảm tính chất và mức độ vi phạm các quy định của pháp luật đất đai.

9. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết kiến nghị, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất.

Thực hiện công tác tiếp dân định kỳ tại Văn phòng một cửa của Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân quận, cơ quan Thanh tra quận để kịp thời xử lý các vi phạm về công tác quản lý và sử dụng đất. Điều này đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với người sử dụng đất, giảm sự vụ, mức độ, tính chất vi phạm các quy định của pháp luật đất đai.

Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận được thực hiện khá tốt, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm đất đai. Việc cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, đặc biệt là việc lãnh đạo quận và các phòng ban chức năng có lịch tiếp công dân, tổ chức theo định kỳ hoặc đột xuất để

giải quyết các vấn đề khiếu nại, khiếu tố nhằm hạn chế được những vi phạm trong sử dụng đất: sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm đất đai,...

* Đánh giá chung: - Kết quả đạt được:

Công tác quản lý đất đai được Quận uỷ, UBND quận quan tâm đầu tư cả về tổ chức bộ máy, cán bộ và trang thiết bị kỹ thuật, cũng như thực hiện đồng bộ các nội dung theo quy định của Luật Đất đai nên việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận đã có chuyển biến tích cực và từng bước đi vào nề nếp. Các kết quả đạt được trong những năm qua đã góp phần giúp UBND quận nắm vững được tình hình quản lý sử dụng đất, đồng thời xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. Nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của quận.

- Những tồn tại cần khắc phục:

Một số nội dung trong công tác quản lý đất đai còn tiến hành chậm phải tăng cường đầu tư để thúc đẩy như: Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký kê khai đất đai, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất…

Chất lượng quy hoạch sử dụng đất chưa cao, chưa đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành, công tác quản lý quy hoạch còn yếu.

Nguồn lực đất đai chưa được khai thác và phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Việc sử dụng đất ở một số nơi, của một số đối tượng sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp. Vẫn còn tình trạng nợ tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất.

Tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai vẫn xảy ra như: lấn, chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật, tự chuyển mục đích sử dụng đất.

2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại quận Kiến An năm 2020

Quận Kiến An có tổng diện tích tự nhiên là 2.962,73 ha (29,62 km2) trong đó [24]:

*) Đất nông nghiệp: 1.164,21 ha; chiếm 39,28% tổng diện tích tự nhiên (TTN) toàn quận, so với năm 2017 giảm 0,95ha trong đó:

- Diện tích đất trồng lúa: 741,27ha (chiếm 25,02% TTN), so với năm 2017 giảm 0,95ha; tập trung chủ yếu ở các phường Tràng Minh; Văn Đẩu, Nam Sơn, Phù Liễn, Đồng Hoà.

- Diện tích đất trồng cây hàng năm khác: 27,41ha chiếm 0,93% TTN

- Diện tích đất rừng phòng hộ: 166,74 ha (chiếm 5,63% TTN) tập trung chủ yếu ở các phường Bắc Sơn; Trần Thành Ngọ, Nam Sơn, Văn Đẩu.

- Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản: 207,27 ha (chiếm 7,00% TTN) tập trung chủ yếu ở các phường Phù Liễn; Văn Đẩu; Lãm Hà; Đồng Hoà; Tràng Minh.

- Diện tích đất nông nghiệp khác: 20,78 ha (chiếm 0,7% TTN) tập trung chủ yếu ở các phường Phù Liễn; Văn Đẩu; Lãm Hà.

*) Đất phi nông nghiệp: 1.763,58 ha (chiếm 59,53% tổng diện tích tự nhiên) so với năm 2017 tăng 0,95ha, trong đó:

- Diện tích đất quốc phòng: 400,70ha (chiếm 13,52% TTN) tập trung chủ yếu ở các phường Ngọc Sơn; Bắc Sơn, Tràng Minh.

- Diện tích đất an ninh: 5,13ha (chiếm 0,17% TTN) tập trung lớn nhất ở phường Phù Liễn (2,40ha).

- Đất cụm công nghiệp: 18,57 ha (chiếm 0,63% TTN) tập trung lớn nhất ở phường Quán Trữ.

- Đất thương mại, dịch vụ: 3,50 ha (chiếm 0,12% TTN);

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: 139,19ha chiếm 4,7% TTN;

- Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: 394,95ha (chiếm 13,33% TTN) so với năm 2017 tăng 0,7ha;

- Đất có di tích lịch sử - văn hoá: 0,67 ha (chiếm 0,02% TTN) - Đất bãi thải, xử lý chất thải: 1,69 ha (chiếm 0,06% TTN)

- Diện tích đất ở đô thị: 605,78ha (chiếm 20,45 % TTN) so với năm 2017 tăng 0,25ha, tập trung lớn nhất ở phường Văn Đẩu (98,86ha); ít nhất ở phường Ngọc Sơn (25,40ha).

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 4,81 ha (chiếm 0,16% TTN) tập trung lớn nhất ở phường Trần Thành Ngọ (2,69ha).

- Đất cơ sở tôn giáo: 9,00 ha (chiếm 0,30% TTN) tập trung chủ yếu ở các phường Bắc Sơn, Lãm Hà, Đồng Hoà.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ: 30,54 ha (chiếm 1,03% TTN) tập trung ở các phường Bắc Sơn, Văn Đẩu.

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng: 3,71ha (chiếm 0,13% TTN) - Đất sinh hoạt cộng đồng: 1,84 ha (chiếm 0,06% TTN)

- Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: 6,45 ha (chiếm 0,22% TTN) - Đất cơ sở tín ngưỡng: 3,41 ha (chiếm 0,12% TTN)

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 130,78ha (chiếm 4,41% TTN) tập trung lớn nhất ở phường Lãm Hà, Tràng Minh.

- Đất có mặt nước chuyên dùng: 1,20ha (chiếm 0,04% TTN) - Đất phi nông nghiệp khác: 0,52ha (chiếm 0,02% TTN). *) Diện tích đất chưa sử dụng: 35,31ha (chiếm 1,19% TTN).

2.3. Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý đất đai quận Kiến An,thành phố Hải Phòng thành phố Hải Phòng

2.3.1. Thực trạng hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiệnthủ tục hành chính nói chung tại quận Kiến An thủ tục hành chính nói chung tại quận Kiến An

2.3.1.1. Từ năm 2011 đến trước ngày 01/7/2014

Từ 2011 đến trước ngày 01/7/2014, tất cả các thủ tục đều được tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận ‘‘Một cửa’’ của quận; Thủ tục hành chính được căn cứ pháp lý theo Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định, Thông tư và các văn bản dưới luật ban hành kèm theo Luật đất đai năm 2003. Đây là giai đoạn trước khi luật đất đai 2013 ra đời và có hiệu lực, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đất đai cũng đã được thực hiện tuy nhiên chưa có những kết quả nổi bật.

Công nghệ thông tin chủ yếu được sử dụng trong nội bộ của các cơ quan và chưa được triển khai trên diện rộng. Các nền tảng, phần mềm công nghệ chủ yếu tập trung giải quyết các công việc của cán bộ còn việc phục vụ cho hai đối tượng là người dân và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Trong lĩnh vựu đất đai thì rất ít trường hợp người dân có thể nộp hồ sơ làm các thủ tục trên môi trường mạng. Các cổng thông tin điện tử chủ yếu chỉ cung cấp thông tin và nhiều khi nội dung thông tin vẫn còn nghèo

nàn và thiếu cập nhật thường xuyên. Các quy trình thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai chưa được phổ biến trên các cổng thông tin.

Nhiều cán bộ, công chức chưa có thói quen sử dụng thư điện tử, trao đổi văn bản điện tử, chưa hình thành văn hóa chia sẻ thông tin và hạn chế việc ứng dụng CNTT. Ngoài ra, do thu nhập thấp nên cơ quan Nhà nước chưa thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng tốt làm cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin để hướng dẫn các cấp.

Trong giai đoạn này, kinh phí đầu tư cho việc xây dựng hạ tầng thông tin, đầu từ cho các nền tảng công nghệ còn hạn hẹp, chưa tương xứng với lợi ích do ứng dụng công nghệ thông tin mang lại. Tại địa phương chưa có nguồn chi hằng năm, nguồn chi ổn định cho ứng dụng công nghệ thông tin.

Trong giai đoạn này, hệ thống chính sách pháp luật và những quy định có liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính điện tử chưa hoàn thiện hoặc chưa được triển khai đồng bộ nên việc ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương cũng gặp không ít những khó khăn. Chữ ký điện tử trong giao dịch của cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân với cơ quan Nhà nước chưa được trú trọng đầu tư đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực.

Trong công tác quản lý dữ liệu đất đai trong giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều dữ liệu bản đồ địa chính tại các phường còn tồn tại ở dạng giấy, chưa được số hóa và chưa được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Do vậy nên công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với những khu vực có tranh chấp đất đai mà không lưu trữ được các giấy tờ về nguồn gốc đất, và thông tin trên bản đồ địa chính không đầy đủ.

Do việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa sâu và rộng nên vẫn còn nhiều hạn chế và có thể rất dễ phát sinh tiêu cực trong công tác thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Thủ tục hành chính chưa được công khai một cách đầy đủ với người dân và chưa có ứng dụng công nghệ và cơ chế để kiểm soát tiến độ giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ. Do đó, các cán bộ cấp trên khó lắm bắt được tiến độ của cán bộ cấp dưới và sẽ hạn chế trong việc đôn đốc các các bộ, gây sự chậm chế

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ tục HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN lý đất ĐAI TRÊN địa bàn QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w