chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
2.3.4.1. Từ năm 2011 đến trước ngày 01/7/2014 * Đăng ký lần đầu
Xác định mục đích của việc đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận là phục vụ công tác quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Quận Kiến An đã xây dựng kế hoạch và quyết tâm tập trung hoàn thành công tác này. Quận đã thường xuyên tiến hành hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và chốt số liệu, đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: đã cấp được 3750 Giấy chứng nhận. Cơ quan chức năng đã kiểm tra, phát hiện 241 vi phạm về đất đai, TTXD (trong đó: 215 vi phạm mới phát sinh, 26 vi phạm cũ), đã xử lý 219 vi phạm, đạt tỷ lệ 90.87%;
* Đăng ký biến động
Trong giai đoạn này, đã cấp tổng số 6.279 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong đó có 2529 trường hợp đăng ký biến động, cụ thể như sau:
+ Chuyển nhượng: 1211 + Thừa kế, tặng cho: 829 + Tăng, giảm diện tích: 315 + Các loại biến động khác: 174
Trong giai đoạn này, các biến động chủ yếu là chuyển nhượng và thừa kế, tặng cho. Phần lớn các trường hợp tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất là tặng cho đất ở để
các hộ gia đình tự giãn, khi con cái ra ở riêng hoặc bố mẹ chết đi để thừa kế lại cho con cái quyền sử dụng đất của mình. Song song với việc thực hiện các thủ tục đăng ký biến động là công tác chỉnh lý biến động đất đai. Tuy nhiên, công tác chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn quận chưa được đồng bộ giữa các cấp, việc cập nhật biến động trên hồ sơ địa chính đã thực hiện nhưng chưa thường xuyên. Một số nguyên nhân cơ bản là do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chỉnh lý biến động trên bản đồ của cán bộ địa chính cấp xã, cán bộ chuyên môn văn phòng đăng ký còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai chưa được thực hiện thường xuyên. Việc chỉnh lý biến động ở một số phường chưa hiện đại hóa, chỉ chỉnh lý trên bản đồ giấy gây nhiều sai xót. Mặt khác, do khối lượng công việc nhiều, nên cán bộ địa chính còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: giải phóng mặt bằng, xây dựng (đối với cán bộ địa chính phường).
2.3.4.2. Từ ngày 01/7/2014 đến tháng 6/2020
Từ ngày 01/7/2014, tất cả các thủ tục vẫn tiếp tục được tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận ‘‘Một cửa’’ của quận. Việc thực hiện các thủ tục hành chính được căn cứ theo Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định, Thông tư và các văn bản dưới luật ban hành kèm theo Luật đất đai năm 2013. Giai đoạn này, quận Kiến An đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực đất đai. UBND quận đẩy mạnh công tác liên thông, cấp giấy chứng nhận lần đầu, xác định nghĩa vụ tài chính, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính.
* Đăng ký lần đầu
Trong giai đoạn này, sau khi tiến hành đo đạc lại bản đồ địa chính của các xã, phường trên toàn địa bàn, Chi nhánh đã tiến hành rà soát cấp GCN theo dự án tổng thể cấp GCN lần đầu đại trà. Cấp giấy chứng nhận lần đầu bao gồm chứng nhận quyền sử dụng đất; chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu
(Đơn vị: Hồ sơ)
STT Thời điểm Số hồ sơ
tiếp nhận Số giấy CNQSDĐ được cấp lần đầu Tỉ lệ cấp (%)
1 7/2014 đến 2015 1638 411 25.09
2 Năm 2016 1.723 384 22.29
3 Năm 2017 2.325 584 25.12
4 Năm 2018 2.631 582 22.12
5 Năm 2019 đến 6/2020 2886 825 28.58
(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ quận Kiến An, TP.Hải Phòng)
Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu được thực hiện với tỉ lệ không giống nhau qua các năm. Giai đoạn 1/7/2014 đến hết năm 2015 đạt 25,09%, năm 2016 đạt 22,29%; năm 2017 là 25,12%; năm 2018 là 22,12%, năm 2019 đến 6/2020 đạt 28,58%. Mặc dù số giấy CNQSDĐ được cấp lần đầu có xu hướng tăng qua các năm nhưng vẫn còn nhiều hồ sơ tồn đọng, chưa được giải quyết xong. Một số nguyên nhân là do mức độ phức tạp của các phần đất yêu cầu tách thửa cũng như điều kiện pháp lý khi tiến hành gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình người dân thực hiện nghĩa vụ tài chính nên tiến độ cấp thấp hơn so với yêu cầu.
* Đăng ký biến động
Công tác đăng ký biến động sử dụng đất cũng đã được UBND quận hết sức quan tâm, chỉ đạo để chi nhánh văn phòng đăng ký thực hiện hiệu quả. Ngày nay đất đai ngày càng thay đổi, biến động nhiều và người dân cũng đã tích cực hơn trong công tác đăng ký biến động sử dụng đất. Điều này đòi hỏi công tác cập nhật đăng ký biến động phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để công tác quản lý đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với biến động do chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất, hồ sơ bao gồm: GCNQSDĐ (bản chính và bản sao); Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (02 bản chính và 02 bản sao); Biên bản kiểm tra hiện trạng SDĐ, chỉnh lý bản đồ đối với trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất, kèm theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất (trích lục bản đồ thửa đất hoặc trích đo trên thực địa); Sổ hộ khẩu nông nghiệp đối với những trường hợp nhận chuyển nhượng đất chuyên trồng lúa nước; Giấy ủy quyền đối với trường hợp người chuyển nhượng ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật; Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu), chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ liên quan đến miễn, giảm thuế đối với trường hợp được miễn thuế. Như vậy có thể thấy, so với quy định của pháp luật đất đai năm 2013, về thành phần hồ sơ chuyển nhượng trên địa bàn có thêm biên bản kiểm tra hiện trạng và chỉnh lý bản đồ đối với những trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất (kèm theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất); đối với trường hợp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa
nước phải có sổ hộ khẩu làm nông nghiệp và đơn xác nhận của UBND phường là đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Trường hợp bên chuyển nhượng QSDĐ chưa có GCNQSDĐ mà chỉ có một trong các giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 sẽ thực hiện thủ tục cấp GCN cho bên chuyển nhượng QSDĐ, sau đó mới thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSDĐ hoặc cấp GCN cho bên nhận chuyển QSDĐ theo quy trình giải quyết hồ sơ cấp mới GCN của Quận.
Bảng 2.2. Tình hình chuyển nhượng, thừa kế QSDĐ
Năm
Tình hình chuyển nhượng, thừa kế QSDĐ Tổng số hộ xin cấp GCN Chuyển nhượng Thừa kế 2015 978 601 377 2016 1020 677 323 2017 1000 476 524 2018 1185 621 564 2019 1231 858 373
(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ quận Kiến An, TP.Hải Phòng)
Số lượng hồ sơ Chuyển nhượng và Thừa kế không giống nhau qua các năm. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ biến động sử dụng dụng đất có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2015 chỉ có 978 hộ thì năm 2019 có 1231 hộ đăng ký cấp giấy chứng nhận. Chuyển nhượng chủ yếu thông qua kết quả mua bán hàng năm; thừa kế là do bố mẹ chia cho con cái trong gia đình một phần tài sản từ đất hoặc nhà ở. Số trường hợp được hưởng thừa kế cũng tương đối lớn trong giai đoạn này.
Về đăng ký giao dịch đảm bảo, chỉnh lý biến động: Đăng ký giao dịch đảm bảo, chỉnh lý biến động sau cấp giấy chứng nhận có thể thực hiện đăng ký trên giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới giấy chứng nhận. Thời gian thực hiện đăng ký biến động là 10 ngày ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ kể cả trường hợp đăng ký biến động mà liên quan đến việc cấp mới giấy chứng nhận, cụ thể, Tại bộ phận một cửa của UBND quận là 01 ngày; Tại Chi nhánh VPĐKĐĐ là 5 ngày; Tại Chi cục thuế: 03 ngày; Tại UBND quận: 02 ngày (tính từ ngày 15/3/2020 trở về sau thì việc thực hiện tại UBND quận chuyển về Văn phòng đăng ký đất đai là 1 ngày và Sở Tài nguyên và Môi trường là 1 ngày).
Đăng ký giao dịch đảm bảo, chỉnh lý biến động được cụ thể theo các nội dung như Số hồ sơ đăng ký, chỉnh lý biến động; Hồ sơ đăng ký thế chấp; Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp; Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thế chấp.
Bảng 2.3. Đăng ký giao dịch đảm bảo, chỉnh lý biến động
(Đơn vị: Hồ sơ) Thời điểm Số hồ sơ đăng ký, chỉnh lý biến động Hồ sơ đăng ký thế chấp Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp
Hồ sơ thay đổi nội dung đăng
ký thế chấp Năm 2015 954 755 429 19 Năm 2016 1020 810 611 24 Năm 2017 1000 823 641 14 Năm 2018 1185 1095 813 17 Năm 2019 1272 1004 781 32
(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ quận Kiến An, TP.Hải Phòng)
Theo số liệu thông kê có thể thấy, số hồ sơ đăng ký, chỉnh lý biến động là lớn nhất, tiếp đến là Hồ sơ đăng ký thế chấp và Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp, Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thế chấp. Khối lượng giao dịch này không giống nhau giữa các nội dung và thay đổi qua các năm. Nguyên nhân, trong giai đoạn này nhiều hộ gia đình có nhu cầu chuyển đổi nhà ở, tách thửa đất, lập trang trại, huy động vốn để kinh doanh ... nên cần nhiều vốn đầu tư nên khối lượng công việc cũng biến động qua các năm.