Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trên 12% thời kỳ 2020- 2025, trên 13% thời kỳ 2025-2030; Trong đó, tăng trưởng theo GDP hàng năm của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 4,3%. Tương tự theo các thời kỳ trên, tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng là 15,5-16%, 16-16,5%; khu vực dịch vụ là 11,5% và 13,5%.
- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 4,5%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20-21%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp. Năm 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 37,4%, dịch vụ 40,8% và nông - lâm - thuỷ sản 21,8%; cơ cấu tương ứng của các ngành vào năm 2022 là 43%, 40,5% và 16,5%; vào năm 2025 là 44-45%, 41% và 14-15%.
GDP/người theo giá hiện hành từ 10,65 triệu đồng năm 2020 tăng lên 20 -25 triệu đồng năm 2015 (1.200-1.400 USD) và 70-72 triệu đồng năm 2025 (3.500- 3.700 USD); thu hẹp khoảng cách chênh lệch về GDP/người so với mức bình quân cả nước là 66,8% năm 2020; 93% năm 2025 và 115% năm 2030.
Đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để đạt các mục tiêu trên cần tích cực huy động và cân đối các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: vốn ngân sách tỉnh (chủ yếu sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật), các nguồn vốn trong nhân dân, vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, vốn của các bộ, ngành đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tạo sự thông thoáng về hành chính để thu hút đầu tư. Coi trọng xã hội hóa đầu tư để tập trung phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông các khu, cụm công nghiệp, các thiết chế văn hóa xã hội.
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười