Việc phân cấp về quản lý hoạt động đấu thầu được thực hiện như đối với việc tổ chức thẩm định dự án. Cấp nào phê duyệt dự án thì cấp đó thẩm định kế hoạch đấu thầu của dự án. Về quản lý hoạt động đấu thầu, Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan quản lý những dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND huyện.
Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện thẩm định kế hoạch đấu thầu của các dự án. Các chủ đầu tư thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu. Khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, các chủ đầu tư gửi quyết định phê duyệt đến Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện để tổng hợp báo cáo kết quả đấu thầu, chỉ định thầu gửi UBND huyện báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hoạt động báo cáo hoạt động đấu
thầu trong năm của huyện với Sở Kế hoạch và Đầu tư được thực hiện vào tháng 01 của năm sau.
Bên cạnh đó, hoạt động lựa chọn nhà thầu dự án dự án ĐTXDCB tại huyện Tháp Mười còn nhiều hạn chế như chất lượng các hồ sơ thiết kế chưa cao, chưa sát với thực tế, giữa hồ sơ thiết kế và thực tế có nhiều vấn đề bất cập phải điều chỉnh nhiều lần. Giá cả vật liệu xây dựng biến động có nhiều biến động, các chính sách về tiền lương, các quy định có nhiều thay đổi trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến hoạt động thẩm tra, thẩm định các dự án. Các ĐVTV thiết kế chưa nắm vững về quy trình đầu tư nên không tư vấn được cho các chủ đầu tư, UBND các xã kịp thời trong việc chuẩn bị hồ sơ làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
Bảng 2.5 Tổng hợp kết quảđấu thầu của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười )
Hoạt động đấu thầu, chỉ định đầu đã tuân thủ theo đúng Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu đã góp phần kiểm soát được quá trình đầu tư trên địa bàn; lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, trình độ thi công, khuyến khích sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu; khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thực hiện thi công các dự án trên địa bản tỉnh.
2.3.4 Hoạt động thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước