Thứ nhất, cần xác định rõ vai trò của nhà nước trong quản lý đầu tư phát triển, theo đó nhà nước cần thực hiện tốt vai trò là “cung cấp” chứ không phải là vai trò “nhà đầu tư”, đồng thời tăng cường vai trò “nhà nước phúc lợi”.
- Thời gian tới, dự án đầu tư cần được sử dụng như một công cụ kích thích sự phát triển, tạo thuận lợi cho đầu tư của các thành phần kinh tế khác, tạo ra sự lan tỏa và liên kết phát triển giữa các địa phương. Dự án đầu tư của UBND huyện Tháp Mười phải được điều chỉnh theo hướng chỉ đầu tư ở những lĩnh vực mà xã hội cần nhưng tư nhân không muốn làm hoặc không thể đảm đương và cần đảm bảo rằng dự án đầu tư không được ở quy mô quá lớn dẫn tới hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân.
- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cần có quan điểm kết cấu hạ tầng khung phải do chính quyền Tỉnh đầu tư. Đó là vì, thực tiễn phát triển của UBND huyện Tháp Mười cũng như các tỉnh thành phố của các quốc gia đang phát triển trên thế giới cho thấy việc xã hội hóa xây dựng CSHT cũng rất quan trọng nhưng không thể thay thế được vai trò của nhà nước trong lĩnh vực này vì hai lý do sau: vốn đầu tư cho CSHT loại có quy mô trung bình và lớn rất nhiều nhưng lại có tỷ suất hoàn vốn chậm, rủi ro cao nên tư nhân không muốn đầu tư; xã hội hóa hạ tầng chỉ phát huy hiệu quả khi được phát triển trên nền tảng hạ tầng khung và quy hoạch hạ tầng ổn định.
- Ngoài ra, những công trình nhận đầu tư bằng vốn ngân sách cho XDCB của UBND huyện Tháp Mười được thực hiện phải liên quan trực tiếp đến phát triển con người như giáo dục, y tế, văn hóa.. và phục vụ lợi ích chung của đa số người dân Tỉnh, còn những công trình phục vụ cho một nhóm xã hội nhất định, thường là nhóm dân có thu nhập cao thì không được coi là hàng hóa công cộng và phải được đầu tư - kinh doanh theo cơ chế thị trường (ví dụ trung tâm vui chơi, giải trí cao cấp, bệnh viện cao cấp, trường học cao cấp).
Thứ hai, quán triệt quan điểm hiệu quả là mục tiêu hàng đầu trong tái cấu trúc dự án đầu tư.
- Cần phải tính toán đầy đủ đến hiệu quả kinh tế - xã hội, những tác động của dự án đầu tư đến việc phát triển kinh tế trong các ngành, các địa phương và hiệu quả xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống của người dân ở các địa phương khác nhau. Dự án đầu tư của UBND huyện Tháp Mười phải tính toán đến hiệu quả và lợi ích chung, không vì lợi ích cục bộ của địa phương, vì lợi ích nhóm mà ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn Tỉnh cũng như của cả nước.
- Trong từng ngành, lĩnh vực, bố trí vốn tập trung cho các dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, các dự án cần đẩy nhanh tiến độ và các dự án trọng điểm cấp bách, chống thất thoát lãng phí vốn của nhà nước. Đối với những dự án mới, quyết định đầu tư được đưa ra khi bảo đảm đủ nguồn vốn. Tập trung vốn cho các dự án đảm bảo trong hạn định về thời gian và nguồn vốn, có hiệu quả cao; cắt giảm các công trình đầu tư bằng vốn ngân sách có quy mô quá lớn, chưa thật cấp bách và có thời gian đầu tư dài. Các dự án này phải nằm trong hệ thống quy hoạch về không gian và thời gian của tỉnh UBND huyện Tháp Mười, không dự án đầu tư ngoài quy hoạch, phá vỡ quy hoạch. Mặt khác cũng cần có những điều chỉnh quy hoạch cần thiết khi các yếu tố của quy hoạch biến động. Có như vậy, các dự án dự án đầu tư của UBND huyện Tháp Mười mới đảm bảo được tính đồng bộ, chống đầu tư dàn trải, lãng phí.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả dự án đầu tư phải đảm bảo tương thích với mô hình tăng trưởng mới, phục vụ tăng trưởng cao và bền vững ở UBND huyện Tháp Mười.
Thời gian tới cần thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng dựa nhiều vào vốn đầu tư sang tăng trưởng theo chiều sâu dựa trên nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế. Khi đó, tái cấu trúc dự án đầu tư gắn với mô hình tăng trưởng mới chính là quá trình phân bổ lại nguồn vốn công nhằm nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế.
- Đồng thời, cần đảm bảo dự án đầu tư có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng không được gây ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng trung
hạn và dài hạn. Điều này đòi hỏi dự án đầu tư cần tập trung vào những lĩnh vực có thể gia tăng tiềm năng tăng trưởng, phải đảm bảo hiệu quả đầu tư ròng dương của dự án đầu tư và nguồn vốn cho dự án đầu tư phải dựa trên nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu ổn định lâu dài.
Thứ tư, là gắn chặt trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đã được giao nhiệm vụ với kết quả và hiệu quả của dự án đầu tư
Việc thực hiện dự án đầu tư không đúng thẩm quyền, không đúng chức năng của cá nhân và tổ chức ở các khâu trong quản lý dự án dẫn đến nhiều bất cập trên thực tế. Phải thống nhất quan điểm nhà nước không thể chịu trách nhiệm vô hạn trước những sai phạm của các cá nhân và tổ chức. Do đó, để tái cấu trúc đầu tư theo hướng tăng trưởng cao và bền vững, phải đảm bảo được nguyên tắc cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, phải đảm bảo được nguyên tắc ai ra quyết định đầu tư, cấp nào ra quyết định đầu tư, cấp đó, người đó phải chịu trách nhiệm. Đây là một nguyên tắc gắn trách nhiệm và nhiệm vụ của người ra quyết định. Hàm ý của nguyên tắc này là để loại trừ những quyết định của những người không có trách nhiệm, ra những quyết định không phù hợp cũng như phải xác định được trách nhiệm của những bên liên quan đến quản lý dự án đầu tư thiếu hiệu quả.
Cuối cùng là đảm bảo công khai - minh bạch và trách nhiệm giải trình trong mọi hoạt động dự án đầu tư, đồng thời đảm bảo sự tham gia của các tổ chức độc lập trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.
Nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình là các nguyên tắc căn bản trong quản trị hiệu quả. Mọi thất thoát, lãng phí, tham nhũng có điều kiện nảy sinh và phát triển đều do không công khai, minh bạch hay chỉ công khai nửa vời về thông tin và đặc biệt thiếu trách nhiệm giải trình trước các chất vấn của người dân. Tuy nhiên, chỉ công khai, minh bạch thì chưa đủ mà còn cần đảm bảo cơ chế giám sát và đánh giá độc lập đối với hoạt động dự án đầu tư nói chung và hiệu quả dự án đầu tư nói riêng. Áp dụng nguyên tắc chỉ đạo này đòi hỏi sự thay đổi tư duy rất lớn trong quản lý dự án đầu tư, từ tập trung vào “phân bổ ngân sách dự án đầu tư” chuyển sang “tập trung đánh giá hiệu quả dự án đầu tư” và sử dụng hiệu quả
đầu tư như là một tiêu chí quan trọng để phân bổ ngân sách dự án đầu tư trong những thời kỳ tiếp theo.