Khái niệm về sự hài lòng công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện châu thành (Trang 38 - 40)

Một trong các định nghĩa đầu tiên về sự hài lòng công việc và được trích dẫn nhiều nhất có thể kể đến là định nghĩa của Robert Hoppock (1935). Hoppock định

nghĩa sự hài lòng công việc là sự kết hợp của tâm lý, hoàn cảnh sinh lý và môi trường làm việc tác động đến nhân viên. Theo phương pháp này mặc dù sự hài lòng công việc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài, nó vẫn còn các yếu tố bên trong có thể làm cho các nhân viên cảm thấy hài lòng. Sự hài lòng công việc là một tập hợp các yếu tố gây ra một cảm giác hài lòng. Tác giả cho rằng, việc đo lường sự hài lòng công việc bằng hai cách: (a) đo lường sự hài lòng công việc nói chung và (b) đo lường sự hài lòng công việc ở các khía cạnh khác nhau liên quan đến công việc. Ông cũng cho rằng sự hài lòng công việc nói chung không chỉ đơn thuần là tổng cộng sự hài lòng các khía cạnh khác nhau, mà sự hài lòng công việc nói chung có thể được xem như một biến riêng. Theo Vroom (1964), trong định nghĩa về sự hài lòng công việc là tập trung vào vai trò của nhân viên tại nơi làm việc. Vì vậy, sự hài lòng công việc như là định hướng tình cảm cá nhân đối với công việc. Theo Spector (1997), cho rằng hài lòng công việc là cách mà nhân viên cảm giác về công việc và khía cạnh khác nhau của công việc. Nó là mức độ mà mọi người thích hoặc không thích công việc của họ. Đây là lý do tại sao sự hài lòng và không hài lòng công việc có thể xuất hiện trong bất kỳ tình huống công việc nào. Theo Ellickson và Losdon (2001) thì cho rằng sự hài lòng công việc được định nghĩa chung là mức độ nhân viên yêu thích công việc của họ, đó là thái độ dựa trên sự nhận thức của nhân viên ( tích cực hay tiêu cực) về công việc hoặc môi trường làm việc của họ. Nói đơn giản hơn môi trường công việc càng đáp ứng được các nhu cầu, giải trí, tính cách của người lao động thì độ hài lòng công việc càng cao. Schemerthon (1993) định nghĩa sự hài lòng công việc như là sự phản ứng về mặt tình cảm và cảm xúc đối với các khía cạnh công việc khác nhau của nhân viên. Tác giả nhấn mạnh các nguyên nhân của sự thỏa mãn công việc bao gồm vị trí công việc, sự giám sát của cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, nội dung công việc, sự đãi ngộ, và các phần tiến gồm thăng tiến, điều kiện vật chất của môi trường làm việc, cũng như cơ cấu của tổ chức. Theo Kreitner và Kinicki (2007) sự hài lòng công việc chủ yếu phản ánh mức độ một cá nhân yêu thích công việc của mình. Theo Mullins (2005) cho rằng sự hài lòng công việc là một khái niệm phức tạp và nhiều nghĩa mà có thể có nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Hài lòng công việc thường được liên kết với động lực, nhưng bản chất của mối quan hệ này là không rõ ràng. Sự hài lòng là

không giống như động lực. Sự hài lòng công việc là một thái độ, một trạng thái nội bộ. Còn theo Aziri (2008) phát biểu rằng sự hài lòng công việc đại diện cho một phần cảm giác xuất hiện như là kết quả của nhận thức rằng công việc cho phép đạt được các nhu cầu vật chất và tinh thần. Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng công việc. Nhưng chúng ta có thể rút ra được rằng một người được xem là có sự hài lòng công việc thì người đó sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu đối với công việc của mình. Liên quan đến nguyên nhân nào dẫn đến sự hài lòng công việc thì mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn, lý giải riêng qua các công trình nghiên cứu của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện châu thành (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)