huyện Châu Thành
Mô hình nghiên cứu ban đầu được xây dựng gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCC tại UBND huyện Châu Thành gồm: “ Công việc”, “ Điều kiện làm việc”, Môi trường làm việc”, “Thu nhập”, “Đánh giá công việc”, “Lãnh đạo”, “Quan hệ đồng nghiệp”. Ngoài ra đề tài nghiên cứu còn xem xét sự tác động của từng đặc điểm cá nhân như: Giới tính, Trình độ học vấn, Độ tuổi, Thâm niên công tác, Nơi ở và Biên chế, hợp đồng ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCC tại UBND huyện Châu Thành.
Sau khi kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố được tiến hành. Với số biến quan sát ban đầu là 4 biến của nhân tố phụ thuộc và 28 biến của nhân tố độc lập. Mong đợi của chúng ta trước khi tiến hành phân tích nhân tố này là 28 biến này sẽ hình thành 7 nhân tố là: Công việc, Điều kiện làm việc, Môi trường làm việc, Thu nhập, Đánh giá công việc, Lãnh đạo, Quan hệ đồng nghiệp.
Cũng như các phương pháp phân tích thống kê khác, trước khi tiến hành phân tích nhân tố, ta cũng cần kiểm tra xem việc dùng phương pháp này có phù hợp hay không. Việc kiểm tra này sẽ được thực hiện bởi việc tính hệ số KMO and Bartlett’s Test. Trị số của KMO trong trường hợp này khá lớn đạt 0.677 và Sig. của Bartlett’s Test nhỏ hơn 1/1000 cho thấy 29 biến này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố.
Phương pháp trích trong phân tích nhân tố của nghiên cứu này là phân tích nhân tố chính (Principal component analysis) với giá trị trích Eigenvalue lớn hơn 1. Điều này có nghĩa là chỉ những nhân tố được trích ra có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Bảng kết quả phân tích nhân tố cho thấy có tất cả 29 nhân tố có Eigenevalue lớn hơn 1. 8 nhân tố này sẽ được giữ lại tiếp tục phân tích. Ta cũng thấy được với 8 nhân tố này sẽ giải thích được 67,83% biến
thiên của dữ liệu (phần trăm của phương sai). Hệ số KMO là 0.677, hệ số này là khá cao trong phân tích nhân tố.
Kết quả ma trận xoay cho thấy, 28 biến quan sát được gom thành 7 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0,5.
Như vậy, kết quả phân tích nhân tố phụ thuộc hoàn toàn phù hợp với lý thuyết ban đầu về các nhân tố tác động đến sự hài lòng của cán bộ các phòng ban tại UBND huyện Châu Thành. Công việc, Điều kiện làm việc, Môi trường làm việc, Thu nhập, Đánh giá công việc, Lãnh đạo, Quan hệ đồng nghiệp.
Nhìn chung kết quả nghiên cứu đã đạt mục tiêu đề ra, từ đó giúp tác giả trả lời các câu hỏi đặt ra ở phần câu hỏi nghiên cứu, cụ thể:
Đối với câu hỏi thứ nhất, Phân tích hồi quy được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các biến độc lập: (1)Công việc (CV); (2)Điều kiện làm việc (ĐK); (3)Môi trường làm việc (MT); (4)Thu nhập (TN); (5) Đánh giá công việc (ĐG); (6)Lãnh đạo (LĐ); (7) Quan hệ đồng nghiệp (ĐG) đến Sự hài lòng trong công
việc của cán bộ phòng ban (HL). Giá trị của các yếu tố được dùng để phân tích hồi quy là trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định Cronbach’s Alpha và EFA. Kết quả ở bảng trên cho thấy, hệ số R có giá trị 0,851 cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có mối tương quan chặt chẽ. Báo cáo kết quả hồi quy của mô hình cho thấy giá trị R2 (R Square) bằng 0,725, điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 72,5% hay nói cách khác là 72,5% sự biến thiên của biến sự thỏa mãn trong công việc được giải thích bởi 7 nhân tố. Giá trị R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh chính xác hơn sự phù hợp của mô hình so với tổng thể, ta có giá trị R điều chỉnh bằng 0,712 (hay 71,2%) với kiểm định F Change, Sig ≤ 0,05 có nghĩa tồn tại mô hình hồi quy tuyến tính giữa sự hài lòng và 5 nhân tố ảnh hưởng. Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp của các biến độc lập. Nhìn vào bảng (ANOVA) bên dưới ta thấy rằng giá trị thống kê F được tính từ giá trị R2 đầy đủ khác 0, có giá trị Sig. = 0,000 (< 0,05) rất nhỏ cho thấy mô hình sử dụng là phù hợp với tập dữ liệu và các biến đều đạt được tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance > 0,0001).
Đối với câu hỏi thứ hai, Sau khi thực hiện các phép kiểm định hồi quy so với tổng thể ta thấy mô hình không vi phạm các giả thuyết kiểm định và có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả xem xét mức ý nghĩa các biến độc lập trong mô hình hồi quy ta thấy có 3 biến không có mức ý nghĩa so với Sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban (HL), đó là biến Đánh giá công việc (ĐG) vì có mức ý nghĩa
Sig. = 0,112 > 0,05; Điều kiện làm việc (ĐK) vì có mức ý nghĩ Sig. = 0,149 > 0,05;
Quan hệ đồng nghiệp (ĐN) vì có mức ý nghĩa Sig. = 0,813 > 0,05 nên không chấp
nhận trong phương trình hồi quy. Có 4 biến ảnh huởng đến Sự hài lòng trong công
việc của cán bộ phòng ban (HL) đó là biến: Lãnh đạo (LD); Công việc (CV);
Thu nhập (TN); Môi trường làm việc (MT) vì các biến này có mức ý nghĩa Sig.
< 0,05 nên được chấp nhận trong phương trình hồi quy và đều có tác động dương (hệ số Beta dương) đến Sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban (HL). Tuy nhiên, giá trị Sig của hằng số 0,348 > 0,05 nên tác giả loại bỏ hằng số ra khỏi phương trình hồi quy. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với 4 biến độc lập được thể hiện trong phương trình sau:
Sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban = 0,425*Lãnh đạo + 0,401*Môi trường làm việc + 0,295*Công việc + 0,278*thu nhập.
Từ phương trình hồi quy đồng biến, tỉ lệ thuận với các biến quan sát: Nhân tố lãnh đạo (LĐ) đóng góp 30.4%, nhân tố Môi trường làm việc (MT) đóng góp 28.7%, nhân tố Công việc (CV) đóng góp 21.1%, và nhân tố Thu nhập (TN) đóng góp 19.8%. Như vậy, thứ tự ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban là: Thứ nhất là Lãnh đạo, thứ nhì là Môi trường làm việc, thứ ba là Công việc, và thứ tư là Thu nhập.
Đối với câu hỏi thứ ba, kết quả kiểm định được thực hiện đối với các biến định tính cho thấy chỉ có đặc điểm Thâm niên công tác mới tạo nên sự khác biệt đối với sự hài lòng trong công việc của họ, các đặc điểm còn lại như Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Nơi ở và Biên chế, hợp đồng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng trong công việc của CBCC tại UBND huyện Châu Thành. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành chuyên môn huyện Châu Thành trong việc xây dựng và thực thi các chính sách nhân sự nhằm gia tăng sự hài lòng chung, cũng như sự hài lòng đối với từng khía cạnh trong công việc,
trong đó cần phải lưu ý đến thâm niên công tác của CBCC tại UBND huyện Châu Thành.
So sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây, kết quả nghiên cứu này một lần nữa cho thấy mức độ hài lòng trong công việc của người lao động ở mỗi quốc gia khác nhau, tổ chức khác nhau thì sẽ khác nhau. Mức độ hài lòng trong công việc của người lao động gắn liền với một số nhân tố có quan hệ đến việc thực hiện công việc của họ. Các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của CBCC tại UBND huyện Châu Thành trong nghiên cứu này bao gồm: Công việc, Điều kiện làm việc, Môi trường làm việc, Thu nhập, Đánh giá công việc, Lãnh đạo, Quan hệ đồng nghiệp. Qua đó kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy các nhân tố này càng tốt thì mức độ hài lòng trong công việc của CBCC tại UBND huyện Châu Thành càng được nâng lên.
Với các mục tiêu nghiên cứu được đề ra, luận văn “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện Châu Thành” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng như sau:
Làm rõ các khái niệm liên quan đến sự hài lòng trong công việc của các phòng ban tại UBND huyện Châu Thành, làm tăng mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, đồng thời trên cơ sở trình bày tổng quan về các tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan trước đây, tác giả đã đề xuất sơ đồ nghiên cứu cụ thể và mô hình nghiên cứu đề nghị với thang đo đi kèm nhằm phục vụ cho việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện Châu Thành.
Trên cơ sở những lý luận tổng hợp, tác giả đã giới thiệu thực trạng các phòng ban tại UBND huyện Châu Thành với những kết quả đạt được và hạn chế trong thời gian qua, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện Châu Thành trên các góc độ nhân tố: Công việc, Điều kiện làm việc, Môi trường làm việc, Thu nhập, Đánh giá công việc, Lãnh đạo, Quan hệ đồng nghiệp.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện Châu Thành tác giả
cũng đưa ra một số giải pháp nhằm tổng hợp các gợi ý chính sách nâng cao sự hài lòng trong công việc của CBCC tại UBND huyện Châu Thành.