Tạo động lực qua các yếu tố vật chất

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động theo học thuyết abraham maslow tại công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 27 - 29)

8. Kết cấu đề tài

1.5.1. Tạo động lực qua các yếu tố vật chất

a) Tiền lương

Tiền lương là số tiền trả lao động một cách cố định và thường xuyên theo một đơn vị thời gian. Sử dụng tiền lương để khuyến khích NLĐ là hình thức kích thích lao động cơ bản giúp NLĐ làm việc tốt hơn không vì mục tiêu cá nhân mà còn vì mục tiêu chung của tổ chức. Tiền lương luôn là vấn đề được mọi người quan tâm, nó không chỉ là phương tiện để NLĐ có khả năng duy trì cuộc sống mà nó còn là sự công nhận của doanh nghiệp, của xã hội về những đóng góp của NLĐ vào tổ chức.

Đối với NLĐ thì tiền lương chính là khoản thu nhập chính trong hệ thống thù lao mà NLĐ nhận được. Khoản tiền lương này sẽ giúp cho NLĐ tái sản xuất sức lao động của mình, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của NLĐ cũng như cuộc sống gia đình họ. Nếu tiền lương cao xứng đáng với họ sẽ là nguồn động lực lớn nhất giúp NLĐ nâng cao hiệu quả làm việc.

Đối với doanh nghiệp thì tiền lương, tiền công lại là khoản chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp phải biết tận dụng tối đa chức năng của tiền lương nhằm tạo động lực mạnh nhất cho NLĐ trong tổ chức.

b) Tiền thưởng

Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung thêm ngoài tiền lương và tiền công nhằm khuyến khích NLĐ mà tiền lương không làm được.

“Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương. Cùng với tiền lương, tiền thưởng góp phần thỏa mãn nhu cầu vật chất cho người lao

động và trong chừng mực nhất định được người sử dụng lao động sử dụng như biện pháp khuyến khích vật chất có hiệu quả đối với người lao động, nhằm tác động đến động cơ, thái độ, năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động” [8,423].

Tiền thưởng là hình thức kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với NLĐ trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Trong thực tế, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số hoặc tất cả các loại thưởng: thưởng tăng năng suất, thưởng sáng kiến, thưởng hoàn thành vượt kế hoạch, thưởng về lòng trung thành, tận tâm với doanh nghiệp,…

Để nâng cao vai trò kích thích của tiền thưởng cần xác định đúng đắn mối quan hệ giữa tiền thưởng nhận được với mức cống hiến của NLĐ hay tập thể lao động trong sự nghiệp phát triển nâng cao hiệu quả kinh doanh của tổ chức.

c) Phụ cấp

Phụ cấp là khoản mà doanh nghiệp trả thêm cho NLĐ, do họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc do họ phải làm việc trong những điều kiện không bình thường hoặc không ổn định. Phụ cấp giúp nâng cao thu nhập cho NLĐ và còn có tác dụng tạo sự công bằng giữa những NLĐ. Những NLĐ làm ở các môi trường làm việc độc hại, khó khăn, phức tạp, nguy hiểm thì họ phải được trợ cấp cao để họ có thêm khoản thu nhập đề phòng cho những rủi ro rất lớn có thể xảy ra.

d) Phúc lợi

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cuộc sống của NLĐ như: bảo hiểm sức khỏe; BHXH; tiền lương hưu; tiền trả cho những ngày nghỉ; nghỉ lễ, nghỉ phép; các chương trình giải trí, nghỉ mát; nhà ở; phương tiện đi lại và các phúc lợi khác gắn liền với các quan hệ làm việc hoặc là thành viên trong tổ chức.

Các loại phúc lợi mà NLĐ được hưởng rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy định của Chính phủ, mức độ phát triển kinh tế và khả năng tài chính, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp.

Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống NLĐ, có tác dụng kích thích lòng trung thành, gắn bó với doanh nghiệp.Xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi và dịch vụ hợp lý nhằm tạo ĐLLV cho NLĐ.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động theo học thuyết abraham maslow tại công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)