Khái quát công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần May xuất

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động theo học thuyết abraham maslow tại công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 39 - 43)

8. Kết cấu đề tài

2.1.3. Khái quát công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần May xuất

xuất khẩu Đại Đồng

Công tác quản trị nhân lực tại CTCP may xuất khẩu Đại Đồng luôn tuân thủ theo đúng mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

a) Về công tác tuyển dụng

Công tác tuyển dụng nhân lực chủ yếu từ nguồn nội bộ trong Công ty. Việc tuyển chọn nhân viên thông qua xem xét, nghiên cứu hồ sơ và các văn bằng chứng chỉ kèm theo

Sau khi ứng viên nộp hồ sơ xin việc, trưởng phòng HCNS sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét hồ sơ xin việc xem có đáp ứng đủ yêu cầu không? Đơn xin việc của ứng viên bắt buộc theo mẫu của Công ty soạn thảo. Nếu hồ sơ đầy đủ và đạt được các yêu cầu tối thiểu cần thiết về các văn bằng chứng chỉ thì phòng HCNS sẽ trình lên cho ban giám đốc xem xét và kí duyệt. Sau khi xem xét và thấy hồ sơ đạt được yêu cầu thì ban giám đốc sẽ quyết định tuyển chọn. Công ty chỉ thực hiện phỏng vấn đối với bộ phận văn phòng, các cấp quản lý trong tổ, bộ phận

b) Về công tác sắp xếp, bố trí nhân lực:

Dựa theo kế hoạch kinh doanh hàng năm và nhu cầu của các bộ phận để làm căn cứ để sắp xếp và bố trí nhân lực.

Trong trường hợp vị trí công việc còn trống thì công ty sắp xếp cho nhân viên mới có kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm phù hợp vào vị trí đó. Trong trường hợp xuất hiện lao động dôi dư ra do sắp xếp lại tổ chức bộ máy thì

công ty sẽ nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp như: cho thuê lao động, cho lao động làm thời vụ, mở rộng sản xuất kinh doanh,...

c) Về công tác đào tạo và phát triển nhân lực:

-Hiện tại CTCP May xuất khẩu Đại Đồng chưa có quy chế đào tạo nhân lực. Về cách thức tổ chức và quản lý công tác đào tạo nhân lực: từng phòng, từng bộ phận sẽ nghiên cứu nhu cầu đào tạo tại bộ phận mình và lập ra kế hoạch đào tạo phù hợp.

-Các căn cứ để lập kế hoạch đào tạo: Kế hoạch kinh doanh trong năm của công ty, Những kiến thức và kỹ năng cần đào tạo, Số lượng người cần đào tạo và có thể huy động cho đào tạo, Kinh phí dự trù cho đào tạo, Đội ngũ giảng viên có thể huy động hoặc mời, Thời gian và địa điểm có thể tiến hành đào tạo, Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo,…

-Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của những cá nhân và bộ phận tham gia vào việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo: Phụ trách mỗi khối chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo, còn các phòng, ban, bộ phận khác giữ vài trò hỗ trợ.

Đôn đốc các cá nhân có liên quan thực hiện kế hoạch đào tạo đúng lịch trình. Xác định những người cần đào tạo và được cử đi đào tạo trong từng đợt đào tạo.

Kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo. Đánh giá kết quả đào tạo.

Những Khối có nhu cầu đào tạo thì sẽ sử dụng nhân lực sau đào tạo là chính, bên cạnh đó có thể phối hợp với các bộ phận khác.

Nhận xét: Công tác đào tạo nhân lực tại CTCP May xuất khẩu Đại Đồng mới chỉ dừng lại ở việc tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội nâng cao trình độ năng lực chứ chưa chú trọng đầu tư chiều sâu vào hoạt động này, và đào tạo chỉ tập trung vào một số vị trí cơ bản trong khi hầu hết các nhân viên đều

mong muốn có cơ hội phát triển. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do kinh phí cho đào tạo của công ty còn hạn chế.

d) Về công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc:

Hiện nay CTCP May xuất khẩu Đại Đồng vẫn chưa ban hành quy chế đánh giá thực hiện công việc, chỉ đánh giá theo định mức công việc hàng tháng, hàng năm theo hợp đồng lao động đã ký.

Trách nhiệm khi thực hiện đánh giá thuộc về lãnh đạo các bộ phận, các phòng; trưởng các nhóm, các bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình đánh giá theo phương pháp đánh giá theo chỉ tiêu, cho điểm mà bộ phận đó quy định.

Trưởng phòng HCNS xem xét, kiểm tra kết quả đánh giá và công bố kết quả đánh giá cho toàn thể nhân viên công ty và chờ lấy ý kiến phản hồi. Sau đó kết quả đánh giá sẽ được gửi lên Ban giám đốc công ty.

Kết quả đánh giá thực hiện công việc được sử dụng:

-Trong việc trả thù lao lao động. Có thể xếp loại nhân viên vào các hạng thi đua khác nhau trên cơ sở đó có hình thức khen thưởng phù hợp.

-Trong việc bố trí và sử dụng nhân lực. Với những nhân viên hoàn thành tốt công việc có thể được sử dụng làm những công việc có trách nhiệm cao hơn, hoặc mở rộng thêm công việc, được giao thêm một số công việc có tính chất thử thách để họ có cơ hội phát triển hơn. Những nhân viên có kết quả hoàn thành công việc kém có thể được bố trí làm công việc khác phù hợp hơn. Những nhân viên vi phạm kỉ luật sẽ được cân nhắc xử lý theo quy định của công ty.

-Trong việc đề bạt và thăng tiến. Nếu nhân viên tỏ ra vượt trội trong công việc, bộc lộ các tố chất của người biết tự định ra kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc, có nhiều khả năng, tiềm năng chưa được khai thác đúng và đủ thì công ty có thể xem xét đến việc đề bạt lên một vị trí cao hơn.

-Trong việc hoàn thiện các chính sách về quản trị nhân lực. Từ kết quả đánh giá công ty sẽ đưa ra một số điều chỉnh về chính sách nhân sự sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, tâm tư nguyện vọng của nhân viên và xu hướng

phát triển trong tương lai.

-Trong việc tạo động lực tinh thần cho nhân viên. Công ty lưu giữ những kết quả đánh giá trong hồ sơ nhân sự của nhân viên, những nhân viên xuất sắc sẽ được công ty tuyên dương, khen thưởng hoặc đề bạt lên những vị trí cao hơn,... làm cho nhân viên cố gắng làm việc và gắn bó với công ty.

Nhận xét: Mặc dù CTCP May xuất khẩu Đại Đồng chưa có quy chế đánh giá kết quả thực hiện công việc cụ thể nhưng việc đánh giá lại được tiến hành trên mỗi khối, mỗi bộ phận rất rõ ràng và sát với vị trí công việc do vậy việc đánh giá được chính xác hơn, NLĐ cảm thấy thỏa mãn với kết quả được đánh giá tránh tình trạng bất mãn trong công việc và càng cố gắng làm việc hơn. Điều này cũng là do đặc điểm kinh doanh của công ty có nhiều bộ phận chuyên môn hóa khác nhau.

e) Công tác thù lao lao động cho NLĐ:

-Quy chế lương: hiện nay CTCP May xuất khẩu Đại Đồng đang áp dụng quy chế trả lương, thưởng ban hành kèm theo Quyết định số: 17/QĐ–VCC ngày 07/10/2006.

-Nguồn hình thành quỹ lương: Quỹ tiền lương của công ty được hình thành từ các nguồn sau:

Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được TGĐ công ty quy định; Quỹ tiền lương thực hiện từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao (nếu có);

Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang;

Quỹ tiền lương làm thêm giờ, không vượt quá số giờ làm thêm theo quy định của Bộ Luật lao động.

-Thang, bảng lương đang áp dụng tại công ty theo hệ thống thang, bảng lương do công ty ban hành.

-Các hình thức trả lương: Trả lương theo thời gian và kết quả sản xuất kinh doanh thông qua trả lương hàng tháng (có tháng lương thứ 13), theo thâm niên,

theo hiệu suất công việc.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động theo học thuyết abraham maslow tại công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)