Định hướng phát triển Công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Đồng

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động theo học thuyết abraham maslow tại công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 62 - 64)

8. Kết cấu đề tài

3.1. Định hướng phát triển Công ty cổ phần may xuất khẩu Đại Đồng

a) Định hướng mục tiêu phát triển:

- Phát triển CTCP may xuất khẩu Đại Đồng trở thành một Công ty may mặc tầm cỡ của khu vực và của Việt Nam, Lấy sản xuất và kinh doanh hàng may mặc là chính. Với doanh thu kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc đạt từ 6 đến 10 triệu USD.

- Đầu tư mở rộng và phát triển theo chiều sâu về công nghệ sản xuất, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chung; và từng bước đẩy mạnh đầu tư tài chính và huy động vốn từ các nguồn khách nhằm tăng cường tiềm lực tài chính của Công ty.

b) Định hướng mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015 - 2020: Mức tăng trưởng hàng năm đạt từ 16 đến 20%;

Căn Cứ vào năng lực thực tế của công ty, xu hướng phát triển của ngành, xu hướng vận động của môi trường trong nước và thế giới, công ty đặt ra mục tiêu cụ thể tới cuối năm 2020 như sau: tăng số cán bộ công nhân lao động toàn công ty lên 2200 người.

Trong đó:

- Lao động trực tiếp: 1980 người (Chiếm 90% Tổng số lao động) - Lao động gián tiếp: 220 người (Chiếm 10% Tổng số lao động) - Trình độ Đại Học và Cao Đẳng: 335 người

- Trình độ Trung Cấp và phổ thông: 1865 người

hướng cơ bản của Công ty đề ra nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển. Chiến lược phát triển của công ty cũng đề ra: Cần có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao hiện đang làm việc, nhằm phát huy khả năng cống hiến trong sản xuất kinh doanh. Có chính sách thông thoáng, hấp dẫn để thu hút nhân tài về công ty làm việc. Chú trọng việc bố trí, sử dụng cán bộ công nhân viên theo đúng chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, lấy hiệu quả công việc làm thước đo năng lực. Có chính sách khen thưởng bằng vật chất, tinh thần thoả đáng cho những cá nhân đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trên cở sở những phương hướng trên, công ty đã xác định rõ huớng phát triển nguồn lực của mình, đó là phải coi việc phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển của công ty. Đồng thời, phát triển toàn diện nguồn nhân lực của công ty cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, gắn đào tạo, tuyển dụng với sử dụng và đãi ngộ hợp lý nguồn nhân lực của mình để thực hiện bằng được những mục tiêu cơ bản của công ty.

Bảo toàn và tăng trưởng vốn, thực hiện đầy đủ mọi luật thuế theo quy định của pháp luật.

Những phương hướng nêu trên có ý nghĩa trong quá trình xây dựng hệ thống giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của công ty.

Trên cơ sở nhận thức rõ quan điểm phát triển nguồn nhân lực, xuất phát từ những yêu cầu cấp bách trong quá trình phát triển công ty, việc đầu tư phát triển nguồn lực con người, tạo động lực cho người lao động tại CTCP may xuất khẩu Đại Đồng đang là một trong những chiến lược phát triển của công ty trong những năm tới và lâu dài.

Căn cứ vào nghị quyết số 27/2018/NQ-HĐQT ngày 12 tháng 12 năm 2017 của HĐQT CTCP may xuất khẩu Đại Đồng “Về việc: Thông qua kết quả công việc Công ty đã thực hiện trong năm 2015; kế hoạch công tác năm 2016, tầm nhìn tới năm 2020” đã đưa ra Mục tiêu và định hướng phát triển đến năm 2020.

3.2. Vận dụng học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow vào công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần may xuất khẩu Đại Đồng giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động theo học thuyết abraham maslow tại công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)