Đánh giá chung về thực hiện chính sách pháp luật về dân chủ cơ sở ở vùng dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về chính sách pháp luật về thi hành dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh quảng ninh (Trang 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách pháp luật về dân chủ cơ sở ở vùng dân

dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

2.4.1. Những ưu điểm và nguyên nhân

Nhận thức của CBCCVC cơ quan về dân chủ cơ sờ ngày được nâng cao, CBCCVC đã thực sự phát huy được quyền làm chủ của mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc tạo được môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng, đoàn kết nhất trí, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cấp trên giao.

Cùng với sự phối hợp chặt chè của các tổ chức đoàn thể, các nội dung quy định trong quy chế dân chủ được toàn thể cán bộ, công chức viên chức trong các cơ quan, đơn vị chấp hành và thực hiện nghiêm túc, góp phần tích cực trong việc triển khai có hiệu quả mọi mặt công tác của UBND huyện. Các chủ trương, chính sách, nghị quyết

của Đảng các cấp, kế hoạch, chương trình, các chế độ chính sách như: nâng lương, chuyển ngạch, luân chuyển cán bộ, bổ nhiệm lại, đào tạo bồi dưỡng, thi đua khen thường... đều được triển khai kịp thời. Việc lấy ý kiến của cấp ủy chính quyền nơi cư trú góp ý cho cán bộ, đảng viên khi đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu vào cấp ủy, vào các chức danh lãnh đạo được thực hiện tốt đã và đang phát huy tác dụng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ.

Sau quá trình thực hiện QCDC tỉnh Quảng Ninh đã đạt nhiều kết quả tích cực. Cấp ủy đảng, chính quyền các xã, phường, thị trấn đã nghiêm túc triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung về QCDC, niêm yết công khai các nội dung quy định để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đồng thời tổ chức xây dựng hương ước, quy ước thôn, bản, tiểu khu thông qua dân bàn bạc, thống nhất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với những việc phải thông báo cho nhân dân biết:

UBND cấp xã, phường, thị trấn cơ bản đã thực hiện theo quy định trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung công khai như: chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; quy hoạch đất đai; các chương trình, dự án liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, thu chi ngân sách, đóng góp các loại quỹ, các chế độ chính sách liên quan trực tiếp đến lợi ích của dân…

Đối với những việc nhân dân bàn và trực tiếp quyết định:

Chính quyền cơ sở đã phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể tổ chức thực hiện khá tốt trong đó nhân dân bàn bạc quyết định trực tiếp chủ trương và mức đóng góp để xây dựng các công trình điện đường, trường học, trạm xá, nhà văn hóa thôn, bản theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm được nhân dân đồng tình và thực hiện tự giác, có hiệu quả.

Kinh tế ổn định và tăng trưởng; sản xuất nông nghiệp, vụ Đông Xuân được mùa; sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn tăng trưởng so cùng kỳ; dịch vụ, du lịch phát triển; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được chú trọng đầu tư, nhất là một số công trình trọng điểm; các lĩnh vực văn hóa, xã hội có những chuyển biến tiến bộ; quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng nghèo, vùng khó khăn được từng bước cải thiện.

Tuy vậy, năm 2020 là năm quá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, làm cho một số chỉ tiêu tuy có tăng trưởng, nhưng đạt thấp so với kế hoạch đề ra, nhất là giá trị sản xuất công nghiệp (chỉ tăng 9,3% so với năm 2019, trong khi kế hoạch cả năm 16 – 17%) làm cho tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với kế hoạch năm đề ra.

Nguyên nhân của ưu điểm:

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng thực hiện QCDC nên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa việc xây dựng và thực hiện.

Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII), Các Nghị định của Chính phủ về thực hiện QCDC trong các loại hình cơ sở và Pháp lệnh dân chủ của UBTVQH (khóa XI) được ban hành kịp thời có sự điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình, đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, vì vậy được đông đảo quần chúng hưởng ứng và thực hiện.

Trình độ dân trí, đời sống nhân dân được nâng cao, chính sách pháp luật ngày càng được hoàn thiện đã góp phần để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

Quá trình xây dựng, thực hiện QCDC đã gắn kết chặt chẽ với các tổ chức động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo Quốc phòng- An Ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, quan tâm các lợi ích chính đáng của nhân dân.

Cấp Ủy và chính quyền các cấp đã coi trọng công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, kiểm điểm rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo chỉ đạo; biểu dương, khen thưởng kịp thời, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

Hạn chế

Một số xã, phường, thị trấn, cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước chưa thực sự nghiêm túc đã dẫn đến tình trạng một số cán bộ tự đề cao quyền hạn của mình, buông lỏng quản lý Nhà nước, còn biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, xa rời dân, không chịu lắng nghe ý kiến của nhân dân, chưa thực hiện tốt những nội dung của QCDC, có tư tưởng cục bộ gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

Nhận thức và trách nhiệm của một số cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể ở cơ sở đối với việc xây dựng và thực hiện QCDC chưa đầy đủ, chưa đồng đều; còn thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, phối hợp trong tổ chức thực hiện.

Một số cơ sở xây dựng và thực hiện QCDC thiếu chủ động, thường xuyên, chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh và cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, cũng cố chính quyền, cải cách hành chính, xây dựng Mặt trận, đoàn thể vững mạnh.

Một số nơi việc xây dựng và thực hiện QCDC chất lượng chưa cao, việc công khai những nội dung cho dân biết chưa đầy đủ, thiếu cụ thể và dẫn đến việc nội bộ không thống nhất, đơn thư khiếu nại còn nhiều, cá biệt có nơi còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

Một số cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa gương mẫu thực hiện QCDC, nhất là trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân, dân chủ chưa đi đôi với kỉ cương pháp luật, thậm chí còn lợi dụng dân để khiếu kiện đông người, gây rối trật tự, làm mất ổn định

tình hình ở một số địa phương, đơn vị. Vai trò Mặt trận, các đoàn thể đối với việc tham gia xây dựng và thực hiện QCDC chưa được phát huy đầy đủ và thường xuyên, việc phối hợp thực hiện QCDC cơ sở với các cấp, các ngành chưa đồng bộ, thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận, các đoàn thể còn hạn chế. Công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước thiếu chiều sâu.

Nguyên nhân

Thứ nhất; do nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ chưa cao Một số cấp ủy, tổ chức đảng cơ sở chưa quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng thực hiện QCDC; trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện QCDC còn có biểu hiện buông lỏng, xem nhẹ, có lúc thiếu kiểm tra, đôn đốc, chưa kịp thời phát hiện tiêu cực, sai sót nên còn để xảy ra tình trạng mất dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

Việc tạo môi trường, điều kiện phát huy dân chủ ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên; cụ thể, việc thực hiện QCDC còn chậm; các nội dung công khai dân chủ thực hiện chưa đầy đủ theo quy định nên chưa tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ.

Một bộ phận nhân dân nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, mối quan hệ dân chủ với kỉ cương pháp luật, quyền lợi với nghĩa vụ công dân còn chưa đầy đủ nên còn bị lợi dụng, lôi kéo, khiếu kiện đông người, gây rối trật tự công cộng làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, sản xuất và đời sống nhân dân, gây khó khăn trong công việc chỉ đạo, điều hành.

Hệ thống chính trị ở cơ sở một số nơi chưa vững mạnh, năng lực, trình độ cán bộ còn yếu; sự phối hợp giữa Mặt trận, đoàn thể với các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện QCDC còn thiếu chặt chẽ; cơ chế giám sát, phản biện của Mặt trận, đoàn thể còn chậm được cụ thể hóa, trong thực hiện còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.

Thứ hai; Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đã đạt được sau hơn 10 năm triển khai thi hành, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập và không còn phù hợp với xu hướng đất nước đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Chẳng hạn, chủ trương, đường lối của Đảng có những điểm đổi mới về dân chủ ở cơ sở đặt ra yêu cầu thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật. Thứ ba: Do việc xây dựng pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của các lĩnh vực chưa đáp ứng được các yêu cầu của kỹ thuật lập quy.

Thực trạng các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan cho thấy còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí có nhiều điều luật không ăn nhập gì với nội dung và mục đích của việc thực hiện dân chủ ở cơ quan. Tình trạng này là do kỹ thuật lập quy còn yếu. Việc phân tích chính sách, đường lối của Đảng và các quy định pháp luật trong các văn bản pháp luật về dân chủ cơ sở chưa được thực hiện có

hiệu quả. Các yêu cầu phù hợp về nội dung và đảm bảo kết cấu về hình thức của văn bản chưa đảm bảo. Bên cạnh đó, Quy trình lập quy chưa được áp dụng một cách khoa học từ khâu soạn thảo đến thẩm định rồi thông qua

Tiểu kết chương 2

Dân chủ là yêu cầu, nguyên tắc hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở, trong đó dân chủ ở cơ sở là bộ phận quan trọng, đảm bảo phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Pháp luật về dân chủ ở cơ sở là một nội dung quan trọng của pháp luật về dân chủ, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và công dân diễn ra ở cơ sở. Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nước ta đã có nhưng chuyển biến về mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội. Trong đó, nền kinh tế phát triển với mức độ cao, đảm bảo mọi mặt cho đời sống nhân dân. Xã hội dần dần ổn định, quyền và nghĩa vụ của công dân cũng đã được hiểu và tiến hành một cách có hiệu quả. Các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cũng đã phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng và củng cố nền dân chủ, tạo được lòng lòng tin của nhân dân vào các cơ quan nhà nước

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

Ở TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Quan điểm thực hiện chính sách pháp luật về dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chhur ở cơ sở; Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của UBTVQH khóa 11; Nghị định 149/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở… Gắn thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

3.1.1. Thực hiện tốt chính sách pháp luật dân chủ cơ sở để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân vùng dân tộc thiểu số ích hợp pháp của nhân dân vùng dân tộc thiểu số

Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương, nguyên tắc trong đường lối chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các dân tộc, phát triển toàn diện về kinh tế - chính trị - xã hội nhằm bảo đảm các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào DTTS trên mọi mặt của đời sống trên cơ sở hệ thống pháp luật quốc gia và một số chính sách đặc thù đối với vùng đồng bào dân tộc.

Đồng bào DTTS là các công dân Việt Nam, được hưởng quyền của “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, được hưởng đầy đủ các quyền theo luật định. Bên cạnh đó, do những yếu tố đặc thù về trình độ phát triển và đặc điểm kinh tế - văn hóa, hệ thống pháp luật còn quy định thêm những điều khoản cụ thể hay chính sách có liên quan nhằm bảo đảm cơ chế thực thi để đồng bào DTTS có cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các quyền này. Quy định về quyền của các DTTS thể hiện rõ quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với các DTTS, với việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam, đồng thời cũng là mục tiêu, động lực của công cuộc phát triển đất nước. Đồng thời xét dưới góc độ quyền con người và quyền của các DTTS, việc thực hiện tốt chính sách pháp luật dân chủ cơ sở nhằm bảo đảm quyền và thúc đẩy thực thi quyền cho các đối tượng đồng bào DTTS, phấn đấu cho mục tiêu chung là thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

3.1.2. Thực hiện tốt chính sách pháp luật dân chủ cơ sở tạo nên sự đồng thuận, tăng cường sự đoàn kết của nhân dân vùng dân tộc thiểu số tăng cường sự đoàn kết của nhân dân vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện chính sách dân chủ cơ sở để tạo nên sự bình đẳng dân tộc và là nhân tố đạt nền móng cho thực hiện đại đoàn kết nhân dân vùng dân tộc thiểu số; tạo được sự gắn kết giữa nhân dân và các dân tộc có sự giao thoa văn hóa tiên tiến hiện nay. Thực hiện tốt

chính sách dân chủ cơ sở tạo niềm tin cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số đối với chính quyền địa phương về một chính quyền của dân, do dân, vì dân; phát huy được truyền thống dân tộc tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng chính quyền cơ sở phát triển kinh tế, xã hội giàu mạnh văn minh.

3.1.3. Thực hiện tốt chính sách pháp luật dân chủ cơ sở để khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân vùng dân tộc thiểu số mạnh của nhân dân vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện dân chủ cơ sở ở địa phương chính quyền sẽ có những việc làm cụ thể, thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ người dân gặp khó khăn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Thực hiện dân chủ, tổ chức thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; làm tốt hơn nữa vai trò tập hợp, lắng nghe ý kiến nhân dân để phản ánh với các cấp ủy, chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về chính sách pháp luật về thi hành dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh quảng ninh (Trang 52)