Yếu tố kinh tế, chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về chính sách pháp luật về thi hành dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.1. Yếu tố kinh tế, chính trị

Xây dựng chính sách cần phải xử lý mối quan hệ giữa chính sách cho vùng, cộng đồng, cho hộ gia đình nói chung với chính sách dân tộc, tránh các can thiệp chồng chéo và không phù hợp. Hiện nay, nhiều chính sách về dân tộc thường được thiết kế theo phương thức “một can thiệp phù hợp cho tất cả”, trong khi đặc điểm mỗi vùng miền, địa phương,

dân tộc là rất khác biệt. Điều này không chỉ làm giảm sự phù hợp của chính sách, mà còn hạn chế tính sáng tạo, hiệu quả thực hiện chính sách ở cấp địa phương. Vì vậy, cần quan tâm sử dụng phương pháp tiếp cận nhân học phát triển để phát huy những giá trị văn hóa và nguồn lực nội tại của các nhóm DTTS cho phát triển.

Để chính sách, pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, phải xây dựng theo cách tiếp cận từ dưới lên, tránh việc đưa ra các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, định mức thiếu thực tế. Mặt khác, cần tránh việc quy định quá chi tiết, cụ thể các nội dung, định mức, cách thức,... trong từng cơ chế, chính sách vĩ mô, vì như vậy sẽ làm mất tính chủ động, sáng tạo, cũng như làm giảm “trách nhiệm” của chính quyền địa phương trong tổ chức thực hiện, từ đó làm giảm hiệu quả các chính sách nói chung và cơ chế, chính sách về dân tộc nói riêng.

Mặt khác, mỗi DTTS đều có nguồn năng lực nội sinh và thế mạnh riêng để tồn tại. Vì vậy, các chính sách cần hướng đến việc phát huy các nguồn năng lực nội sinh đó. Không nên đưa ra các chính sách chỉ hỗ trợ mang tính “cho không” như hiện nay mà phải theo hướng “có điều kiện”, nghĩa là người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phải có trách nhiệm khi thụ hưởng chính sách của Nhà nước. Đây là vấn đề mà chính sách giảm nghèo chưa tiếp cận đúng trong thời gian qua. Không quy định điều kiện đối với đối tượng thụ hưởng sẽ dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại vào chính sách, vì thế không tạo được động lực phát triển.

Về chính trị quyền tham gia bầu cử, ứng cử là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong những kỳ bầu cử vừa qua, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở vùng đồng bào dân tộc thường chiếm tỷ lệ rất cao, là minh chứng rõ nét cho việc thực hiện và bảo đảm quyền chính trị của công dân nói chung. Việc tham gia bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị đại diện cho nhân dân cũng đạt thành tựu đáng kể, tăng cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu thành phần các cấp qua các nhiệm kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về chính sách pháp luật về thi hành dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 29)