Thực hiện chính sách pháp luật về dân chủ cơ sở thúc đẩy sự phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về chính sách pháp luật về thi hành dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh quảng ninh (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.6.2. Thực hiện chính sách pháp luật về dân chủ cơ sở thúc đẩy sự phát triển kinh

kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện đân chủ cơ sở để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng DTTS, Ban Dân tộc tăng cường phối hợp tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân các dân tộc, phối hợp các sở, ngành liên quan giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách ở vùng đồng bào dân tộc.

Chủ trương thực hiện dân chủ cơ sở và bảo đảm ANQP ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Như vậy công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng (ANQP) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất quan trọng góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, niềm tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước, chế độ được củng cố; đời sống mọi mặt cả về vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng nâng cao; hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ ở cơ sở không ngừng được củng cố và trưởng thành vững mạnh.

1.6.3. Thực hiện chính sách pháp luật về dân chủ cơ sở góp phần xây dựng chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh

Đảng cầm quyền, thực hiện dân chủlà một giải pháp hạnchế sự tha hóa của quyền lực nhà nước.

Thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sởkhông còn là một khẩu hiệu chung chung màđã trở thành những quy phạm pháp luật quy định cụ thể quyền của người dân, nhân dân đã có công cụ để thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở.

Tiểu kết chương 1

Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở của nước ta, là cấp trực tiếp nhất, gần dân nhất. Trong bốn cấp chính quyền của bộ máy nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở; là nền tảng của xã hội, là nơi đông đảo nhân dân sinh sống; là nơi dân thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; là nơi dân sản xuất, kinh doanh, lao động, học tập; xã, phường, thị trấn cũng là nơi nảy sinh nhiều yêu cầu bức xúc hàng ngày của các lĩnh vực kinh tế, chính trị-xã hội; cũng là nơi thực hiện trực tiếp mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thực hiện pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn sẽ góp phần cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính sao cho sát thực, phù hợp với cuộc sống thực tiễn hàng ngày. Thực hiện pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn còn là biện pháp phát huy và mở rộng dân chủ, đưa nội dung “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đi vào cuộc sống, có hiệu quả cao hơn.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

VỀ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện tự nhiên

Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Tỉnh Quảng Ninh cách thủ đô Hà Nội 153 km về phía Đông Bắc. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc bộ, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o

40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 102 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 195 km. Phía đông bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.

 Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, ngoài khơi là mũi Sa Vĩ.

 Điểm cực tây là sông Vàng Chua, xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều.

 Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn.  Điểm cực bắc thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu[5].

Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy nhiên lại là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km. Mặt khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành giáp biển, với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước.

- Dân số

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt 1.320.324 người, mật độ dân số đạt 198 người/km².] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 845.805 người, chiếm 64,1% dân số toàn tỉnh[43], dân số sống tại nông thôn đạt 474.519 người, chiếm 35,9% dân số. Dân số nam đạt 671.522 người, trong khi đó nữ đạt 648.802 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1,42 ‰

Dân cư Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở bốn thành phố và hai thị xã, là các trung tâm của ngành công nghiệp khai thác than, du lịch và cửa khẩu của Việt Nam, phần 8 huyện còn lại dân cư tương đối thưa thớt, sống chủ yếu bằng nghề nông.

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Quảng Ninh có 34 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 1.157.193 người, tiếp sau đó là các dân tộc ít người như người Dao,

người Tày, Sán Dìu, người Sán Chay, người Hoa, người Nùng, người Mường, người Thái... với 162.531 người.

- Văn hóa

Quảng Ninh là nơi sản sinh và nuôi dưỡng rất nhiều các tài năng nghệ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc. Có thể kể đến các nghệ sĩ thế hệ đầu như Nghệ sĩ ưu tú Dương Phú, Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung, Nghệ sĩ Nhân dân Quang Thọ và sau này là những Hồ Quỳnh Hương, Ngọc Anh, Bích Phương, Kim Tiểu Phương, Tuấn Anh, Hoàng Thái, Hà Hoài Thu, Hoàng Tùng, Tô Minh Thắng v.v.. cùng với "cô con dâu" gốc Hà Nam Tân Nhàn.

- Giáo dục

. Năm 2017, toàn tỉnh có 100% đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Trong đó, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt chuẩn 100%; phổ cập giáo dục tiểu học đạt chuẩn mức độ 1 là 0,5%, mức độ 2 là 6%, mức độ 3 là 93,5%; phổ cập giáo dục THCS đạt chuẩn mức độ 1 là 9,7%, mức độ 2 là 31,7%, mức độ 3 là 58,6%.

Tính đến ngày 15/6/2018, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 80,87% (520/643 trường, trong đó: THPT có 37 trường; THCS có 144 trường; tiểu học có 161 trường; mầm non có 178 trường). Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 91,18%.

Quảng Ninh có 1 trường THPT Chuyên là THPT Chuyên Hạ Long, các trường có lớp chuyên khác bao gồm THPT Hòn Gai (Hạ Long) và THPT Trần Phú (Móng Cái).

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh đã hình thành hệ thống hơn 30 trung tâm, cửa hàng, điểm giới thiệu sản phẩm OCOP và hầu hết sản phẩn OCOP của tỉnh đã được trưng bày, giới thiệu tại các địa điểm này. Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh không những được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến mà còn được du khách nước ngoài quan tâm, biết đến, như: Đồ gốm sứ Quang Vinh, ngọc trai Hạ Long, ghẹ lột Móng Cái

2.2. Phân tích thực trạng dân tộc thiểu số và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Tình hình dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh gồm 113 xã, phường, thị trấn, trong đó có 64 xã khu vực I, 32 xã khu vực II, 17 xã khu vực III (xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) và 03 xã biên giới thuộc diện đầu tư của Chương trình 135, 07 xã bãi ngang ven biển và 208 thôn ĐBKK. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019, tổng dân số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 1.320.324 người, trong đó DTTS là 162.531 người,

chiếm 12,31% dân số toàn tỉnh, cư trú ở trên 85% diện tích của tỉnh, có vị trí trọng yếu về quốc phòng an ninh, biên giới quốc gia.

Năm 2019, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục quan tâm, ưu tiên dành cơ chế, nguồn lực tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng DTTS và miền núi, nhất là thông qua thực hiện các chính sách dân tộc, Chương trình 135, Đề án 196, Đề án 2085.... Do đó diện mạo vùng DTTS và miền núi của tỉnh đã có nhiều đổi mới; cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã vùng khó khăn được đầu tư, cải thiện, chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, chương trình giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực; 100% xã, thôn ĐBKK của tỉnh đã đạt tiêu chí hoàn thành Chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK (trước 01 năm so với lộ trình được phê duyệt ban đầu); đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, ổn định và nâng cao hơn trước; nếp sống văn hóa được duy trì, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp được gìn giữ và phát huy; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo, chủ quyền an ninh biên giới được bảo vệ vững chắc.

2.2.2. Phân tích thực trạng chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

* Thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS gắn với mục tiêu phát triển sau năm 2015.

Cụ thể hóa một số chỉ tiêu của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương 5 năm, trước mắt là giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch hàng năm, bắt đầu từ năm 2016.

Thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện

Thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao tại Quyết định số 2488/QĐ-UBND và Quyết định số 1253/QĐ-UBND ngày 25/4/2017, hàng năm, các Sở, ngành liên quan chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo lồng ghép thực hiện các chỉ tiêu được phê duyệt tại Quyết định số 2488/QĐ-UBND trong nhiệm vụ phát triển KT-XH và thực hiện các chính sách dân tộc tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh, nhất là các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, Quyết định số 755/QĐTTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 755), Đề án 196 về nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS&MN giai đoạn 2017 - 2020, rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí hoàn thành Chương trình 135 theo Quyết định số 03/2019/QĐ-TTg ngày 15/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020. Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Quyết

định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, thành lập các đoàn khám bệnh tổ chức khám và phát hiện bệnh cho người dân thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, đồng bào DTTS&MN..., các chính sách về giáo dục, y tế, dân số.

Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến và giám sát thực hiện tốt các chỉ tiêu được phê duyệt tại Quyết định số 2488/QĐ- UBND trong nhiệm vụ phát triển KT-XH và thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Đối với 14 địa phương, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Quyết định số 2488/QĐ-UBND, lồng ghép trong kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc hàng năm của địa phương. Định kỳ có kiểm điểm, đánh giá tiến độ và kết quả triển khai thực hiện.

Công tác truyền thông Quyết định số 1557/QĐ-TTg đối với các cấp cơ sở và cộng đồng DTTS: tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai, quán triệt cho cán bộ, đảng viên về nội dung Quyết định số 1557/QĐ-TTg, từ đó các đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch triển khai theo từng chỉ tiêu cụ thể; đồng thời tổ chức phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn để hiểu rõ và tham gia thực hiện các chỉ tiêu của Quyết định.

Đánh giá chung

Trong 05 năm qua, ngoài việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của trung ương, UBND tỉnh còn ưu tiên ban hành nhiều chính sách riêng và dành nhiều nguồn lực đáng kể cho vùng DTTS&MN. Tổng nguồn lực từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hỗ trợ vùng DTTS&MN là 3.160,152 tỷ nhằm đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, triển khai kịp thời, đúng, đủ định mức chính sách, đối tượng hỗ trợ, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Đề án 196 về nhiệm vụ, giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết số 21-NQ/TW; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW; giữ vững và nâng cao trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục các cấp học, chất lượng giáo dục, trong đó tập trung ưu tiên đối tượng hộ nghèo, người nghèo thuộc vùng khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, đối tượng nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; tạo cơ hội để đối tượng nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về chính sách pháp luật về thi hành dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh quảng ninh (Trang 31)