Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về chính sách pháp luật về thi hành dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện tự nhiên

Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Tỉnh Quảng Ninh cách thủ đô Hà Nội 153 km về phía Đông Bắc. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc bộ, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o

40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 102 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 195 km. Phía đông bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.

 Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, ngoài khơi là mũi Sa Vĩ.

 Điểm cực tây là sông Vàng Chua, xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều.

 Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn.  Điểm cực bắc thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu[5].

Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy nhiên lại là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km. Mặt khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành giáp biển, với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước.

- Dân số

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt 1.320.324 người, mật độ dân số đạt 198 người/km².] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 845.805 người, chiếm 64,1% dân số toàn tỉnh[43], dân số sống tại nông thôn đạt 474.519 người, chiếm 35,9% dân số. Dân số nam đạt 671.522 người, trong khi đó nữ đạt 648.802 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1,42 ‰

Dân cư Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở bốn thành phố và hai thị xã, là các trung tâm của ngành công nghiệp khai thác than, du lịch và cửa khẩu của Việt Nam, phần 8 huyện còn lại dân cư tương đối thưa thớt, sống chủ yếu bằng nghề nông.

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Quảng Ninh có 34 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 1.157.193 người, tiếp sau đó là các dân tộc ít người như người Dao,

người Tày, Sán Dìu, người Sán Chay, người Hoa, người Nùng, người Mường, người Thái... với 162.531 người.

- Văn hóa

Quảng Ninh là nơi sản sinh và nuôi dưỡng rất nhiều các tài năng nghệ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc. Có thể kể đến các nghệ sĩ thế hệ đầu như Nghệ sĩ ưu tú Dương Phú, Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung, Nghệ sĩ Nhân dân Quang Thọ và sau này là những Hồ Quỳnh Hương, Ngọc Anh, Bích Phương, Kim Tiểu Phương, Tuấn Anh, Hoàng Thái, Hà Hoài Thu, Hoàng Tùng, Tô Minh Thắng v.v.. cùng với "cô con dâu" gốc Hà Nam Tân Nhàn.

- Giáo dục

. Năm 2017, toàn tỉnh có 100% đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Trong đó, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt chuẩn 100%; phổ cập giáo dục tiểu học đạt chuẩn mức độ 1 là 0,5%, mức độ 2 là 6%, mức độ 3 là 93,5%; phổ cập giáo dục THCS đạt chuẩn mức độ 1 là 9,7%, mức độ 2 là 31,7%, mức độ 3 là 58,6%.

Tính đến ngày 15/6/2018, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 80,87% (520/643 trường, trong đó: THPT có 37 trường; THCS có 144 trường; tiểu học có 161 trường; mầm non có 178 trường). Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 91,18%.

Quảng Ninh có 1 trường THPT Chuyên là THPT Chuyên Hạ Long, các trường có lớp chuyên khác bao gồm THPT Hòn Gai (Hạ Long) và THPT Trần Phú (Móng Cái).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về chính sách pháp luật về thi hành dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 34)