7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Tình hình dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh
Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh gồm 113 xã, phường, thị trấn, trong đó có 64 xã khu vực I, 32 xã khu vực II, 17 xã khu vực III (xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) và 03 xã biên giới thuộc diện đầu tư của Chương trình 135, 07 xã bãi ngang ven biển và 208 thôn ĐBKK. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019, tổng dân số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 1.320.324 người, trong đó DTTS là 162.531 người,
chiếm 12,31% dân số toàn tỉnh, cư trú ở trên 85% diện tích của tỉnh, có vị trí trọng yếu về quốc phòng an ninh, biên giới quốc gia.
Năm 2019, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục quan tâm, ưu tiên dành cơ chế, nguồn lực tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng DTTS và miền núi, nhất là thông qua thực hiện các chính sách dân tộc, Chương trình 135, Đề án 196, Đề án 2085.... Do đó diện mạo vùng DTTS và miền núi của tỉnh đã có nhiều đổi mới; cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã vùng khó khăn được đầu tư, cải thiện, chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, chương trình giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực; 100% xã, thôn ĐBKK của tỉnh đã đạt tiêu chí hoàn thành Chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK (trước 01 năm so với lộ trình được phê duyệt ban đầu); đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, ổn định và nâng cao hơn trước; nếp sống văn hóa được duy trì, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp được gìn giữ và phát huy; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo, chủ quyền an ninh biên giới được bảo vệ vững chắc.
2.2.2. Phân tích thực trạng chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
* Thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS gắn với mục tiêu phát triển sau năm 2015.
Cụ thể hóa một số chỉ tiêu của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương 5 năm, trước mắt là giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch hàng năm, bắt đầu từ năm 2016.
Thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện
Thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao tại Quyết định số 2488/QĐ-UBND và Quyết định số 1253/QĐ-UBND ngày 25/4/2017, hàng năm, các Sở, ngành liên quan chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo lồng ghép thực hiện các chỉ tiêu được phê duyệt tại Quyết định số 2488/QĐ-UBND trong nhiệm vụ phát triển KT-XH và thực hiện các chính sách dân tộc tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh, nhất là các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, Quyết định số 755/QĐTTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 755), Đề án 196 về nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS&MN giai đoạn 2017 - 2020, rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí hoàn thành Chương trình 135 theo Quyết định số 03/2019/QĐ-TTg ngày 15/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020. Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Quyết
định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, thành lập các đoàn khám bệnh tổ chức khám và phát hiện bệnh cho người dân thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, đồng bào DTTS&MN..., các chính sách về giáo dục, y tế, dân số.
Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến và giám sát thực hiện tốt các chỉ tiêu được phê duyệt tại Quyết định số 2488/QĐ- UBND trong nhiệm vụ phát triển KT-XH và thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Đối với 14 địa phương, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Quyết định số 2488/QĐ-UBND, lồng ghép trong kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc hàng năm của địa phương. Định kỳ có kiểm điểm, đánh giá tiến độ và kết quả triển khai thực hiện.
Công tác truyền thông Quyết định số 1557/QĐ-TTg đối với các cấp cơ sở và cộng đồng DTTS: tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai, quán triệt cho cán bộ, đảng viên về nội dung Quyết định số 1557/QĐ-TTg, từ đó các đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch triển khai theo từng chỉ tiêu cụ thể; đồng thời tổ chức phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn để hiểu rõ và tham gia thực hiện các chỉ tiêu của Quyết định.
Đánh giá chung
Trong 05 năm qua, ngoài việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của trung ương, UBND tỉnh còn ưu tiên ban hành nhiều chính sách riêng và dành nhiều nguồn lực đáng kể cho vùng DTTS&MN. Tổng nguồn lực từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hỗ trợ vùng DTTS&MN là 3.160,152 tỷ nhằm đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, triển khai kịp thời, đúng, đủ định mức chính sách, đối tượng hỗ trợ, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Đề án 196 về nhiệm vụ, giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết số 21-NQ/TW; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW; giữ vững và nâng cao trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục các cấp học, chất lượng giáo dục, trong đó tập trung ưu tiên đối tượng hộ nghèo, người nghèo thuộc vùng khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, đối tượng nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; tạo cơ hội để đối tượng nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho đối tượng nghèo, tạo nền tảng để tiếp tục thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo lộ trình mà năm 2020 đã đề ra.
* Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2020.
Sau khi Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2020 được ban hành, UBND tỉnh đã giao Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh chủ trì, triển khai phổ biến, quán triệt tới cán bộ, đảng viên cơ quan công tác dân tộc các cấp và tuyên truyền, phổ biến đến đồng bào các dân tộc thiểu số, người dân ở vùng DTTS&MN thông qua việc tham mưu triển khai thực hiện các chính sách dân tộc và tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn.
Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng trong tình hình mới của nền kinh tế hội nhập, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số phải được thực hiện một cách đồng bộ các chính sách liên quan đến việc phát triển quy mô và nâng cao chất lượng dân số, các chính sách về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo..., các chính sách phân bổ, sử dụng nhân lực và kể cả các chính sách khuyến khích, động viên người lao động tự lực vươn lên. Thực hiện xã hội hoá mạnh mẽ, nhất là nâng cao vai trò tự chủ của các tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị, các tổ chức sự nghiệp và các thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho quá trình phát triển nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/9/2016 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 16/8/2017 triển khai thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; giao cho Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện. Trên cơ sở Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ngành và địa phương đã xây dựng, ban hành kế hoạch4 và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số của đơn vị mình.
Đánh giá
Thứ nhất; Ưu điểm
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS, tỉnh đã có nhiều chủ trương giải pháp và tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào DTTS&MN và đã đạt được một số kết quả quan trọng; KT- XH không ngừng phát triển; tỷ lệ hộ nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần; trình độ dân trí, chất lượng nguồn lao động, chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng được nâng lên; chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học từng bước được nâng cao; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi ra lớp cơ bản đạt theo chỉ tiêu đề ra; tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi ở trẻ em DTTS dưới 5 tuổi đạt dưới 28% (chỉ tiêu năm 2020: < 14%); chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức là người DTTS ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng; Công tác đào tạo nghề bước đầu mang lại hiệu quả. Kiến thức sản xuất, trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật của người dân được nâng lên, điều kiện chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn. An sinh xã hội được đảm bảo, tình hình chính trị, quốc phòng an ninh được giữ vững, đảm bảo ổn định định đời sống cho người dân và xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai; Một số khó khăn, hạn chế
Phân bố dân cư giữa các vùng, miền của tỉnh không đều, một số huyện có địa bàn rộng, dân cư phân tán, có nhiều bản vùng cao. Do đó, còn tình trạng thừa thiếu ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục; quy mô trường, lớp không ổn định do phụ thuộc vào thực trạng ra lớp hàng năm của trẻ trên địa bàn; học sinh tại các điểm trường lẻ hầu hết là con em dân tộc thiểu số ít được tiếp xúc nhiều với các môi trường sống khác nhau; thiết bị, đồ dùng dạy học chủ yếu được đặt tại lớp học hoặc luân phiên di chuyển từ các điểm trường chính trong khi điều kiện đảm bảo an toàn cho tài sản tại các điểm trường lẻ còn hạn chế, khoảng cách giữa điểm trường lẻ và điểm trường chính xa nên còn gặp nhiều khó khăn về bố trí cơ sở vật chất, thiết bị cho các điểm trường lẻ, điều kiện học tập của học sinh vùng DTTS&MN chưa đều.
Tỉnh chủ trương thực hiện tinh giản biên chế theo Đề án 25 nên việc bố trí, sắp xếp việc làm cho sinh viên cử tuyển gặp nhiều khó khăn.
Một số cơ sở đào tạo nghề quan tâm tuyển sinh đầu vào, nhưng chưa quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động cần tuyển dụng, dẫn đến chất lượng đào tạo hạn chế, chậm đổi mới chương trình, chưa chủ động phối hợp với doanh nghiệp trong công tác đào tạo và tuyển dụng lao động;
Công tác hỗ trợ giải quyết việc làm khi kết thúc khóa học cho lao động nông thôn có kết quả chưa cao; lao động học một số nghề phi nông nghiệp chưa tìm được việc làm tại chỗ.
2.3. Phân tích thực trạng chính sách pháp luật về dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Tình hình chung trên địa bàn tỉnh
2.3.1.1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện
Thứ nhất; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền
Năm 2019, với sự chỉ đạo sát sao của Trung ương, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, úy ban nhân dân tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nên kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có sự chuyến biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 12,01%; môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) tiếp tục được cải thiện; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm;
Giai đoạn 2019 - 2021, Tỉnh tích cực triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, đô thị, tài
nguyên và môi trường; tập trung triển khai các dự án, công trinh trọng điểm, động lực đế thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn những khó khăn, thách thức: Sản xuất của các ngành than, nông, lâm, thủy sản; kinh tế biên mậu gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực quy hoạch, đất đai, đô thị, tài nguyên, môi trường còn nhiều bất cập; một số vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa giải quyết triệt để; tội phạm hình sự, ma túy phát sinh diễn biến phức tạp,… ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện QCDC ở cơ sở.
Năm 2019, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện QCDC ở cơ sở 2; Quyết định số 1377- QĐ/TU, ngày 12/02/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ninh".
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo triến khai thực hiện QCDC ở cơ sở, các cấp ủy đảng đã gắn việc thực hiện QCDC ở cơ sở với thực hiện Nghị quyết số 14- NQ/TU, ngày 04/12/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh "về phương hướng, nhiệm vụ năm 2019" và chủ đề công tác năm 2019 là "Nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ";
Công tác quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, chủ trương của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đơn vị tiếp tục được quan tâm triến khai thực hiện với các hình thức phong phú, đa dạng,
Thứ hai; Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực