Tình hình chung trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về chính sách pháp luật về thi hành dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh quảng ninh (Trang 38)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Tình hình chung trên địa bàn tỉnh

2.3.1.1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện

Thứ nhất; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền

Năm 2019, với sự chỉ đạo sát sao của Trung ương, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, úy ban nhân dân tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nên kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có sự chuyến biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 12,01%; môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) tiếp tục được cải thiện; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm;

Giai đoạn 2019 - 2021, Tỉnh tích cực triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, đô thị, tài

nguyên và môi trường; tập trung triển khai các dự án, công trinh trọng điểm, động lực đế thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn những khó khăn, thách thức: Sản xuất của các ngành than, nông, lâm, thủy sản; kinh tế biên mậu gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực quy hoạch, đất đai, đô thị, tài nguyên, môi trường còn nhiều bất cập; một số vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa giải quyết triệt để; tội phạm hình sự, ma túy phát sinh diễn biến phức tạp,… ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

Năm 2019, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện QCDC ở cơ sở 2; Quyết định số 1377- QĐ/TU, ngày 12/02/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ninh".

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo triến khai thực hiện QCDC ở cơ sở, các cấp ủy đảng đã gắn việc thực hiện QCDC ở cơ sở với thực hiện Nghị quyết số 14- NQ/TU, ngày 04/12/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh "về phương hướng, nhiệm vụ năm 2019" và chủ đề công tác năm 2019 là "Nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ";

Công tác quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, chủ trương của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đơn vị tiếp tục được quan tâm triến khai thực hiện với các hình thức phong phú, đa dạng,

Thứ hai; Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện QCDC ở cơ sở

Tích cực tham gia phản biện đối với các văn bản dự thảo, như Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã chủ trì phản biện với 10 văn bản luật, phối hợp tham gia góp ý phản biện gần 30 dự thảo văn bản khác của Trung ương, tỉnh, các ngành; Hội LHPN các huyện, đơn vị trực thuộc tham gia phản biện dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung và trên 40 lượt ý kiến vào các dự thảo khác, ủy ban MTTQ tỉnh tham gia ý kiến vào 76 dự án Luật, Nghị định, văn bản Quy phạm pháp luật, chương trình, dự án trình Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và của tỉnh; đăng ký đảm nhận các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tham gia giám sát, phản biện, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đoàn viên và nhân dân

Đoàn thanh niên các cấp tích cực triên khai Đê án "Phát huy vai trò của thanh niên trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dân dịch vụ công trực tuyển mức độ 3, 4 cho người dãn tại khu dân cư trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 - 2025 " n , phát hành 15.264 ấn phẩm tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; thực hiện 49.791 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tuyên truyền, giới thiệu cho 82.327 lượt người dân về chỉ số PAPI và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

UBND tỉnh và Khối MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã ký Quy chế phối hợp số 24/QCPH/UBND-KMTTQ& TCCTXH, ngày 13/3/2019 trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy nhanh

tiến độ giải phóng mặt bằng, hạn chế thấp nhất nhũng sai sót, đơn thư, khiếu nại của người bị thu hồi đất.

Thứ ba; Hoạt động của BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở các cấp

* Hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh và các thành viên Ban Chỉ đạo

Năm 2019, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh (gọi tắt là BCĐ tỉnh) tiếp tục có sự luân chuyển về công tác cán bộ và đã được kiện toàn với các chức danh Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy. BCĐ tỉnh đã bám sát định hướng chỉ đạo của Trung ương, Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 04/12/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; xây dựng chương trình công tác năm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo đúng tiến độ; tham mun tố chức các hội nghị sơ, tổng kết; sửa đổi, ban hành quy chế hoạt động của BCĐ tỉnh và phân công nhiệm vụ cho các đồng chí thành viên phù hợp với lĩnh vực công tác.

Thực hiện Chương trình số 26-CTr/TU, ngày 06/12/2018 của Tỉnh ủy về kiểm tra, giám sát, thanh tra của tỉnh Quảng Ninh năm 2019; Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các thành viên BCĐ tỉnh13 thực hiện giám sát cải cách thủ tục hành chính, việc thực hiện công khai, minh bạch và thực hiện QCDC ở cơ sở tại một số địa phương và phản ánh kết quả giám sát với cấp ủy, chính quyền cấp huyện; đồng thời, báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy. ủy ban nhân dân tỉnh và các địa phương được giám sát đã ban hành văn bản chỉ đạo, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế được phản ánh.

Các thành viên BCĐ tỉnh chủ động theo dõi, nắm tình hình thực hiện QCDC ở cơ sở theo lĩnh vực, địa phương được phân công phụ trách; tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao; lồng ghép kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC tại địa bàn, lĩnh vực được phân công với nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan

* Hoạt động của BCĐ cấp huyện, đảng ủy trực thuộc tỉnh.

BCĐ cấp huyện thành lập Đoàn giám sát và tiến hành giám sát thường xuyên, trực tiếp, không báo trước tại các xã, phường, thị trấn như Đầm Hà, Quảng Yên. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thực hiện QCDC ở cơ sở được quan tâm nâng cao chất lượng và nhận thức về vai trò, tầm quan trọng việc thực hiện QCDC ở cơ sở 18 . Các đảng bộ trực thuộc tỉnh đã bám sát theo chỉ đạo của ngành dọc và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm để triển khai thực hiện.

2.3.1.2. Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh

Cấp uỷ, HĐND, ƯBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục quan tâm chỉ đạo việc thực hiện QCDC ở cơ sở, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; các phong trào thi đua yêu nước; các cuộc vận động; các chương trình, dự án phát triến kinh tế - xã hội. Chỉ đạo thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng; các Chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và Đề án 196; các chính sách về an sinh xã hội, các khoản thu, mức thu phí, lệ phí, các quy định về thủ tục

hành chính; giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân; vay vốn ưu đãi, bình xét hộ nghèo; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã,... bằng nhiều hình thức.

Quan tâm mở rộng dân chủ đến nhân dân tham gia bàn bạc, thảo luận, trực tiếp quyết định về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong xây dựng nông thôn mới, tạo được sự thống nhất và nâng cao vai trò chủ thể của người dân. Nhận thức của người dân có nhiều chuyển biến tích cực; người dân đã chủ động tổ chức sản xuất, vươn lên thoát nghèo; góp phần quan trọng vào kết quả công tác giảm nghèo của tỉnh. Phát huy dân chủ trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, các địa phương đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân và đạt tỷ lệ đồng thuận cao.

Chất lượng các hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND), Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) được nâng cao; 186 Ban TTND xã, phường, thị trấn đã tổ chức được 441 cuộc thanh tra, giám sát và kiến nghị các cơ quan có thấm quyền xử lý 73 vụ việc; thành lập 557 Ban GSĐTCCĐ và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý 130 vụ việc. Các tổ hòa giải thường xuyên được kiện toàn; tiếp tục phát huy vai trò trong giải quyết các mâu thuẫn ở cộng đồng, góp phần on định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Việc tổ chức giao ban giữa cấp ủy, chính quyền với bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, khu phố, trưởng ban công tác mặt trận được duy trì thường xuyên theo định kỳ. Năm 2019, câp xã đã tô chức được 1.628 cuộc giao ban với tông sô 6.697 kiến nghị, phản ánh, 6.291 ý kiến thuộc thẩm quyền đã được giải quyết; cấp huyện đã tổ chức được 70 cuộc giao ban với tổng số 855 kiến nghị, phản ánh, 766 ý kiến thuộc thẩm quyền đã được giải quyết.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã từng bước được nâng cao chất lượng hoạt động, gắn với việc thực hiện QCDC ở cơ sở, công khai minh bạch việc niệm yết, giải quyết các TTHC; ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng cao; hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn đạt 99%, sự hài lòng của người dân được tăng cao. Việc triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, tỷ lệ hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến của cấp xã tại một địa phương còn thấp như huyện Vân Đồn 0/21.646 hồ sơ, huyện Bình Liêu có 2/15.518 hồ sơ (đạt 0,013%), thị xã Đông Triều 174/33.868 hồ sơ.

2.3.2. Phân tích thực trạng chính sách pháp luật về dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2.3.2.1. Huyện Ba Chẽ

Thứ nhất; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Để thực hiện tốt công tác quy chế dân chủ năm 2020, UBND huyện đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 10/01/2020 thực hiện QCDC năm 2020 theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11. Hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng Kế hoạch công khai các nội dung theo Điều 5, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về các nội dung phải công khai với nhân dân, hình thức công khai, thời gian và địa điểm công khai cho hợp lý.

Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện niêm yết các nội dung cần công khai quy định tại Điều 7; Những nội dung lấy ý kiến tham gia tại Điều 9; Những nội dung cán bộ, công chức được giám sát, kiểm tra tại Điều 11 của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP tại Bản tin cơ quan. UBND các xã, thị trấn niêm yết các nội dung cần công khai theo Điều 5, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 tại trụ sờ UBND xã và nhà vãn hóa thôn, khu phố.

Tích cực tuyên truyền để các cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị và nhân dân nắm rõ nội dung Quy định 04-QĐ/TU ngày 07/6/2017 về “rèn luyện, giữ gìn đạo đức, lối sống; không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ưong cán bộ, đảng viên”,

Thứ hai; Hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở tại địa phương: Trong năm 2020, Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ xã đã tập trung chỉ đạo Chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội, các thành viên BCĐ tăng cường bám sát cơ sở để nắm bắt tình hình tư tưởng nhân dân. Chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến ưong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nước về phát huy quyền làm chủ và mở rộng dân chủ trong nhân dân thông qua việc phổ biến các Chỉ thị, nghị quyết, các văn bản chỉ đạo về thực hiện quy chế dân chủ. Tăng cường chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh số 34/PL-UBTVQH 11, công khai các cơ chế chính sách về hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất từ các nguồn vốn xây dựng NTM.

Hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC có nhiều đổi mới, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở, cơ quan, đơn vị hiệu quả. Đặc biệt việc thực hiện dân chủ ở xã gắn với triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh té xã hội, an ninh quốc phòng.

Thứ ba; Kết quả thực hiện QCDC ở xã, thị trấn (theo Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11)

Việc thực hiện công khai dân chủ đến với mỗi người dân đã được BCĐ các xã, thị trấn tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân như: Nghị quyết HĐND; công tác quy hoạch, chương trình xây dựng Nông thôn mới; mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; các công trình xây dựng cơ bản cùa nhà nước trên địa bàn; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và các chính sách hỗ trợ đền bù GPMB; Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017- 2020 cho nhân dân theo Nghị quyết 45/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh; Định mức hỗ trợ thực hiện dự án (phương án) hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tại 73 thôn, khu phố đã tiến hành tốt việc lấy ý kiến của nhân dân về việc bình xét hộ nghèo và các khoản đóng góp như: Xây tường bao nhà vãn hóa thôn, xây đường thôn, ngõ xóm và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới như: Vận động nhân dân hiến đất, vật kiến trúc, hoa màu làm đường nội thôn. Tham gia đóng góp vào các nghị quyết của HĐND xã, kế hoạch phát triển kinh té xà hội năm 2020 và các biện pháp triển khai sản xuất, kế hoạch triển khai các dự án sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp... 73/73 thôn khu phố có hòm thư góp ý đật tại nhà vãn hóa thôn, khu tạo thuận lợi

cho nhân dân tham gia góp ý với chính quyền các cấp. Việc thực hiện Quy chế dân chủ đã góp phần tích cực vào cải cách hành chính, thiết thực giảm bớt phiền hà cho nhân dân, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành của Đảng ủy, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể. UBND xã Lương Mông tổ chức lấy ý kiến nhân dân thôn Xóm Mới về tích tụ ruộng đất tại khu vực đất ruộng Nà Lỳ, Hang Mạ và Đồng Tẹp ngoài thôn Xóm Mới; tổ chức lấy ý kiến nhân dân về hoán đổi đất lâm nghiệp để xây dựng khu căn cứ cách mạng Di tích Khe Lao; tổ chức lấy ý kiến nhân dân về hoán đổi đất lâm nghiệp để xây dựng Hồ chữa nước sinh hoạt, thủy lợi 4 xã vùng cao. UBND xã Thanh Lâm tổ chức họp thôn Đồng Thầm thông báo đến nhân dân về việc xử lý các vụ việc lẩn chiến rừng và đất lâm nghiệp. UBND xã Nam Sơn tổ chức lấy ý kiến nhân dân về công trình điện thắp sáng đường thôn Làng Mới, công trình điện thắp sáng đường thôn Cái Gian; UBND xã Minh cầm công khai cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về chính sách pháp luật về thi hành dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh quảng ninh (Trang 38)