Các hoạt động chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 41)

9. Kết cấu luận văn

2.1.2. Các hoạt động chính

Hoạ động h y động vốn và các giao dịch liên quan đến tiền gửi: Đây là hoạt động nghiệp vụ cơ bản của Chi nhánh, luôn được Chi nhánh chú trọng phát triển, là tiền đề để phát triển các nghiệp vụ ngân hàng khác.

+ Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

+ Phát hành các loại giấy tờ có giá: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngắn hạn, trái phiếu dài hạn,...

+ Tài khoản tiền gửi chuyên dùng, tiền gửi đặc biệt và các khoản tiền gửi khác.

Hoạ động ín d ng: Đây là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chính cho Chi nhánh. ục tiêu của Chi nhánh là đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhưng phải đi đôi với đảm bảo chất lượng tín dụng tốt, mức an toàn cao. Hoạt động tín dụng bao gồm:

+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với nhiều hình thức cho vay đa dạng phục vụ nhu cầu đời sống, sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ..

+ Chiết khấu giấy tờ có giá.

+ Tài trợ xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động, tài trợ thương mại. + Cho vay thấu chi trên tài khoản tiền gửi và thẻ AT .

Hoạ động hanh oán và ngân q ỹ: Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An ngày càng chú trọng quan tâm phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ vì đây là nguồn thu quan trọng đem lại lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng. Các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Chi nhánh đang cung cấp là:

+ ở tài khoản; phát hành thẻ AT nội địa, thẻ Visa, aster Card, mở rộng chi trả và thanh toán qua POS, qua GMS, Vntopup, Internetbanking...

+ Thanh toán trong nước và quốc tế trên hệ thống điện tử và Swift. + Dịch vụ ngân quỹ, thu chi tiền và giải ngân các dự án đầu tư. + Dịch vụ chi trả kiều hối qua Western Union và các hình thức khác.

+ Chi tiền mặt và chuyển khoản trong nước qua hệ thống AT . + ua bán ngoại tệ.

Hoạ động à rợ hương mạ : Phát hành và thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, nhờ thu nhập khẩu,…

Các hoạ động kinh doanh khác: Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An còn cung cấp các dịch vụ như: Bảo hiểm, quản lý nợ và khai thác tài sản, chi trả tiền lương tại các tổ chức doanh nghiệp…

2.1.3. Mô hình tổ chức

Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An

(Nguồn: Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An)

Theo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019, tính đến ngày 31/12/2018, Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An có: Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Tín dụng Phòng Kinh doanh Ngoại hối Phòng Hành chánh Nhân sự Phòng Dịch vụ và Marketing Phòng Điện toán Phòng Kiểm tra, Kiểm soát Nội bộ Phòng Kế hoạch tổng hợp 19 Chi nhánh loại 3 2 PGD trực thuộc Hội sở 10 PGD trực thuộc Chi nhánh loại 3 Hội Sở chính

Agribank Chi nhánh tỉnh Long An BAN GIÁM ĐỐC

- 01 Chi nhánh tỉnh Long An - 19 Chi nhánh loại 3

- 02 Phòng giao dịch trực thuộc hội sở và 10 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh loại 3.

- Tổng số cán bộ viên chức toàn Chi nhánh là 539 người.

Với mạng lưới hoạt động rộng khắp, được bố trí từ thành thị, các khu, cụm công nghiệp cho đến tận các huyện, xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã đưa Chi nhánh trở thành NHT có quy mô hoạt động, nhân lực và thị phần kinh doanh lớn nhất trên địa bàn tỉnh Long An.

2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Về hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động của Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An

(Đơn vị ính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 % Tăng giảm 17/16 18/17 Tổng nguồn vốn huy động 7.388 7.904 9.579 6,98 21,19

Theo loại tiền

- VND 7.341 7.845 9.526 6,86 21,43

- Ngoại tệ quy VND 47 59 53 25,78 - 8,62

Theo kỳ hạn

- Tiền gửi không kỳ hạn 1.032 996 1.065 - 3,5 6,92 - Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 5.983 5.793 6.622 - 3,18 14,31 - Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến

dưới 24 tháng 243 993 1.794 308,64 80,66

- Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở

lên 130 122 98 6,13 - 19,43

Theo đối tượng

- Tiền gửi từ dân cư 6.103 6.838 8.191 12 19,79 - Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế 1.263 1.047 1.371 - 17,1 30,96

- Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng 22 19 17 - 13,64 - 0,6

Nguồn: Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An

Bảng số liệu 2.1, cho thấy: Nguồn vốn tăng trưởng qua các năm tương đối ổn định. Nguồn vốn huy động năm 2017 là 7.904 tỷ đồng, tăng 516 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6,98% so với năm 2016 và tính đến ngày 31/12/2018 nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 9.579 tỷ đồng, tăng 1.975 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 21,19% so với năm 2017.

Về hoạt động cho vay

Bảng 2.2. Dư nợ cho vay của Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn

(Đơn vị ính: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 % Tăng giảm 17/16 18/17 Tổng dư nợ 8.290 9.369 9.789 13,02 4,48

Theo loại tiền

- VND 8.282 9.369 9.787 13,12 4,46

- Ngoại tệ quy VND 8 0 2 100

Theo thời gian cho vay

- Dư nợ ngắn hạn 5.677 6.314 6.119 11,22 - 0,03 - Dư nợ trung, dài hạn 2.613 3.055 3.670 16,92 20,13

Theo loại hình kinh tế

- Doanh nghiệp nhà nước 6 0 0

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 535 490 431 - 8,41 - 12,04 - Hộ gia đình, cá nhân 7.749 8.879 9.358 14,58 5,39

(Nguồn: Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An)

Hoạt động tín dụng giữ vai trò rất quan trọng không kém so với hoạt động huy động vốn, bởi đây là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu, chiếm hơn 90% trên tổng thu nhập tại Chi nhánh, quyết định sự tồn tại và phát triển của Agribank Chi nhánh Tỉnh Long An. Trong đó, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là chủ yếu, chiếm tỷ lệ 98% trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh và thông

qua hoạt động này, Chi nhánh có thể bán chéo sản phẩm, cung cấp các dịch vụ khác đến khách hàng, nâng cao thu nhập nói chung cũng như tỷ lệ thu dịch vụ nói riêng vốn hiện nay còn rất thấp trong cơ cấu nguồn thu nhập của Chi nhánh.

Bảng số liệu 2.2, cho thấy: Dư nợ của Chi nhánh cuối năm 2017 tăng 1.079 tỷ đồng, tương đương tăng 13,02% so với cuối năm 2016, năm 2018 tăng 420 tỷ đồng tương đương 4,48% so với cuối năm 2017.

Về kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3. Kết quả tài chính của Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An

(Đơn vị tính: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 % Tăng/giảm 17/16 18/17 1. Tổng thu 1.864 1.628 1.593 - 12,66 - 2,15 2. Tổng chi 1.643 1.414 1.310 - 13,9 - 7,35

Chênh lệch thu chi 221 213 283 - 3,6 32,86

(Nguồn: Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An)

Qua bảng 2.4, cho thấy lợi nhuận của Chi nhánh tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2017, lợi nhuận giảm là do Chi nhánh trích dự phòng rủi ro tín dụng nhiều nguyên nhân do nợ xấu tăng cao. Nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh là thu từ hoạt động tín dụng (chiếm tỷ trọng 98%/ tổng thu). ặc dù kinh doanh gặp nhiều khó khăn do địa bàn cạnh tranh, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương chưa thật thuận lợi cho hoạt động của Chi nhánh nhưng Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An vẫn đảm bảo mức quỹ thu nhập mà Trung ương giao khoán.

2.2. Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An

2.2.1. Tổ chức nguồn nhân lực thực hiện hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay đối với khách hàng nói chung do Phòng Tín dụng (tại Hội Sở và các Chi nhánh loại II, III) và các tổ tín dụng (tại các PGD) đảm nhiệm. Phòng tín dụng hội sở được bố trí gồm 1 Trưởng phòng, 2 Phó phòng và 8 nhân viên. Tổ tín dụng PGD được bố trí gồm 1 Phó Giám Đốc phụ trách tín dụng kiêm nhiệm cho vay, 1 tổ trưởng tín dụng và 3 nhân viên. Do điều kiện mới thành lập,

nguồn nhân lực còn thiếu; vì vậy, tại Phòng Tín dụng chưa tổ chức riêng biệt giữa phòng khách hàng cá nhân và phòng khách hàng pháp nhân. ỗi cán bộ phụ trách địa bàn một xã cho vay đối với khách hàng trên địa bàn đó. Riêng các địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng đóng trụ sở, không phân riêng cho cán bộ tín dụng cụ thể, nhằm phát huy tính sáng tạo và khả năng tìm kiếm, khai thác khách hàng, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh. Đối với các khoản vay vượt quyền phán quyết của PGD (khoản vay trên 2 tỷ), PGD phải trình Hội Sở quản lý phê duyệt và tái thẩm định. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh chưa được tổ chức chuyên môn hóa, mỗi cán bộ tín dụng đều thực hiện toàn bộ các giai đoạn từ tìm kiếm khách hàng vay đến tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định, thiết lập Hợp đồng tín dụng, và giám sát khoản vay.

Nói chung, nguồn nhân lực tín dụng của Chi nhánh được tuyển chọn những cán bộ tốt về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng xử lý tình huống và nhạy bén trong công việc. Tuy nhiên, với khối lượng công việc ngày càng nhiều, số lượng nguồn nhân lực tín dụng tại Chi nhánh đang bị thiếu hụt trầm trọng, ngoài cho vay, mỗi cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ khác nữa. Chính vì vậy, Chi nhánh đang xây dựng chính sách tuyển dụng, phát triển đội ngũ nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thời đại mới.

2.2.2. Cơ sở pháp lý cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An

2.2.2.1. Chính sá h ín d ng

Theo QĐ 839/QĐ-NHNo-HSX của Agribank về cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Agribank:

 Nguyên tắc cho vay, vay vốn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An cho vay đối với khách hàng theo nguyên tắc thỏa thuận giữa Agribank và khách hàng, phù hợp với quy định của NHNN, pháp luật có liên quan bao gồm pháp luật về bảo vệ môi trường và Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.

Khách hàng vay vốn Agribank cam kết cam kết chấp hành đúng quy chế cho vay và các thỏa thuận với Agribank; sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với Agribank.

 Đối tượng, mục đích vay

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh được mở rộng đa dạng các đối tượng liên quan nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với chu kỳ phát triển của cây, con, sự luân chuyển của vật tư hàng hoá và khả năng trả nợ của người vay. Vốn vay chủ yếu để cải tạo đất; mặt nước nuôi trồng; chi phí trồng cây như thanh long, dưa hấu, đậu phộng,...; cây ăn quả như chuối, mít, bưởi ...; chi phí mua giống (đặc biệt là giống lúa mới); hình thành đàn trâu bò, gia súc, gia cầm…Ngoài ra, đối tượng vay vốn cũng bao gồm cả xây dựng nhà xưởng, chuồng trại, kho bãi, đầu tư máy móc thiết bị, nông cụ sản xuất hiện đại.

 Mức cho vay

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An quyết định mức cho vay căn cứ vào các yếu tố sau:

- Phương án sử dụng vốn vay.

- Khả năng tài chính của khách hàng.

- Giá trị tài sản đảm bảo (đối với các khoản vay phải đảm bảo bằng tài sản). - Các giới hạn cấp tín dụng và khả năng nguồn vốn của Agribank.

Riêng đối với các khoản vay không đảm bảo bằng tài sản, mức cho vay được tính bằng tổng nhu cầu cả dự án trừ đi phần vốn tự có, tối đa bằng giá trị vật tư, chi phí phải thuê, mua trên thị trường.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay tối đa. Đối với cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh: do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An quyết định; đối với cho vay trung hạn: mức cho vay tối đa 80% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn đối ứng của khách hàng; đối với cho vay dài hạn: mức cho vay tối đa 70% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn đối ứng của khách hàng.

 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở khung lãi suất cơ bản của NHNN và theo hướng dẫn của Agribank. Tùy theo nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng về lãi suất cho vay, đảm bảo đủ bù đắp chi phí, rủi ro và có lợi nhuận. Lãi suất Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An đang áp dụng là lãi suất thả nổi, có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy thuộc vào yêu cầu kinh doanh của ngân hàng và sự phát triến của thị trường vốn.

 Thời hạn cho vay

Chi nhánh và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào thời gian sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng, thời gian luân chuyển vốn, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Chi nhánh. Cho vay ngắn hạn tối đa đến 12 tháng, cho vay trung hạn từ 12 tháng đến dưới 60 tháng và cho vay dài hạn từ 60 tháng trở lên.

2.2.2.2. Q y rình ín d ng cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh

Quy trình cho vay khách hàng cá nhân được thực hiện theo TT 39/2016/TT- NHNN, Luật dân sự năm 2015, và QĐ 839/QĐ-NHNo-HSX của Agribank về cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Agribank.

Quy trình cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An bao gồm nhiều giai đoạn, cụ thể như sau:

 Giai đoạn 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng tại Chi nhánh tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến khách hàng như các thông tin về hồ sơ pháp lý, cụ thể là giấy chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép, chứng chỉ hành nghề; giấy ủy quyền của tất cả các thành viên trong gia đình trong trường hợp khách hàng vay vốn sử dụng vào mục đích chung của gia đình có bảo đảm bằng tài sản có đăng ký quyền sở hữu, tài sản khác là nguồn thu nhập chính của gia đình; các thông tin về hồ sơ kinh tế như báo cáo thu nhập trong thời gian vay vốn; các thông tin về hồ sơ vay vốn như phương án sử dụng vốn phục vụ

nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, các hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ, hóa đơn… Trên cơ sở các thông tin về định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích, đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng vốn.

 Giai đoạn 2: Thẩm định hồ sơ vay

Trong giai đoạn này, đầu tiên, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng bằng việc tra cứu thông tin CIC; đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người vay và người ủy quyền; đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)