Đối với Ủy Ban Nhân Dân Thị xã Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thị xã cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 71 - 76)

- Như chúng ta đã biết rất khó lòng để xác định một tiêu chuẩn nào đó về thanh khoản bởi vì không thể tính được các nhu cầu trong tương lai một cách chính xác

3.3.2. Đối với Ủy Ban Nhân Dân Thị xã Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.

- Các ngành, các địa phương hướng người dân sử dụng vốn vay đúng cam kết nhằm tạo vốn đầu tư quay vòng, góp phần thúc đẩy kinh địa phương phát triển. Lãnh đạo thị ủy, UBND Thị xã và các xã, phường trên địa bàn thị xã quan tâm hơn nữa, hỗ trợ hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giúp Ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu góp phần tăng trưởng tín dụng, đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại địa phương.

- Các ngành chức năng có những quy hoạch cụ thể cho từng xã, phường phù hợp với hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, rau màu, cây ăn trái và sản xuất lúa…. công bố công khai rộng rãi để bà con nông dân biết. Mục tiêu, quy hoạch phát triển nghề nên

có sự cân đối hợp lý giữa diện tích nuôi, sản lượng thu hoạch, năng lực chế biến của các doanh nghiệp. Được như vậy mới hy vọng ổn định tốt, có hiệu quả giữa cung cầu và giá cả tiêu thụ, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo lợi ích cho bà con nông dân nuôi trồng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương 3 luận văn đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Thị xã Cai Lậy như: Giải pháp tình hình tài sản nợ; Giải pháp về tình hình tài sản có; Giải pháp tăng thu nhập cho Chi nhánh; Giải pháp giảm chi phí; Các giải pháp để hạn chế rủi ro cho Chi nhánh; Một số giải pháp khác. Các giải pháp được nêu gắn liền với các phương thức thực hiện nhằm khẳng định tính khả thi của các giải pháp mà luận văn đưa ra. Bên cạnh đó tác giả cũng nêu lên một số kiến nghị đối với Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang và Ủy ban nhân dân Thị xã Cai Lậy tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng và đề xuất giảm thiểu tối đa những can thiệp bằng hành chính của NHNN đối với các NHTM. Đây là những kiến nghị nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các giải pháp mà đề tài đưa ra.

Việc thực hiện các giải pháp đã được trình bày ở Chương 3 là một quá trình tổng thể, luôn cần có tính đồng bộ, phối hợp với nhau trong thực hiện. Kết quả của giải pháp này là tiền đề cho giải pháp khác và ngược lại, thiếu một trong những giải pháp nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện của giải pháp khác.

KẾT LUẬN

Tổng kết từ quá trình phân tích giai đoạn 2017 – 2019 tác giả rút ra kết luận chung về những hiệu quả mà Agribank Chi nhánh Thị xã Cai Lậy đã đạt được và chưa đạt dược sau đây: Về huy động vốn: Vốn huy động tại chi nhánh tăng trưởng hàng năm, từng bước khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng cấp trên. Cụ thể năm 2019 tăng so với năm 2017 là 77,90%. Vốn tự huy động tăng trưởng bình quân hàng năm là 33,51%, trong đó chủ yếu là vốn huy động từ tiền gửi tiết kiêm của dân cư chiếm trên 75%, còn tiền gửi của tổ chức kinh tế có tăng về tuyệt đối, nhưng tỷ trọng có giảm, nó chỉ giao động dưới 3%. Mặc dù vốn huy động tăng khá cao tuy nhiên chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển. Vốn điều chuyển chiếm trên 57% tổng nguồn vốn tại chi nhánh. Về hoạt động tín dụng: Nhìn chung qui mô tín dụng tại chi nhánh đã mở rộng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh số cho vay hàng năm là 89,38%. Tốc độ tăng dư nợ bình quân khoảng 48,42%. Chi nhánh chủ yếu tập trung vào vấn đề cho vay chiếm khoảng trên 97%. Chất lượng tín dụng có hướng cải thiện, tuy nhiên luôn chứa đựng nhiều rủi ro hơn do tính chất ngành nghề, đối tượng mà nó đang hướng tới cho vay chủ yếu cho vay để phát triển kinh tế hộ, phần lớn thuộc lĩnh vực cây ăn trái, rau màu, thuỷ hải sản, trồng lúa … mà lĩnh vực này cũng chứa nhiều yếu tố rủi ro trong đó. Vốn tín dụng đã đáp ứng ngày càng cao nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế địa phương và đem lại lãi cho chi nhánh, đảm bảo vững chắc hoạt động cho chi nhánh trong thời gian tới. Về kết quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận của chi nhánh tăng trưởng hàng năm, đảm bảo theo kế hoạch năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng bình quân là 29,39%. Do chi nhánh chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn nên lợi nhuận tăng nhưng không cao, tốc độ chậm. Năm 2018 tốc độ tăng trưởng là 48,5%, sang năm 2019, tốc độ còn 10,28%.

Hạn chế của đề tài là tác giả chỉ mới dừng lại ở việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Thị xã Cai Lậy tỉnh Tiền Giang qua 3 năm từ năm 2017 đến 2019 mà chưa đi vào phân tích, đánh giá sâu, tổng quát tất cả các chỉ số, các chỉ tiêu, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, số liệu qua 5 năm hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới đánh giá được

xu hướng tăng trưởng của ngân hàng như thế nào? Đây cũng là điểm mới cho các đề tài phân tích tiếp theo trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thị xã cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 71 - 76)