Cơ cấu nguồn vốn tại chi nhánh qua ba năm (201 7 2019) Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thị xã cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 27 - 29)

Bảng 2.2:Cơ cấu nguồn vốn

ĐVT: Triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tăng trƣởng 2018/2017 2019/2018 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 44.553 56.842 79.259 12.289 27,58 22.417 39,44 Vốn điều chuyển 50.569 124.005 107.585 73.436 145,22 -16.420 -13,24 Tổng VHĐ 95.122 180.847 186.844 85.725 90,12 5.997 3,32

Nguồn vốn huy động là khâu quan trọng mở đường tạo ra mặt bằng vững chắc trong việc kinh doanh tiền tệ cho ngân hàng. Nhờ chính sách thu hút vốn ngày càng kết quả nên nguồn vốn hàng năm tăng lên liên tục. Cụ thể năm 2018 nguồn vốn đạt 180.847 triệu đồng tăng 85.725 triệu đồng, tương đương 90,12% so với năm 2017. Sang năm 2019 nguồn vốn tiếp tục tăng lên 5.997 triệu đồng hay tăng khoảng 3,32% so với năm 2018. Agribank Chi nhánh Thị xã Cai Lậy luôn phấn thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông ngư thủy sản nên nguồn vốn cần thiết rất lớn. Mặc dù nguồn vốn có tăng nhưng chưa đủ đáp ứng vốn cho phát triển nhanh chóng của kinh tế địa phương.

Vốn huy động có xu hướng tăng tích cực. Cụ thể năn 2018 vốn huy động đạt 56.842 triệu đồng tăng so với cùng kỳ năm ngoái là 12.289 triệu đồng hay 27,58%. Đến năm 2019 tình hình vẫn tiến triển tốt đẹp nguồn vốn tự huy động được tăng thêm 22.417 triệu đồng tức tăng 39,44% so với năm 2018. Nguồn vốn này tăng do đời sống sản xuất của bà con ngày càng có nhiều kết quả, mặc khác cũng phải kể đến những cố gắng không ngừng của ngân hàng trong công tác huy động vốn.

Vì nhu cầu sản xuất và tái sản xuất của người dân địa phương ngày càng cao, nguồn vốn tăng trưởng chưa đủ đáp ứng yêu cầu chung của nền kinh tế, nên ngân hàng phần lớn phải sử dụng vốn điều hòa cấp trên chuyển về. Nguồn vốn điều hòa chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (chiếm trên 50%). Cụ thể năm 2018 nguồn vốn này tăng lên 73.436 triệu đồng về tỉ lệ là 145,22 % so với năm 2017. Nguyên nhân do năm nay có nhiều địa phương mở rộng sản xuất, tái sản xuất, ngân hàng thực hiện chỉ tiêu mở rộng qui mô tín dụng. Nguồn vốn tự huy động tuy tăng nhưng chậm, vì vậy ngân hàng phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngân hàng cấp trên. Đến năm 2019 nguồn vốn điều hòa giảm còn 107.585 triệu đồng tức giảm khoảng tuyệt đối 16.420 triệu đồng hay giảm 13,24% so với năm trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh chú trọng đến việc tự chủ về vốn hơn, cũng như tích cực tăng cường biện pháp thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân địa phương: có thêm nhiều biện pháp thu hút hấp dẫn hơn như tiết kiệm 3 tháng, sáu tháng từ năm triệu có một phiếu trúng thưởng, từ mười triệu tặng thêm khách hàng năm mươi ngàn…

Tóm lại: Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng đa số còn phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng cấp trên, mặc dù nguồn vốn huy động có xu

hướng tăng tích cực trong các năm qua, nguồn vốn điều chuyển phần nào từng bước đã được cắt giảm. Song so với các ngân hàng thưong mại khác, cũng như vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế còn chưa được thu hút triệt để. Chính vì vậy ngân hàng Agribank Chi nhánh Thị xã Cai Lậy luôn luôn quan tâm để ngày càng có giải pháp thiết thực và tốt nhất để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, hạn chế thấp nhất sự lệ thuộc vốn vào ngân hàng cấp trên, có như vậy khả năng độc lập trong kinh doanh của chi nhánh sẽ cao và ngày năng cao vị thế cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thị xã cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)