Hoạt động của đại lý thu Bảo hiểm y tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế hộ gia tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 80 - 100)

9. Kết cấu luận văn

2.5.5. Hoạt động của đại lý thu Bảo hiểm y tế hộ gia đình

Đại lý thu chính là cầu nối trung gian giữa cơ quan BHXH và người tham gia. Hoạt động của đại lý thu có hiệu quả thì đối tượng tham gia BHYT HGĐ ngày càng được mở rộng. Để đánh giá được nhân tố này ta phân tích số liệu tại bảng 2.14.

Qua bảng số liệu 2.14, ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, việc giao thẻ BHYT hộ gia đình cho đối tượng tham gia vẫn còn

chậm trể. Nguyên nhân của việc chậm trể do đa số các đại lý thu là cán bộ kiêm nhiệm tại UBND xã, nhân viên Đại lý Bưu điện cũng đảm nhận cung ứng nhiều dịch vụ khác nên việc giao thẻ cho người tham gia không được đảm bảo.

Thứ hai, đối với những trường hợp thẻ BHYT bị sai thông tin nguyên nhân do

đại lý thu lập danh sách tham gia không đúng vẫn còn xảy ra thường xuyên, hoặc thẻ bị mất, hỏng đại lý thu không tư vấn rõ ràng thủ tục cấp, đổi thẻ BHYT như thế nào, điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia. Nguyên nhân, nhân viên đại lý thu phần lớn là người mới nên chưa có kinh nghiệm tiếp cận, vận động, khai thác thu, kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế. Việc lập hồ sơ, thủ tục tham gia bước đầu còn nhiều sai sót.

Bảng 2.14. Hoạt động của đại lý thu BHYT hộ gia đình

(Thang điểm 5)

Ý kiến Số

điểm Đánh giá

Việc đặt bảng hiệu Điểm Thu BHYT HGĐ tại UBND xã, phường, thị trấn và bưu điện văn hóa xã để người dân tiếp cận BHYT HGĐ dễ dàng, thuận tiện

3,71 Hài lòng

Tư vấn, giải thích rõ ràng, dễ hiểu về thủ tục, mức phí, phương thức đóng, quyền lợi nhận được khi đi KCB bằng BHYT

2,73 Bình thường

Việc viết biên lai khi thu tiền của đại lý thu BHYT

HGĐ 3,67 Hài lòng

Đại lý thu có giao thẻ kịp thời cho người tham gia

BHYT hộ gia đình 2,37 Không hài lòng

Việc tư vấn hướng dẫn người tham gia BHYT HGĐ trường hợp thẻ BHYT bị mất, hỏng, hoặc thông tin trên thẻ BHYT không khớp với CMND

2,41 Không hài lòng

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã giới thiệu về BHXH huyện Cai Lậy với sự hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và kết quả hoạt động từ khi thành lập đến nay.

Luận văn phân tích thực trạng mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đã phân tích để nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy trong chương 3 của Luận văn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN CAI LẬY

3.1. Quan điểm, mục tiêu chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy

3.1.1 Quan điểm

Đảng và Nhà nước ta đã nhận định rằng con người là nguồn tài nguyên quý báu của đất nước. Một xã hội muốn phát triển phải cần đến những con người khoẻ mạnh, vì vậy cần phải đầu tư cho sức khoẻ của nhân dân. Đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư cho sự phát triển của kinh tế xã hội. Hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ và BHYT toàn dân; mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia BHYT và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và có cơ chế giá, cơ chế đồng chi trả nhằm phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở. Do đó trong giai đoạn tới cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách pháp luật về BHYT, khuyến khích mọi người dân tham gia BHYT và có lộ trình phù hợp, khả thi để thực hiện bằng được BHYT toàn dân.

Luật BHYT đã đi vào cuộc sống bắt đầu từ ngày 1/7/2009 luật BHYT có hiệu lực thi hành, sau khi được Quốc hội thông qua tháng 11/2008. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 1/7 hàng năm là Ngày BHYT Việt Nam. Năm 2014 đã ban hành thêm Luật BHYT sửa đổi bổ sung một số điều của luật BHYT có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Đây là cơ sở sở pháp lý cao nhất để thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế thông qua BHYT với mục tiêu BHYT toàn dân, xây dựng nền y tế Việt Nam theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.

Tiến tới BHYT toàn dân là hoàn toàn phù hợp với bản chất nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa, đạt được mục tiêu này thì mọi người dân Việt Nam không phân biệt nghề nghiệp, giàu nghèo, già trẻ, giới tính, địa vị xã hội … đều được chăm sóc sức khoẻ. Đây là mục tiêu công bằng, bình đẳng mà xã hội chủ nghĩa hướng tới.

Tuy nhiên, chăm sóc sức khoẻ nhân dân không phải chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cấp uỷ Đảng, chính quyền, các

ban ngành. Quan điểm của Đảng là Nhà nước và nhân dân cùng làm, thông qua chính sách thu một phần viện phí, Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí y tế. Bởi lẽ không một quốc gia nào có thể một mình chăm sóc sức khỏe nhân dân vì ngân sách luôn luôn eo hẹp với các khoản cần chi tiêu của Chính phủ. Muốn thực hiện tốt quan điểm, định hướng của Đảng thì cần thiết phải có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống.

3.1.2. Mục tiêu

*Mục tiêu chung

Mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế về tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, về phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế; bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.

*Mục tiêu cụ thể

Nằm trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân của Chính phủ và thực hiện theo kế hoạch thu của BHXH tỉnh giao chỉ tiêu cho huyện Cai Lậy. BHXH huyện Cai Lậy phấn đấu mục tiêu đến năm 2020 đạt tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân là 90%.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Cai Lậy.

3.2. Giải pháp mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy

3.2.1. Giải pháp về công tác tuyên truyền Bảo hiểm y tế hộ gia đình.

BHXH huyện cần phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về BHYT hộ gia đình đến người dân. Qua đó, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về BHYT nhằm giúp người dân hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT hộ gia đình và tự giác tham gia. Công tác thực hiện BHYT hộ gia đình là một chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước mà ngành BHXH có trách nhiệm tham mưu cho các ngành, các cấp tổ chức vận động

tuyên truyền để đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy để công tác thông tin, tuyên truyền đạt được hiệu quả cao hơn thì cần phải thực hiện những việc sau:

Thứ nhất, Cơ quan BHXH huyện là đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách này

cần phải xây dựng được một kế hoạch tuyên truyền cụ thể.Trong đó, chú trọng nội dung tuyên truyền thông qua báo chí, đài phát thanh truyền hình, hệ thống truyền thanh xã, phường, thư điện tử, trực tiếp tại bộ phận một cửa, cổng thông tin điện tử của ngành, đặc biệt là đối thoại trực tiếp với người dân, hội viên các hội đoàn thể trên địa bàn từng xã. Bên cạnh đó, cần phải quy định cụ thể về thời gian tuyên truyền cho nội dung đó thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc là bao lâu, một tháng, quý, hay 1 năm,…; số lượng là bao nhiêu cuộc, tin, bài, tờ; đơn vị thực hiện và đơn vị phối hợp là những đơn vị nào; quy mô thực hiện là tại những xã nào ưu tiên cho những xã có tỷ lệ người tham gia BHYT hộ gia đình thấp; soạn thảo nội dung của cuộc tuyên truyền và lựa chọn hình thức tuyên truyền cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Vào ngày 1/7 nên đổi mới lại những băng ron, áp phích trên tuyến đường chính của huyện để tuyên truyền về ngày thành lập BHYT Việt Nam. Nếu tuyên truyền thông qua đối thoại trực tiếp với một số nhóm đối tượng thì tổ chức ở đâu, bao nhiêu cuộc đối thoại, thời gian nào trong năm, cơ quan nào tổ chức, phối hợp với cơ quan nào (Hội nông dân, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,…). Nếu tuyên truyền thông qua trang web của BHXH tỉnh, BHXH huyện phải cập nhật kịp thời các thông tin, quyết định mới về BHYT hộ gia đình, cập nhật đầy đủ các bài viết, thông tin tuyên truyền theo kế hoạch đã phê duyệt,… Tốt nhất nên thành lập một tổ tuyên tuyền ở BHXH huyện, thành phần trong tổ tuyên truyền này gồm có đại diện các bộ phận nghiệp vụ và phải có một cán bộ chuyên trách vì thực tế hiện nay ở cơ quan BHXH huyện chỉ có các cán bộ làm công tác chuyên môn chứ chưa có người làm về công tác tuyên truyền. Trong quá trình triển khai cũng cần phải xác định các đơn vị có liên quan để nếu có kết hợp với đơn vị nào thì cũng cần nêu rõ trách nhiệm và có sự phân công công việc cụ thể với từng đơn vị. Cuối cùng sau khi đã xây dựng được kế hoạch tuyên truyền rồi thì cần phải xây dựng một bản dự toán kinh phí chi tiết và sát với từng nội dung tuyên truyền thực tế để dự trù và chuẩn bị trước về kinh phí.

Bên cạnh việc thực hiện tuyên truyền thông qua kế hoạch thì cơ quan BHXH huyện với vai trò là đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách cần nâng cao nhận thức đối với mỗi viên chức trong đơn vị với việc thực hiện chính sách, mỗi người cần tự coi mình là một tuyên truyền viên và phải tích cực tham gia vào công tác này. Vì hơn ai hết các viên chức của ngành Bảo hiểm là những người có kiến thức sâu, rộng nhất trong lĩnh vực này. Nâng cao nhận thức bằng cách tổ chức các cuộc thi tuyên truyền về chính sách BHYT, mở các lớp tập huấn để bồi dưỡng nâng cao nhận thức về việc thực hiện chính sách BHYT cho viên chức tuyên truyền của ngành. Sau khi xây dựng kế hoạch tuyên truyền, BHXH tỉnh kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện công tác tuyên truyền theo kế hoạch đề ra.

Thứ hai, BHXH huyện cần tham mưu và tranh thủ sự quan tâm của chính

quyền địa phương mà ở đây UBND huyện là đơn vị giữ vai trò chủ đạo để có những chỉ đạo với UBND xã, các hội và đoàn thể tích cực hưởng ứng tham gia vào công tác tuyên truyền chính sách BHYT. Và phải thực hiện thường niên, định kỳ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực lồng ghép vào trong công tác của hội, đoàn thể, hình thức phù hợp nhất là gắn nội dung tuyên truyền vào chương trình các lớp tập huấn thường được tổ chức hàng năm, vào những ngày lễ kỷ niệm lớn như ngày Quốc tế Phụ nữ ngày 8 tháng 3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10 và đặc biệt là ngày BHYT Việt Nam ngày 1 tháng 7 hàng năm. Bên cạnh đó cũng cần phối hợp đài phát thanh địa phương, các công tác viên báo địa phương và hệ thống bản tin ngành như: Công đoàn, hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên tăng thời lượng phát sóng và dành nhiều số trang hơn cho công tác tuyên truyền chính sách BHYT hộ gia đình vì đây cũng là phương tiện rất cần thiết bởi hầu như hiện nay, các đơn vị đều có bản tin nội bộ phát hành đến các xã, phường.

Thứ ba, BHXH tỉnh cần mở các lớp kỹ năng tuyên truyền về chính sách

BHYT cho các đại lý thu, cộng tác viên trong huyện khi có văn bản mới của ngành để họ nắm rõ chính sách BHYT, thông qua đó họ sẽ tuyên truyền quyền lợi, nghĩa vụ nhận được cho người dân khi tham gia BHYT hộ gia đình. Các lớp này cần mở khoản từ hai lần trở lên trong năm.

Tóm lại, Mục tiêu của công tác tuyên truyền BHYT hộ gia đình là nâng cao nhận thức của người dân, hướng tới mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình,

giúp mọi người hiểu rõ bản chất nhân đạo cộng đồng và quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia BHYT. Đó là việc làm cần thiết đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả cộng đồng có như vậy thì chính sách mới thực sự mang lại hiệu quả.

3.2.2. Giải pháp về cải tiến quy trình đăng ký đóng và tổ chức quản lý thu Bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Hoạt động BHYT là hoạt động công, mang tính xã hội cao, lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Vì vậy để đạt được mục tiêu đề ra BHXH phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ BHYT hộ gia đình một cách đa dạng. Trình tự tham gia BHYT cần được thiết kế và thực hiện phù hợp, đơn giản, thuận tiện để người lao động dễ dàng tham gia. Công tác tổ chức quản lý thu BHYT hộ gia đình hiện nay đã áp dụng nhận hồ sơ bằng hình thức giao dịch điện tử nhưng đa số các đại lý thu vẫn phải nộp tiền về cơ quan BHXH huyện bằng tiền mặt nên tốn thời gian và chi phí đi lại của đại lý thu. Hiện tại, một số đại lý thu phản ánh việc giao nhận thẻ qua dịch vụ bưu chính còn chậm trể dẫn đến việc phát hành thẻ BHYT đến người tham gia chưa kịp thời, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia. BHXH huyện cần tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện trả thẻ BHYT cho các đại lý thu thông qua dịch vụ bưu chính theo hợp đồng đã ký với Bưu điện. Đối với những trường hợp đại lý thu chưa thực hiện nghiêm túc lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT dẫn đến sai thông tin về họ tên, năm sinh, giới tính, địa chỉ, nơi đăng ký KCB ban đầu thường xuyên, cán bộ làm công tác thu BHYT hộ gia đình tại BHXH cấp huyện cần kiểm tra đối chiếu cẩn thận hồ sơ phát sinh thu , tìm hiểu nguyên nhân tại sao, nhắc nhở và phối hợp đại lý thu nhằm cấp thẻ BHYT hộ gia đình chính xác, đảm bảo quyền lợi của người dân khi tham gia BHYT hộ gia đình.

BHXH huyện Cai Lậy cần phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để trong việc nhận hồ sơ, quản lý thu và cấp thẻ BHYT, thanh toán chi phí KCB BHYT HGĐ để rút ngắn thời gian, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm được nguồn nhân lực, mang lại sự hài lòng cho người tham gia. Chú trọng đào tạo đội ngũ viên chức có đủ trình độ, năng lực để ứng dụng công nghệ thông tin nhất là viên chức làm công tác giám định BHYT, công tác thu BHYT HGĐ, công tác cấp sổ thẻ.

3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ Bảo hiểm y tế.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức, giúp cho việc ổn định, thống nhất trong chỉ đạo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế hộ gia tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 80 - 100)