Đánh giá chung về Bảo hiểm y tế tại huyện Cai Lậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế hộ gia tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 59 - 71)

9. Kết cấu luận văn

2.4.2 Đánh giá chung về Bảo hiểm y tế tại huyện Cai Lậy

Chính sách BHYT ở nước ta được triển khai từ năm 1992 dưới hai hình thức: BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Việc thu và mở rộng đối tượng tham gia BHYT bắt buộc được thực hiện thông qua các cơ quan, đơn vị nên có nhiều thuận lợi hơn, việc thu và mở rộng đối tượng tham gia BHYT tự nguyện được tổ chức trực tiếp từ đối tượng tham gia, tại nơi cư trú nên gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Cùng với cả nước thì việc tổ chức thực hiện BHYT hộ gia đình được chia làm những giai đoạn:

- Giai đoạn 2003 - 2005: BHYT tự nguyện thực hiện theo thông tư liên tịch số 77/2003/TTLT-BTC-BYT ngày 07/08/2003 của Liên Bộ Tài chính- Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện, thời điểm này đối tượng tham gia BHYT tự nguyện được mở rộng và thực hiện thống nhất trong cả nước. Công tác thu và mở rộng đối tượng hộ gia đình được tổ chức thông qua các đại lý thu tại xã, phường nên đối tượng tham gia BHYT tự nguyện tăng mạnh. Đại lý thu tại xã, phường cũng được mở rộng: là cá nhân do UBND xã giới thiệu, cán bộ dân số, cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội chữ thập đỏ.

- Từ 2005-03/2007: BHYT tự nguyện được thực hiện theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005, Nghị định ban hành về Điều lệ BHYT và Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BTC-BYT ngày 24/8/2005 của liên Bộ Tài chính-Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện.

- Từ tháng 04/2007-06/2009: BHYT tự nguyện thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên Tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/03/2007 và Thông tư Liên tịch số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/12/2007 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung một số điểm của Thông tư liên Tịch số 06/2007/TTLT- BYT-BTC. Trong thời gian này BHXH huyện Cai Lậy đã phối hợp chặt chẽ với nhiều tổ chức hội, đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ để tăng cường công

tác tuyên truyền về chính sách BHYT và vận động hội viên tham gia. Công tác thu và mở rộng đối tượng tham gia vẫn được tổ chức thông qua các đại lý. Sau khi thu được tiền đóng BHYT của đối tượng, đại lý thu tại phường, xã, thị trấn nộp cho cơ quan BHXH và được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ trên tổng số tiền thu BHYT của các đối tượng.

BHXH huyện Cai Lậy đặc biệt chú trọng đến công tác mở rộng hệ thống các đại lý thu, bằng việc tuyển chọn các đại lý qua thi tuyển, mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ, cung cấp đầy đủ các tài liệu hướng dẫn và thường xuyên trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện công việc của các đại lý. Từ khi luật BHYT có hiệu lực (tháng 07/2009 đến nay) và Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015, có khá nhiều điểm mới. Một trong những điểm đáng chú ý trong luật BHYT sửa đổi, bổ sung lần này là quy định bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình. Việc triển khai thực hiện chính sách BHYT hộ gia đình tại BHXH huyện Cai Lậy trong những năm qua đang được thực hiện đúng luật, đúng đối tượng với phạm vi rộng khắp các xã trong toàn huyện, với sự tham gia của các phòng ban chức năng và chính quyền địa phương mà đơn vị chủ đạo ở đây là cơ quan BHXH huyện Cai Lậy. Nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo cơ quan BHXH huyện cùng với sự cố gắng của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan thì cho đến nay việc triển khai BHYT hộ gia đình đã dần đi vào nề nếp, số đối tượng tham gia không ngừng được tăng lên, mạng lưới các đại lý cũng đã được mở rộng và đạt độ bao phủ ở 100% số xã.

Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 có những nội dung mang tính đột phá mạnh mẽ để khắc phục những hạn chế, bất cập của luật BHYT cũ, tạo cơ chế pháp lý để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân và mặc dù đã được tập huấn nhưng thực tế trong quá trình thực hiện, việc thu BHYT đã nảy sinh nhiều vướng mắc, vượt quá tầm giải quyết từ cơ sở.

Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch của huyện ủy, BHXH huyện đã tham mưu UBND huyện đưa chỉ tiêu BHYT toàn dân vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm: đề ra chỉ tiêu bao phủ BHYT năm 2016 là 65%, năm 2017 là 74%, năm 2018 là 80%. Thực hiện chỉ đạo của BHXH tỉnh, BHXH huyện đã phối hợp cùng với UBND xã, các hội đoàn thể đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền,

phổ biến Luật BHYT sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành với các nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của các đối tượng công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị và nhân dân trên địa bàn. Sở Y tế tăng cường bố trí nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân và người tham gia BHYT tại các cơ sở KCB, đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả chế độ, chính sách BHYT trên địa bàn.

Qua nghiên cứu thực tế tại huyện Cai Lậy tác giả thu được những kết quả thể hiện tại bảng 2.7 và hình 2.2.

Bảng 2.7. Tình hình tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Cai Lậy giai đoạn 2016-2018.

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện BHYT huyện Cai Lậy

STT Nhóm Năm 2016 2017 2018 1 1 14.054 12,340 14.540 2 2 1,039 1,189 1,103 3 3 43.811 42.203 40,205 4 4 32,959 35,796 29.414 5 5 36,542 56,290 70,982 6 Tổng cộng 128.045 147.818 155.967 7 Tổng dân số 191.858 193.853 195.016 8 Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân(%) 66,9 76,3 80

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ về tham gia BHYT huyện Cai Lậy giai đoạn 2016-2018

Trong đó:

Nhóm 1: Tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

Nhóm 2: Tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng (hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,…);

Nhóm 3: Tham gia BHYT do ngân sách nhà nước đóng (các đối tượng chính sách như người có công, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi,…);

Nhóm 4: Tham gia BHYT do ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng (hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên,…);

Nhóm 5: Tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Dựa vào bảng số liệu 2.7 và biểu đồ 2.2 ta có một số nhận xét sau: Thứ nhất, số người tham gia BHYT có xu hướng mở rộng qua các năm. Thứ hai, xét số người tham gia BHYT theo 5 nhóm đối tượng thì:

- Năm 2016 số người tham gia BHYT là 128.045, đạt tỷ lệ BHYT toàn dân 66,9% (kế hoạch 65%).

+ Số người tham gia BHYT bắt buộc là 91.863 người,

+ Số người tham gia vận động tham gia BHYT hộ gia đình là 36.542 người, 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

- Năm 2017, số người tham gia BHYT là 147.818 người đạt tỷ lệ tham gia BHYT toàn dân là 76,3% (kế hoạch 75%), tăng 19.413 người so với năm 2016 (tăng 11,15%) so với năm 2016, bao gồm:

+ Số người tham gia BHYT bắt buộc là 91.528 người, giảm 353 người (giảm 0.36%) so với cùng kỳ năm 2016;

+ Số người tham gia BHYT hộ gia đình là 56.290 người, tăng 19.413 người (tăng 54%) so với cùng kỳ năm 2016.

- Năm 2018 Số người tham gia BHYT là 155.967 người, tăng 8.149 người (tăng 5,50%) so với cùng kỳ năm 2017, hoàn thành kế hoạch 80% (dân số là 195.016 người), gồm:

+ Số người tham gia BHYT bắt buộc là 84.985 người, giảm 6.543 người (giảm 4,4 %) so với năm 2017;

+ Số người tham gia BHYT hộ gia đình là 70,982 người, tăng 14.692 người (tăng 26,1%) so với cùng kỳ năm 2017.

Sau 3 năm thực hiện số người tham gia BHYT tăng lên 27.922 người, tăng 1,49 lần so với cuối năm 2015 (từ 191.858 người lên 195.016 người).

Tóm lại, mặc dù giai đoạn 2016-2018, tình hình kinh tế trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn và giai đoạn chuyển tiếp giữa luật BHYT và luật BHYT sửa đổi, bổ sung còn nhiều bất cập nhưng số đối tượng tham gia BHYT nói chung và đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình nói riêng đã được mở rộng thêm. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng gần 20% số người chưa tham gia BHYT trong đó có đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, số người đã tham gia rồi lại không ổn định, điều này cho ta thấy phải mất nhiều năm nữa mới đạt tỷ lệ bao phủ là 100%. Đây thực sự là một thách thức đối với những người làm chính sách BHYT tại huyện Cai Lậy.

Để tìm hiểu sâu hơn về số người tham gia BHYT hộ gia đình có mở rộng và thu hẹp ra sao ta tiến hành phân tích cụ thể bảng tình hình mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình giai đoạn 2016-2018 sau:

Bảng 2.8. Tình hình mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình 2016-2018. ĐVT: Người STT Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 Bq 1 Số người tham gia BHYT HGĐ 36.542 56.290 70.982 54 26,1 40,01

2 Số người tham gia

BHYT 128.045 147.818 155.697 15,4 5,33 10,38 3 Tổng dân số 191.858 193.853 195.016 4 Tỷ trọng BHYT HGĐ trên tổng dân số (%) 19 29 36,3 5 Tỷ trọng người tham gia BHYT

HGĐ trên tổng sô người tham gia BHYT (%)

28,5 38 45,5

Nguồn: Báo cáo Bộ phận thu bảo hiểm xã hội huyện Cai Lậy

Qua bảng tổng hợp số liệu ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Số đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình có xu hướng mở rộng qua các năm. Tỉ lệ tăng bình quân là 40% với 27.992 người tham gia mới BHYT. Tuy nhiên tỉ lệ bao phủ BHYT của huyện vẩn còn thấp hơn nhiều so với tỉ lệ độ bao phủ chung của tỉnh và cả nước ( 88,5%). Số đối tượng chưa tham gia BHYT đến năm 2018 là 39.572 chiếm tỉ lệ 20% dân số. Việc mở rộng đối tượng BHYT hộ gia đình còn gặp những tồn tại như:

*Vai trò của hệ thống chính trị :

Đây là khâu đặc biết quan trọng, theo đó hệ thống chính trị vừa đóng vai trò định hướng, vừa đóng vai trò tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội, trong đó có chính sách BHYT. Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, một số địa phương đã cụ thể hóa bằng các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch thực hiện Luật Bảo y tế thì chúng ta vẫn còn thiếu những chỉ đạo cụ thể và mạnh mẽ của các cấp chính quyền, các Hội, Đoàn thể tại địa phương trong công tác BHYT.

Việc triển khai các quy định của pháp luật về BHYT cần sự quyết tâm chính trị, sự thống nhất về quan điểm và đồng bộ về cách thức trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các bên liên quan. Điều này thực sự còn có tác động đến việc xử lý những phát sinh, vướng mắc trong thực hiện luật BHYT.

Thực tế cho thấy trong thời gian qua chỉ một số ít địa phương có triển khai chỉ đạo của Huyện Ủy, UBND và có nghị quyết ở Đảng ủy cấp cơ sở về thực hiện BHYT. Cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương, đơn vị chưa có quyết liệt trong việc chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT tại địa phương, đơn vị. Chưa coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng cần phải tập trung chỉ đạo, vì vậy ở nhiều nơi còn có biểu hiện “khoán trắng” việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về BHYT cho ngành BHXH, chưa xác định tỷ lệ bao phủ BHYT như là một chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội.

*Về chính sách pháp luật:

Việc triển khai thi hành Luật BHYT sửa đổi, bổ sung với nhiều điểm mới, đã phát sinh nhiều vướng mắc do quy định pháp luật, cũng như từ cán bộ giải quyết thủ tục mua BHYT ở cấp cơ sở, người dân chưa hiểu rõ những quy định mới theo luật. Đối với quy định của luật, việc mua BHYT theo hộ gia đình dù đã giúp giảm mức đóng khá nhiều so với việc mỗi thành viên tự mua, nhưng vẫn là thách thức với những hộ thu nhập thấp nhất là những hộ mới vừa thoát nghèo. Bởi với thu nhập của một hộ thuần nông kinh phí để mua bảo hiểm y tế cho một thành viên đã không dễ. Vì thế, khi số kinh phí tham gia BHYT hộ gia đình tăng từ 3 - 4 lần so với trước đây thì họ càng có ít cơ hội hơn. Bên cạnh đó, với quy định mới, khi đăng ký mua BHYT hộ gia đình, cá nhân đăng ký phải khai đầy đủ thông tin các thành viên trong hộ gia đình về số thẻ và loại hình tham gia (ví dụ BHYT học sinh, sinh viên, hưu trí). Yêu cầu như vậy khiến thủ tục tham gia BHYT ngày càng trở nên rắc rối. Thực tế, trong một hộ gia đình có người đã tham gia BHYT bắt buộc, song vì một số lý do đang phải chờ để tiếp tục được gia hạn, thì thẻ bảo hiểm của những

đối tượng này sẽ không được chấp nhận để loại ra khỏi danh sách những người phải mua theo hộ gia đình. Những đối tượng này chắc chắn sẽ không muốn tham gia theo hình thức mới, vì thủ tục để chuyển đổi không đơn giản. Ngoài ra, người dân cũng gặp khó khăn trong việc xác minh tạm vắng đối với người đang công tác, du học, làm việc ở nước ngoài; người có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú tại địa phương nhưng chuyển đến nơi khác làm việc, sinh sống, không có quay trở về địa phương nên những thành viên còn trong hộ đó gặp khó khăn khi tham gia BHYT hộ gia đình. Nắm bắt kịp thời những vướng mắc này, Bộ Y tế đã ban hành nhanh một số văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ gia hạn thẻ, hướng dẫn thủ tục mua BHYT hộ gia đình, kéo dài thời gian áp dụng bắt buộc tham gia BHYT hộ gia đình. Song khó khăn với người tham gia BHYT vẫn chưa giảm, vì những văn bản hướng dẫn chưa bao phủ hết các vướng mắc phát sinh, trong khi, cán bộ thực hiện lại hiểu sai quy định, nên áp dụng không đúng tinh thần của luật BHYT sửa đổi, bổ sung quy định, người tham gia BHYT hộ gia đình trước thời điểm 01/01/2015 có thể lựa chọn gia hạn thẻ hoặc mua cùng gia đình, chỉ người mới tham gia mới bắt buộc theo hộ gia đình. Nhưng các cán bộ thực hiện lại bắt buộc cá nhân đã tham gia muốn tiếp tục phải theo hộ gia đình. Điều này cũng có hạn chế đó là nếu chỉ cần một cá nhân trong gia đình không muốn tham gia, thì người đã mua từ trước sẽ không được tiếp tục gia hạn thẻ. Cá biệt, ngay cả khi họ được giải quyết được phép tiếp tục gia hạn thẻ, thì dù vẫn chưa hết thời hạn xem xét (trong 3 tháng kể tính từ lúc thẻ hết hạn), nhưng cán bộ không rõ vì lý do nào vẫn yêu cầu mua thẻ mới. Vì thế, người tham gia đã mất hết khoảng thời gian được tích lũy trước đó, cũng như các ưu đãi liên quan như: tiếp cận y tế công nghệ cao, tăng mức giảm trừ chi phí KCB theo quyền lợi 5 năm liên tục.

*Về đại lý thu Bảo hiểm y tế hộ gia đình:

Quyết định số 999/QĐ-BHXH ngày 01/10/2014 của BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định hoạt động đại lý thu BHXH, BHYT đã quy định rõ ràng, cụ thể về thủ tục hồ sơ cũng như phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong quy trình quản lý thu. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác khai thác, mở rộng đối tượng tham gia và quản lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

Cán bộ làm đại lý thu Bảo hiểm y tế hộ gia đình cho cơ quan BHXH phải đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế hộ gia tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 59 - 71)