Thực trạng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế hộ gia tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 44 - 57)

9. Kết cấu luận văn

2.3. Thực trạng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy

2.3.1. Sơ lược về hình tình hình thực hiện BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy.

2.2.3.1 Công tác truyền thông về BHYT trên địa bàn huyện Cai Lậy.

Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, chủ sử dụng lao động, người lao động và nhân dân về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với chính sách BHYT để thuyết phục, động viên mọi người nêu cao ý thức, trách nhiệm tự nguyện, tự giác tham gia BHYT có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần làm tăng nhận thức của xã hội về chính sách BHYT. Những năm qua, công tác tuyên truyền luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành BHXH, ngoài những chương trình truyền thông của BHXH Việt Nam, của BHXH tỉnh thì BHXH huyện Cai Lậy đã thực hiện công tác này bằng các hình thức:

- Tham mưu Huyện Ủy, UBND ban hành các văn bản chỉ đạo các ban ngành đoàn thể trong toàn hệ thống chính trị tại địa phương phối hợp trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT đặc biệt là đối tượng người dân tham gia BHYT

theo hình thức hộ gia đình. Ngoài ra còn phân công cán bộ trực tiếp làm công tác thu, dự họp trong các cuộc tuyên truyền đối thoại trực tiếp với người dân thông qua các hội nghị hoặc trực tiếp xuống cơ sở như họp hội nông dân, phụ nữ, mời dân đến các điểm ấp để tuyên truyền …

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch phối hợp tuyên truyền với các ban, ngành ở UBND các xã, UBND huyện các hội đoàn thể như: hội phụ nữ, hội chử thập đỏ, hội nông dân, UB Mặt trận Tổ Quốc… ; Với UBND các xã triển khai đối tượng BHYT hộ gia đình.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng:

+ Phối hợp với đài truyền thanh huyện, và các xã tuyên truyền về chế độ, chính sách BHYT, phát sóng và đưa tin 1giờ/ ngày vào buổi sáng và buổi tối.

+ Các hình thức khác như panô, in tờ rơi, tham gia cuộc thi “ Tuyên truyền viên về BHXH, BHYT ” do BHXH tỉnh tổ chức phát động trong công đoàn viên chức toàn tỉnh và huyện Cai Lậy là một trong các đơn vị tham gia có tiết mục đạt giải cao.

Tóm lại: Công tác tuyên truyền các chính sách về BHYT trong thời gian qua ở tại địa bàn đã được tăng cường bằng nhiều hình thức có sự phối hợp của nhiều ngành trong đó hình thức tuyên truyền đối thoại trực tiếp với người dân được đẩy mạnh, nhưng đối tượng tuyên truyền chỉ mới chỉ tập trung được vào các nhóm đối tượng là hội viên các hội đoàn thể, nhóm người dân xung quanh địa điểm tuyên truyền, chưa tổ chức được các cuộc tuyên truyền rộng rãi trên địa bàn với số lượng lớn người dân địa phương tham gia. Thực tế công tác này còn một số tồn tại, bất cập như:

- Mặc dù đây là một trong những tiêu chí để xây dựng nộng thôn mới tại địa phương, nhưng ở một số nơi vẩn chưa có sự quan tâm vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thấy rõ trách nhiệm tuyên truyền về chính sách BHYT. Thậm chí coi đây là trách nhiệm của riêng ngành BHXH nên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT ở một số nhóm đối tượng tại một số xã, chưa được thực hiện tốt.

-Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền về BHYT vừa thiếu về số lượng, vừa chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và thiếu chuyên nghiệp. Công tác

truyền thông, tuyên truyền thực hiện không thường xuyên và phương thức chưa phù hợp, chưa có chiều sâu dẫn tới việc tiếp cận với thông tin về chính sách BHYT còn rất ít.

-Việc phân bổ kinh phí cho công tác tuyên truyền hiện nay chưa đáp ứng được tình hình thực tế, mức chi theo quy định còn thấp so với yêu cầu. Vì vậy cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác này vì đây là chính sách quốc gia, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mới có thể làm tốt công tác này. Từng bước làm thay đổi nhận thức của nhân dân, để mọi người tự giác tham gia BHYT tiến tới BHYT toàn dân theo mục tiêu đã định.

2.3.1.2. Công tác thu Bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Công tác thu BHYT và quản lý nguồn thu có vai trò quan trọng trong hoạt động của ngành, tiến độ thu ảnh hưởng trực tiếp tới việc chi trả các chi phí KCB. Ngay từ đầu sau khi tiếp nhận tổ chức và bàn giao nhiệm vụ, BHXH huyện Cai Lậy tổ chức nhiều hội nghị, chuyên đề về công tác thu BHYT. Cán bộ, viên chức ở bộ phận BHYT hộ gia đình xác định đây là một công việc quan trọng và gặp nhiều khó khăn trở ngại. Nếu triển khai và thực hiện không tốt công tác thu BHYT hộ gia đình, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc chi trả quỹ KCB BHYT, trong đó có đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của mọi người dân tham gia BHYT hộ gia đình. Vì vậy tại các hội nghị trực tuyến do BHXH Việt Nam tổ chức, cuộc họp của BHXH tỉnh đều tập trung bàn bạc và đề ra các biện pháp thực hiện, phân công cán bộ theo dõi giám sát các đơn vị cơ sở, đôn đốc việc thực hiện thu BHYT hộ gia đình. Tại BHXH mỗi huyện trên địa bàn tỉnh đều có một cán bộ thu chuyên trách làm công tác thu BHYT hộ gia đình. Chính nhờ sự tập trung, chú trọng công tác thu nên các chỉ tiêu theo kế hoạch của BHXH tỉnh giao cho BHXH huyện đều hoàn thành xuất sắc, luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Hàng năm BHXH huyện Cai Lậy xây dựng kế hoạch thu BHYT hộ gia đình, sau khi được cấp trên giao chỉ tiêu chính thức, số kế hoạch được giao từ đầu năm như số đối tượng tham gia mở rộng mới, số tiền đóng BHYT và được căn cứ dựa vào số hoàn thành kế hoạch của năm trước. BHXH huyện đã đề ra biện pháp cụ thể và giao bộ phận thu và các bộ phận có liên quan thuộc BHXH huyện đề ra biện pháp cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ thu, khai thác đối tượng BHYT hộ gia đình khi tiếp

nhận hồ sơ tham gia của các đơn vị tiến hành kiểm tra, thẩm định, thanh tra khi cần thiết để xác định đúng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, xác định số tiền phải đóng BHYT theo đúng khu vực mức đóng và thời hạn tham gia với mức định chế của Nhà nước, thông báo cho các đơn vị nộp đủ số tiền. Từ đó nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác phát hành thẻ.

Cán bộ, viên chức BHXH huyện Cai Lậy không ngừng nâng cao nghiệp vụ, nắm chắc đối tượng thu BHYT hộ gia đình, mức đóng BHYT do Nhà nước quy định. BHXH huyện thường xuyên cử cán bộ đến làm việc trực tiếp với các xã để tư vấn, hỗ trợ cho các đại lý về công tác chuyên môn nghiệp vụ thu, giải đáp thắc mắc cho người dân…từ đó để khai thác các đối tượng chưa tham gia BHYT hộ gia đình hoặc đóng BHYT hộ gia đình chưa đúng theo quy định. Hàng năm BHXH huyện tổ chức hội nghị tổng kết công tác thu BHYT hộ gia đình nhằm tổng hợp báo cáo đánh giá việc thực hiện kết quả thu và phát hành thẻ BHYT hộ gia đình.

Bảng 2.1. Kết quả thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện Cai Lậy giai đoạn 2016 – 2018.

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn báo cáo bộ phận thu BHXH huyện Cai Lậy

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tỉ lệ tăng qua các năm (%) 17/16 18/17 BQ Số thu BHYT hộ gia đình 19.829 30.046 39,312 148,5 126,7 137,6 Số thu BHYT 57.666 73.806 100.13 127,99 135,6 131,8 Tỷ trọng BHYT HGĐ(%) 34,3 40,7 39,2 Kế hoạch BHXH tỉnh giao 58.464 69.500 97.353 Tỷ lệ %/ Kế hoạch 98.635 106.19 102.85

Kết quả thu BHYT hộ gia đình tại BHXH huyện Cai Lậy được thể hiện qua bảng 2.1.

Qua bảng kết quả thu BHYT hộ gia đình giai đoạn 2016 - 2018 ta có một số nhận xét sau:

Thứ nhất, số thu BHYT đều tăng lên qua các năm, năm sau cao hơn năm

trước. Năm 2016 tổng số tiền thu BHYT là 57.666 triệu đồng, đạt 98.63% kế hoạch BHXH tỉnh giao trong đó số thu BHYT hộ gia đình là 19.829 triệu đồng, năm 2017 số thu BHYT là 69.500 triệu đồng, đạt 106.19% kế hoạch BHXH tỉnh giao, tăng 7.56% so với cùng kỳ năm 2016 tương ứng số tiền thu tăng 16.400 triệu đồng trong đó số thu BHYT hộ gia đình là 30.046 triệu đồng, số thu BHYT hộ gia đình tăng khoảng 11.036 triệu đồng, năm 2018 tổng số thu BHYT là 100.13 triệu đồng, đạt 102.85% kế hoạch BHXH tỉnh giao, tăng 26.324 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2017, số thu BHYT hộ gia đình là 39.312 triệu đồng tăng khoảng 9.266 triệu đồng.

Thứ hai, số thu BHYT và số thu BHYT hộ gia đình tăng lên cho thấy việc

mở rộng đối tượng tham gia ngày càng có hiệu quả. Tốc độ tăng người dân tham gia BHYT cao qua các năm nhưng vẫn còn ở mức thấp so với số lượng đối tượng người dân chưa tham gia cần khai thác để nâng cao độ bao phủ.

Nguyên nhân số thu BHYT ngày càng tăng lên qua các năm là do cán bộ, viên chức BHXH huyện Cai Lậy không ngừng nâng cao nghiệp vụ, thường xuyên cử cán bộ đến làm việc trực tiếp với các xã để tư vấn, hỗ trợ cho các đại lý về công tác chuyên môn nghiệp vụ thu, giải đáp thác mắc cho người dân, số đại lý thu cũng được mở rộng, công tác tuyên truyền cũng được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau... nên số thu BHYT hộ gia đình được tăng lên.

Công tác thu BHYT hộ gia đình là hình thức vận động người dân tự nguyện đăng ký tham gia BHYT nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình khác với hình thức thu BHYT bắt buộc, số thu phụ thuộc vào số đối tượng tham gia. Số người tham gia nhiều ổn định thường xuyên thì số thu sẽ cao và được đảm bảo. Điều đó cho thấy trong công tác thu thì vai trò của các đại lý là rất quan trọng từ việc thường xuyên phải mở rộng đối tượng tham gia mới đến việc duy trì những người đã tham gia tiếp tục tham gia. Họ giữ vai trò là cầu nối giữa những người dân với chính sách BHYT.

Hiện nay công tác thu và lập danh sách đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình được thực hiện thuận lợi như: chuyễn tiền qua hệ thống intrenetbanking của ngân hàng, nhờ đó mà giảm được chi phí phát sinh và tiết kiệm được thời gian đi lại của các đại lý giúp họ tập trung hơn trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình. Tuy nhiên cũng có một vài khó khăn như việc đối chiếu giữa danh sách người tham gia với số tiền nộp, việc nhập thông tin cá nhân người tham gia có hay xảy ra sai lệch và sự điều chỉnh thường không kịp thời làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia.

Tình hình đại lý thu Bảo hiểm y tế hộ gia đình:

BHXH huyện đã xác định rõ tầm quan trọng của các đại lý thu BHYT, những năm qua, công tác củng cố, xây dựng hệ thống đại lý thu BHYT luôn được BHXH huyện quan tâm, chú trọng, đặc biệt là việc xây dựng và mở rộng hệ thống đại lý thu BHYT rộng khắp ở các xã, ấp, trong các hội đoàn thể . Đội ngũ đại lý này được UBND xã trực tiếp giới thiệu đến cơ quan BHXH để đào tạo tập huấn và cấp chứng chỉ xác định là đại lý thu của BHXH, điều này cũng cho thấy được chất lượng và uy tính trong hoạt động của hệ thống nhằm phục vụ người dân. Bênh cạnh đó việc ký hợp đồng tổ chức hệ thống đại lý thu với ngành bưu điện cũng là một kênh để mở rộng đại lý khắp các xã trong địa bàn huyện.

Bảng 2.2. Tình hình đại lý thu BHYT HGĐ giai đoạn 2016-2018.

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Số đại lý thu 33 34 35 2 Tổng số điểm thu 41 66 71

3 Tổng số đại lý được đào tạo

cấp thẻ 33 34 35

Nguồn, bộ phận quản lý thu BHXH huyện Cai Lậy

Dựa vào bảng số liệu ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, số đại lý thu đã qua đào tạo ổn định qua các năm, tuy nhiên vấn đề mở rộng mạng lưới đại lý thu chưa phát triển mạnh.

Thứ hai, Năng lực hoạt động, vận động tuyên truyền đến người dân tham gia BHYT của đại lý luôn đạt hiệu quả cao thể hiện qua tỉ lệ tăng hàng năm của đối tượng hộ gia đình.

Mặc dù hệ thống đại lý thu trên địa bàn huyện luôn hoạt động hiệu quả làm cho số đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình cũng tăng mạnh và ổn định qua các năm nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định như các nhân viên đại lý thu hầu hết làm công tác kiêm nhiệm nên việc thực hiện thu BHYT hộ gia đình chưa đều đặn, kỹ năng tuyên truyền Luật BHYT chưa được sâu, chưa chủ động trong việc tiếp cận đến một số xã có địa bàn rộng, dân cư không tập trung, chưa nhắc nhở và thông báo kịp thời đến các trường hợp người có thẻ BHYT sắp hết hạn, đã hết hạn …, do đó một số đại lý thu thực hiện mở rộng đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn còn chậm, tỷ lệ đạt còn thấp so với kế hoạch được giao.

2.3.3.3. Tình hình khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế.

Một trong những vấn đề khó khăn nhất trong suốt quá trình triển khai chính sách BHYT từ những ngày đầu tiên cho đến nay, đó là chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu KCB của người dân, mà nhu cầu KCB thì ngày một tăng theo sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Cùng trong bối cảnh chung đó thì công tác KCB BHYT tại huyện Cai Lậy cũng đang gặp những vấn đề.

Thứ nhất, về mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế

Có thể thấy rằng trong công tác chăm sóc sức cộng đồng thì việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở KCB cả về số lượng và chất lượng có ý nghĩa hết sức quan trọng là yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác này. Thực hiện chủ trương chăm sóc sức khỏe toàn dân của Đảng, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự đầu tư của ngành Y tế thì cho đến nay về cơ bản huyện Cai Lậy đã xây dựng được hệ thống cơ sở KCB phần nào đáp ứng được nhu cầu KCB của nhân dân. Cụ thể là hiện nay trên địa bàn huyện có số cơ sở KCB BHYT: trong đó 01 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện (Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước Tây), 1 Trung tâm y tế có chức năng KCB, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 15 trạm y tế xã, 01 phòng khám tư nhân , tổng số giường bệnh hiện có 140 giường, bình quân hơn 7,37 giường/10.000 dân, số bác sĩ trên vạn dân là 2,61 bác sĩ. Bên cạnh những cơ sở KCB công lập thì ở huyện Cai Lậy cũng đã có những cơ sở KCB tư

nhân như Phòng khám Dân Lập Mỹ Tho. Tuy nhiên về số lượng còn ít, quy mô nhỏ chỉ thực hiện khám và điều trị ngoại trú có ký hợp đồng KCB BHYT với ngành BHXH. Đội ngũ y, bác sĩ KCB tại phòng khám này được lãnh đạo phòng khám phối hợp thực hiện với đội ngũ bác sĩ giỏi đến từ bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang để KCB cho người dân. Tuy nhiên, do chỉ khám bệnh ngoại trú nên phòng khám chưa đóng góp được nhiều cho việc giảm áp lực điều trị tại các bệnh viện lớn. Mặc dù nhà nước đã có chủ trương xã hội hóa về y tế nhưng có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế hộ gia tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 44 - 57)