Công tác thông tin tuyên truyền Bảo hiểm y tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế hộ gia tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 75 - 78)

9. Kết cấu luận văn

2.5.2. Công tác thông tin tuyên truyền Bảo hiểm y tế hộ gia đình

Trong thời gian qua, BHXH huyện cũng đã rất chú trọng quan tâm đến công tác thông tin tuyên truyền về BHYT hộ gia đình, đã cử cán bộ xuống tận xã,

phường để tư vấn, hướng dẫn, tuyên truyền, tuy nhiên nhiều cán bộ vẫn còn hạn chế và khả năng truyền đạt, khả năng diễn đạt, hay đơn giản là thiếu sự kiên nhẫn và nhiệt tình trong công tác tuyên truyền của mình. Tình trạng các cán bộ hướng dẫn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi dân hỏi vẫn còn. Bên cạnh đó, BHXH huyện cũng sử dụng phương tiện truyền thanh, để tuyên truyền về BHYT hộ gia đình, đây được coi là điểm đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn để lại nhiều tồn tại như: Các hoạt động tuyên truyền đã được triển khai rộng khắp cả về nội dung và hình thức nhưng nội dung tuyên truyền đôi khi vẫn còn chưa thực sự phù hợp nhất là với nhóm đối tượng là nông dân hay người dân lao động nghèo; Các chương trình tuyên truyền về mảng đề tài BHYT hộ gia đình đã có những hình thức mới (tiểu phẩm, show truyền hình thực tế) song chủ yếu vẫn tập trung ở các chương trình chính luận, phổ biến kiến thức; do đó, còn chưa thực sự hấp dẫn đối với người đọc, người xem; những hạn chế, tiêu cực trong thực thi chính sách BHYT hộ gia đình mặc dù đã được đề cập đến trong các chương trình, song vẫn chưa có điều kiện phân tích chuyên sâu và liên tục về nguyên nhân, hậu quả và còn một số phóng viên chưa hiểu thấu, đầy đủ về chính sách BHYT hộ gia đình. Để đánh giá người dân biết BHYT hộ gia đình chủ yếu qua nguồn thông tin nào, tác giả phân tích bảng số liệu tại bảng 2.10.

Với 8 nguồn thông tin được đưa vào điều tra nghiên cứu, số liệu điều tra tại bảng 2.10 cho thấy người dân được biết về BHYT hộ gia đình từ nguồn thông tin do cán bộ chính quyền địa phương (UBND xã, phường, thị trấn) cung cấp là chủ yếu 24%, tiếp đến là từ Tờ rơi, pa nô, áp phích là 21,13%, trong khi nguồn thông tin từ sách, báo, tạp chí và tờ rơi, đài phát thanh, TV và cán bộ BHXH, cán bộ y tế có tỷ lệ thấp nhất. Đây là điều cần phải quan tâm, lưu ý cho cơ quan BHXH đưa ra kế hoạch, hình thức phù hợp để thực hiện các hoạt động tuyên truyền chính sách BHYT. Mặt khác, người dân phần lớn đã nghe về BHYT nhưng để hiểu thật đúng, đầy đủ thì chưa nhiều, đặc biệt ngay cả hiểu biết về quyền lợi khi tham gia BHYT. Từ đó đặt ra những nội dung cụ thể trong công tác tuyên truyền vận động đối với nhân dân trên địa bàn trong thời gian tới cần phải thực hiện. Cần đa dạng các loại hình tuyên truyền, chú trọng hơn các loại hình tuyên truyền thông qua báo chí; tờ rơi, đài phát thanh, TV ; trực tiếp từ cán bộ BHXH; cán bộ y tế.

Bảng 2.10. Nguồn thông tin người dân biết về BHYT hộ gia đình

ĐVT:Người

Nguồn thông tin Số lượng Tỷ lệ (%)

Sách báo, tạp chí 9 6.34

Tờ rơi, pa nô, áp phích 30 21.13

Đài phát thanh, TV 21 14.79

Giới thiệu tại hội nghị 17 11.97

Người thân, bạn bè 13 9.15

Cán bộ y tế 5 3.52

Cán bộ BHXH 12 8.45

Chính quyền địa phương (UBND xã,

phường, thị trấn) 35 24.65

Tổng cộng 142 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Để đánh giá việc tuyên truyền của đại lý thu, cộng tác viên BHYT hộ gia đình và cán bộ BHXH tác giả phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 2.11. Công tác thông tin, tuyên truyền BHYT hộ gia đình.

(Thang điểm 5)

Ý kiến Số điểm Đánh giá

Việc có cán bộ tuyên truyền trực tiếp về BHYT HGĐ 2,34 Không hài lòng Sự nhiệt tình của cán bộ tuyên truyền về BHYT HGĐ 3,75 Hài lòng Sự hướng dẫn kỹ lưỡng của cán bộ tuyên truyền về

điều kiện, thủ tục, mức phí, quyền lợi nhận được khi tham gia BHYT HGĐ

2,83 Bình Thường

Cách truyền đạt, diễn đạt của cán bộ tuyên truyền 3,1 Bình Thường Việc tuyên truyền chế độ, chính sách BHYT qua các

phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết về BHYT hộ gia đình

2,84 Bình Thường

Nguồn tổng hợp phiếu điều tra của tác giả.

Cán bộ tuyên truyền trực tiếp về BHYT hộ gia đình được đánh giá không hài lòng, nguyên nhân do đại lý thu đa số là người mới, bưu điện cũng chỉ mới thí điểm

làm đại lý trong những năm gần đây nên dù đã mở rộng mạng lưới đại lý thu nhưng các đại lý thu vẫn chưa nắm vững thủ tục, đối tượng,quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia BHYT hộ đình dẫn đến người dân chưa hài lòng về việc tuyên truyền trực tiếp của đại lý thu và cán bộ BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế hộ gia tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)