Bố trí, sắp xếp nhân sự

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự trong văn phòng công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu từ liêm (Trang 52 - 55)

8. Bố cục của đề tài

2.3.3. Bố trí, sắp xếp nhân sự

Cùng với vấn đề tuyển dụng, vấn đề biên chế nội bộ trong công ty cũng như trong Văn phòng nói riêng là một vấn đề tương đối quan trọng trong quá trình bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực. Một cơ quan thực hiện tốt các công việc khi có các giải pháp hiệu quả về việc sử dụng nguồn nhân sự hợp lý, chính xác. Việc nhà lãnh đạo bố trí và sử dụng nguồn lao động của mình như thế nào để các cán bộ, công nhân viên có thể phát huy được năng lực, sở trường của mình là hết sức cần thiết; nhằm nâng cao hiệu quả lao động, tăng năng suất và chất lượng làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Để các cán bộ, công nhân viên cũng như từng bộ phận, phòng ban được hoạt động phối hợp một cách nhịp nhàng, đồng bộ và khoa học; lãnh đạo Văn phòng đã tham mưu cho lãnh đạo Công ty, đưa ra những nguyên tắc để lựa chọn nhân viên vào vị trí công việc sao cho phù hợp, đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra:

+ Tuyển chọn những ứng viên có năng lực và phẩm chất tốt + Bố trí phù hợp với năng lực, sở trường

+ Nắm bắt tâm lý nhân viên

+ Đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế của nhân viên + Chăm lo công tác đào tạo

Bên cạnh nguyên tắc thì để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực lãnh đạo của Văn phòng cũng cần đưa ra các mục tiêu đảm bảo sau:

Thứ nhất, bố trí và sử dụng nhân sự đảm bảo đủ số lượng, chất lượng nhân sự, đáp ứng yêu cầu của công việc. Mặc dù lao động của nước ta nhiều nhưng lao động đáp ứng được yêu cầu của công ty không phải là nhiều. Mặt khác sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh thu hút nhân sự ngày càng tăng, bài toán đảm bảo đủ số lượng, chất lượng trở thành cơ bản nhất và khó khăn nhất đòi hỏi lãnh đạo cũng như cán bộ, nhân viên trong văn phòng phải làm tốt công tác hoạch định, bố trí sử dụng nhân sự.

Thứ hai, bố trí và sử dụng nhân sự đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng nơi, đúng lúc. Mục tiêu cần đạt được là đảm bảo sử dụng nhân lực đúng với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi cá nhân nhằm làm gia tăng năng suất lao động và tạo động lực của nhân viên khi làm việc. Hơn nữa, trong xã hội hiện đại, nguyện vọng của người lao động cũng cần được chú ý nhằm tạo động lực cho họ trong quá trình lao động. Người lao động khi được sắp xếp vào vị trí đúng chuyên môn, sở trường của họ thì sẽ phát huy được hết khả năng, sự nhiệt tình và hăng say trong công việc, hơn nữa đúng người, đúng việc đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu của công ty.

Thứ ba, bố trí và sử dụng nhân sự đảm bảo đúng thời hạn, đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt trong sử dụng lao động. Việc sử dụng lao động phải đảm bảo các đột biến về nhân sự trong quá trình công việc do tác động đến từ hưu trí, bỏ việc, thuyên chuyển công tác...

Qúa trình biên chế nội bộ của Công ty Sản xuất Dịch vụ Xuất nhập khẩu Từ Liêm bao gồm các công tác thuyên chuyển, thăng chức, xuống chức.

2.3.3.1. Thuyên chuyển

Theo yêu cầu của công việc cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, cán bộ, công nhân viên có thể phải chuyển từ phòng ban này sang phòng ban khác. Mọi thay đổi về vị trí việc làm của người lao động so với vị trí ban đầu được đề cập trong hợp đồng lao động đều phải được ghi nhận trên đơn thuyên chuyển nhân sự, do Chánh Văn phòng lập, trưởng bộ phận và Ban giám đốc phê duyệt.

Tại Công ty, vấn đề thuyên chuyển chủ yếu là việc điều chuyển nhân viên từ chi nhánh này sang chi nhánh khác công tác. Hoặc thuyên chuyển công nhân từ bộ phận, phân xưởng này sang bộ phận, phân xưởng khác. Còn nhân viên hành chính thường cố định. Cụ thể được quy định tại:

Quyết định số 139/QĐ-TCLĐTL ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Tổng giám đốc Công ty về việc điều chuyển lao động trong công ty (xem phụ lục 05)

Quyết định số 74/QĐ-HĐQT ngày 20 tháng 04 năm 2017 của Hội đồng quản trị Công ty về việc cử cán bộ đi công tác (xem phụ lục 06)

2.3.3.2. Thăng chức

Công ty có quyền thay đổi chức vụ, vị trí làm việc dựa vào khả năng làm việc, trình độ chuyên môn cũng như sự cống hiến thành tích của các cán bộ, công nhân viên. Số lượng người lao động được thăng chức giai đoạn 2015 đến 2017 được thể hiện qua số liệu bảng sau:

Bảng 2.8. Số lƣợng lao động đƣợc thăng chức giai đoạn 2015-2017

( Đơn vị: người) Năm 2015 2016 2017 Chức vụ Trưởng phòng Tổ trưởng Phó phòng Tổ trưởng Trưởng phòng Phó phòng Số ngƣời 2 5 4 3 3 1 Tổng số 12 20 12 20 12 12 ( Nguồn: Văn phòng)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, quá trình thăng chức chủ yếu diễn ra ở trưởng phòng, phó phòng và tổ trưởng các bộ phận trong công ty. Đối với trưởng phòng, phó phòng sẽ căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện công việc. Đồng thời, việc xét thăng chức còn phụ thuộc vào khả năng sáng tạo, sáng chế và tính chuyên cần thực hiện trong công việc và không vi phạm kỷ luật. Công tác thăng chức sẽ được xét theo định kỳ, không hạn chế số lượng người được thăng chức và không xét theo thâm niên làm việc nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan, chính xác. Đồng thời là cơ hội tạo động lực làm việc cho người lao động.

2.3.3.3. Hạ chức ( Xuống chức)

Công ty có quyền thay đổi chức vụ, vị trí làm việc dựa vào căn cứ khả năng làm việc của người lao động, tính kỷ luật và sự đóng góp thành tích của

cá nhân đối với công ty. Tại Công ty, CB, CNV sẽ bị hạ chức trong các trường hợp sau:

- Vi phạm nội quy, quy trình an toàn lao động gây tai nạn lao động cho bản thân hoặc người khác, gây thiệt hại đến tài sản Công ty;

- Làm chậm, cản trở, hạn chế hiệu quả công việc;

- Nhân viên đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách văn bản hoặc vi phạm nội quy ở mức độ nặng.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự trong văn phòng công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu từ liêm (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)