Kinh nghiệm về hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã kiến tường, tỉnh long an (Trang 27 - 32)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU

1.3.1. Kinh nghiệm về hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội

1.3.1.1. Tại Bảo hiểm xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Long An

BHXH huyện Châu Thành chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH tỉnh Long An, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND huyện Châu Thành. Tính đến ngày 31/12/2019 số người tham gia BHXH, BHYT trên toàn huyện là 84.992 và 83.555 người, đạt 101,71% kế hoạch, tăng 5,08% so cùng kỳ

năm trước. BHXH huyện Châu Thành là một trong các đơn vị có số đối tượng tham gia BHXH đông, số thu BHXH lớn của BHXH tỉnh Long An, là đơn vị luôn hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu về số thu BHXH do BHXH tỉnh Long An giao. Để có được kết quả đó, hoạt động quản lý thu BHXH tại đây được thực hiện rất tốt. Hàng năm chỉ tiêu thu BHXH của huyện luôn đạt và vượt kế hoạch từ 1% đến 2% và từ 3 đến 5 ngày về mặt thời gian, tỷ lệ nợ đọng thấp, số đơn vị phát triển mới cao.

Thành tích trên của BHXH huyện Châu Thành đạt được là do:

(i) BHXH huyện Châu Thành đã phân cấp thu cho tổ thu và các cán bộ thu trong đơn vị. Mỗi cán bộ thu được giao trách nhiệm thu nợ theo khối phụ trách (khối DN ngoài quốc doanh, khối DN nhà nước, khối hộ kinh doanh cá thể, khối hành chính sự nghiệp…). Mỗi cán bộ thu bám sát vào đơn vị mình được phụ trách, nhắc nhở, đôn đốc đơn vị nộp đúng, đủ số thu BHXH, để đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ.

(ii) BHXH huyện Châu Thành tích cực tuyên truyền tốt về chính sách BHXH cho người SDLĐ và NLĐ, từ đó ý thức tham gia và trách nhiệm của mỗi NLĐ và người SDLĐ được nâng cao.

(iii) Hoạt động nhận hồ sơ và thủ tục hành chính tại BHXH huyện Châu Thành đã được cải thiện. Hồ sơ chủ yếu là giao dịch điện tử, và chứng từ được gửi qua đường bưu điện, điều đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho NLĐ và người SDLĐ khi giao dịch với cơ quan BHXH. [8]

1.3.1.2. Tại Bảo hiểm xã hội huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Bến Lức là một trong những huyện trước đây có thành phần chủ yếu tham gia BHXH là các khối hành chính đảng đoàn, trường học và học sinh sinh viên, nông dân. Tính đến nay, đã có nhiều khu công nghiệp được thành lập và đóng trên địa bàn, làm cho huyện Bến Lức đang từ một huyện nông nghiệp thành một huyện công nghiệp lớn phát triển nhanh chóng. Tình hình kinh tế xã hội thay đổi đã tác động rất lớn đến tất cả các ngành trên địa bàn Huyện, trong đó có BHXH huyện Bến Lức. Số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên toàn huyện tính đến ngày 31/12/2019 là 141.104 người, tăng 1.027 người, tăng 1,02% so với tháng 11/2019 và tăng 73% so với cùng kỳ năm 2018.

Thành tích trên của BHXH huyện Bến Lức đạt được là do:

(i) BHXH tỉnh Long An đã tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ thu và các nghiệp vụ liên quan cho cán bộ viên chức trong BHXH huyện nói riêng và trong tỉnh nói chung. Khi hiểu được tầm quan trọng của hoạt động thu BHXH cán bộ BHXH huyện luôn theo dõi đôn đốc các đơn vị được phân công trên địa bàn theo tháng, quý. Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động thu BHXH, BHXH tỉnh Long An đã cử một số cán bộ nòng cốt của Tỉnh về hỗ trợ về hoạt động thu và một số hoạt động nòng cốt của BHXH, và trong những năm qua BHXH huyện Bến Lức luôn hoàn thành xuất sắc hoạt động thu BHXH, do có sự lỗ lực cố gắng hết mình của tập thể cán bộ viên chức BHXH Huyện. Ngoài ra, BHXH tỉnh Long An còn phối hợp với liên đoàn lao động Tỉnh, BHXH huyện Bến Lức phối hợp với liên đoàn lao động huyện mỗi năm mở từ 2-4 lớp tập huấn về nghiệp vụ BHXH cho các Giám đốc là người SDLĐ và các cán bộ quản lý về BHXH của các đơn vị về nghiệp vụ cũng như hiểu rõ được quyền và trách nhiệm của người SDLĐ và NLĐ khi tham gia BHXH.

(ii) Hàng tháng BHXH huyện đến những công ty đóng trên địa bàn phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở mở các hội nghị tập huấn cũng như trả lời thắc mắc của NLĐ về chế độ BHXH.

(iii) Đồng thời cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và các dịch vụ chuyển phát nhanh. Việc thực hiện giao dịch điện tử đã được BHXH huyện thực hiện 100% đối với các đơn vị tiết kiệm được rất nhiều thời gian giao dịch và chi phí Hành chính. [7]

1.3.1.3. Tại Bảo hiểm xã hội huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp

Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Tỉnh Đồng Tháp, Huyện ủy, HĐND và UBND Huyện Tân Hồng; sự phối hợp, giúp đỡ tích cực của các ban, ngành, đoàn thể có liên quan để triển khai, thực hiện chính sách BHXH, BHYT có hiệu quả trên địa bàn huyện. Bảo hiểm xã hội huyên Tân Hồng thường xuyên tham mưu Thường trực Huyện ủy và UBND huyện trong hoạt động chỉ đạo thực hiện triển khai nhiệm vụ thực hiện chính sách BHXH, BHYT; giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT cho từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể huyện triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, đồng thời phối hợp

với các Phòng nghiệp vụ BHXH Tỉnh tổ chức triển khai kịp thời hoạt động thu, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH một lần, giám định BHYT, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ cho người thụ hưởng kịp thời, tạo sự hài lòng cho người dân.

Kết quả tính đến 31/12/2019, số người tham BHXH, BHYT, BHTN, là 70.053 người, trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc 2.748 người, giảm 90 người so với năm trước; BHXH tự nguyện là 715 người, tăng 361 người so với năm trước; Số thu BHXH bắt buộc là 43,73 tỷ đồng, đạt 100,97%; Số thu BHXH tự nguyện là 1,70 tỷ đồng, đạt 146,43%;

Thành tích trên của BHXH huyện Tân Hồng đạt được là do:

(i) Cán bộ viên chức BHXH huyện Tân Hồng luôn tích cực cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ thu được phân cấp quản lý thu theo xã mình phụ trách, luôn nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình quản lý. Tích cực đôn đốc thu nợ theo tháng, quý. Cán bộ thu cũng như lãnh đạo của đơn vị luôn lắng nghe DN, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của họ với thái độ tôn trọng, chia sẻ. Lãnh đạo ngành BHXH huyện đã trực tiếp đến nhiều DN để tiếp xúc với đơn vị, vừa tìm hiểu nguyên nhân, vừa tìm cách tháo gỡ với DN với mục tiêu trước hết là đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

(ii) Lãnh đạo BHXH huyện bám sát đơn vị, phối hợp liên ngành với UBND Huyện, liên đoàn lao động Huyện, Phòng lao động Huyện thành lập đoàn Kiểm tra liên ngành đi đến từng đơn vị có dấu hiệu trốn đóng BHXH cho NLĐ. Đây là một biện pháp đôn đốc thu có hiệu quả rất cao đối với những đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài đã đôn đốc thu nợ được rất nhiều đơn vị đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ. [10]

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bảo hiểm xã hội thị xã Kiến Tƣờng, tỉnh Long An

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý thu BHXH ở một số địa phương đạt được kết quả cao, có thể rút ra một số bài học đối với BHXH huyện Kiến Tường tỉnh Long An như sau:

Thứ nhất, phân chỉ tiêu thu cho từng cán bộ thu để nhắc nhở, đôn đốc đơn vị được phân công nộp đúng, đủ số thu BHXH, để đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ.

Thứ hai, tích cực tuyên truyền tốt về chính sách BHXH cho người SDLĐ và NLĐ, nhằm nâng cao ý thức tham gia và trách nhiệm nộp phí BHXH của mỗi NLĐ và người SDLĐ, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.

Thứ ba, luôn cải tiến quy trình nhận hồ sơ và thủ tục hành chính tại cơ quan BHXH, chú trọng trang bị và ứng dụng công nghệ tin học, đẩy mạnh giao dịch điện tử, nhằm tiết kiệm thời gian cho NLĐ và người SDLĐ khi giao dịch với cơ quan BHXH.

Thứ tƣ, kiến nghị với BHXH tỉnh Long An để tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ thu và các nghiệp vụ liên quan cho cán bộ viên chức trong BHXH thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An đáp ứng yêu cầu công việc.

Thứ năm, phối hợp với UBND Thị xã, liên đoàn lao động Thị xã, Phòng lao động Thị xã…. để kiểm tra liên ngành với từng đơn vị có dấu hiệu chậm trễ, trốn đóng BHXH cho NLĐ (những đơn vị nợ đọng BHXH cao và kéo dài), xử lý sai phạm đủ mạnh để răn đe. Đồng thời, phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở mở các hội nghị tập huấn cũng như trả lời thắc mắc của NLĐ về chế độ BHXH, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, để tìm cách tháo gỡ với doanh nghiệp, mục đích khắc phục nợ đọng BHXH kéo dài và phát triển số người tham gia.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội, thu BHXH, quản lý thu BHXH và sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, những bài học từ kinh nghiệm về hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tại một số đơn vị có điều kiện tương đồng cũng được đề cập. Nội dung chương 1 là cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An sẽ được trình bày ở chương tiếp theo luận văn.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ KIẾN TƢỜNG,

TỈNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã kiến tường, tỉnh long an (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)