6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
3.3.2. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An
Trao đổi thông tin giữa BHXH huyện thị xã Kiến Tường và NSDLĐ thông qua các phương tiện kết nối như điện thoại, các trang web, email… để giảm bớt phiền hà về thời gian và chi phí đi lại, nhằm nắm bắt nhanh và kịp thời tình hình biến động về số lao động cũng như tổng quỹ lương của DN. Đối với hệ thống các trang web, mỗi đơn vị tham gia BHXH được cung cấp một tài khoản để dùng làm cơ sở trao đổi dữ liệu thu BHXH với cơ quan BHXH, trước khi in thành văn bản, danh sách chính thức.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành sâu về quản lý hoạt động BHXH đối với toàn cán bộ, công chức, viên chức trong ngành.
Xây dựng và hoàn thiện quy trình thu phù hợp. Điều này tạo sự thuận lợi cho công thu được dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình.
Tăng cường tính pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thu nộp BHXH của các DN. Cần giao cho ngành những biện pháp chế tài đủ mạnh như phạt tiền với mức lãi suất cao, được kiểm tra số dư trên tài khoản của các DN, đơn vị tại ngân hàng và yêu cầu chuyển thẳng tiền từ ngân hàng vào tài khoản thu của cơ quan BHXH để nộp số tiền BHXH.
Triển khai đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu vào cải cách thủ tục hành chính tạo tiền đề để NLĐ và NSDLĐ có thể tham gia và giải quyết chế độ BHXH dễ dàng nhanh chóng. Để hệ thống công nghệ thông tin hoạt động ổn định và hiệu quả cần: Các chương trình ứng dụng phải được sử dụng thống nhất, không bị lạc hậu; Nâng cấp đồng bộ các phần mềm công nghệ thông tin phù hợp với sự thay đổi của các biểu mẫu, văn bản pháp quy.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý luận trong chương 1 và việc phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2019 trong chương 2, nội dung chương 3, luận văn đã trình bày quan điểm, phương hướng quản lý thu bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan BHXH thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An là đơn vị trực thuộc phải thực hiện theo cấp trên. Các giải pháp đối với Bảo hiểm xã hội thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An được tác giả đề xuất nhằm phần nào giải quyết được những hạn chế trong hoạt quản lý thu bảo hiểm xã hội và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An.
KẾT LUẬN
Đề tài “Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An”
được tác giả nghiên cứu, nhằm giải quyết những bất cập trong thực tế, đó là nợ đóng bảo hiểm xã hội ngày càng tăng, năm 2017 là 34 triệu và năm 2018 là 38 triệu đồng [9]. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo cáo hoạt động của bảo hiểm xã hội tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An trong giai đoạn 2017 - 2019, kết hợp với dữ liệu sơ cấp, kết quả nghiên cứu luận văn đã đạt được mục tiêu đặt ra:
Luận văn đã tổng hợp làm rõ cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội để làm cơ sở cho việc nghiên cứu các nội dung tiếp theo của đề tài. Đồng thời, đã phân tích, đánh giá những kinh nghiệm của một số huyện, tỉnh thành phố trong nước về quản lý thu BHXH đã rút ra một số bài học cho Bảo hiểm xã hội thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An nói riêng và BHXH tỉnh Long An nói chung.
Luận văn cũng đã phân tích và làm rõ thực trạng quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, chỉ ra những tồn tại, khó khăn vướng mắc như: Tỷ lệ nợ đọng còn cao, chưa khai thác hết lực lượng lao động, ở các cơ quan, đơn vị. DN nhà nước, DN ngoài quốc doanh, các hợp tác xã, tổ sản xuất kinh doanh, còn không ít các đơn vị không nộp BHXH cho NLĐ.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, xác định đúng các nguyên nhân của hạn chế và căn cứ vào phương hướng quản lý thu của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Long An, tác giả đã đề xuất 09 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An trong những năm tới.
Luận văn còn hạn chế: Khảo sát khách hàng mẫu chưa lớn, nên độ tin cậy không cao, chưa dùng mô hình định lượng để kiểm định. Đây là hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả và các đối tượng quan tâm khác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1.Bùi Diệu Anh (2016), Bảo hiểm, Nhà xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 2.Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội địa phương.
3.Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4.Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), Công văn số 835/BHXH-BT ngày 20/3/2019 về việc truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với giáo viên mầm non ngoài công lập và cán bộ xã là bệnh binh các hạng.
5.Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 9 năm 2017 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
6.Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), Thông báo số 44/TB-BHXH ngày 05 tháng 1 năm 2019 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam thông báo lãi suất chậm đóng bảo BHXH, BHYT, BHTN.
7.Bảo hiểm xã hội huyện Bến Lức, tỉnh Long An, Báo cáo kết quả hoạt động tại Bảo hiểm xã hội huyện Bến Lức năm 2019.
8.Bảo hiểm xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Long An, Báo cáo kết quả hoạt động tại Bảo hiểm xã hội huyện Châu Thành năm 2019.
9.Bảo hiểm xã hội thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, Báo cáo kết quả hoạt động tại Bảo hiểm xã hội Thị xã Kiến Tường qua các năm 2017, 2018, 2019.
10. Bảo hiểm xã hội huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp Báo cáo kết quả hoạt động tại Bảo hiểm xã hội huyện Tân Hồng năm 2019.
11. Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An, Báo cáo kết quả hoạt động tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.
12. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2015), Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
ngày 18/02/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
14. Chính phủ (2015), Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
15. Chính phủ (2015), Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
16. Chính phủ (2016), Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội.
17. Chính phủ (2017), Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
18. Chính phủ (2018), Nghị định 33/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm hoạt động cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, ban hành ngày 10 tháng 5 năm 2018.
19. Chính phủ (2018), Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
20. Chính phủ (2018), Nghị định số 53/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.
21. Nguyễn Đăng Dờn (2017), Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
22. Đức Dũng (2019), Đưa Bảo hiểm xã hội tự nguyện đến gần người dân, Tạp Chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Kỳ 01 tháng 11/2019 (381).
23. Nguyễn Văn Định (2012), Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự.
25. Hội đồng quốc gia (2007), Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa.
26. Nguyễn Anh Khoa (2015), Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Trần Đình Liệu (2010 - 2012), Xây dựng quy định quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN, Đề án nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu khoa học – Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
28. Lê Minh Lý (2019), Giải pháp chia sẽ dữ liệu quản lý đơn vị, người tham gia Bảo hiểm xã hội, Tạp Chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Kỳ 01 tháng 04/2019 (367). 29. Lê Minh Quang (2015), Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Thăng Long.
30. Trần Ngọc Quân (2015), Hoàn thiện hoạt động thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông, Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
31. Quốc hội (2013), Luật việc làm số 38/2013/QH13 ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2013.
32. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 thông qua ngày 20/11/2014 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2016.
33. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được thông qua ngày 26/11/2014.
34. Nguyễn Thị Minh Trang (2017), Tăng cường hoạt động kiểm soát thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
quản lý sổ BXHH, thẻ BHYT, Đề án nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu khoa học – Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
36. Nguyễn Khắc Tuấn (2019), Giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả Nghị Quyết 28-NQ/TW, Tạp Chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Kỳ 01 tháng 04/2019 (367).
PHỤ LỤC 01 PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho đối tƣợng là đơn vị sử dụng lao động hoặc NSDLĐ)
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An” nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn Anh/Chị đang sinh sống trong tình hình hiện nay. Rất mong nhận sự nhiệt tình hợp tác của quý Anh/Chị!
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Giới tính: Nam Nữ 2. Tuổi:
B. NỘI DUNG CHÍNH
1. Anh/Chị nhận thức và thực hiện về việc tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ tại BHXH thị xã Kiến Tƣờng, tỉnh Long An hiện nay ở mức độ nào?
Chưa nhận thức đúng
Đã nhận thức đúng nhưng chưa tham gia Đã thực hiện một phần
Đã thực hiện đầy đủ
2. Anh/Chị cho biết tình hình áp dụng quy định về mức tiền lƣơng làm căn cứ đóng BHXH tại BHXH thị xã Kiến Tƣờng, tỉnh Long An?
Không áp dụng
Đã áp dụng nhưng chưa đúng quy định Đã áp dụng và đúng quy định
3. Mức thu nhập bình quân thực tế Anh/Chị trả cho NLĐ có cao hơn mức đóng BHXH mà Anh/Chị đóng cho NLĐ không?
TNBQTT > Mức lương tham gia BHXH TNBQTT = Mức lương tham gia BHXH TNBQTT < Mức lương tham gia BHXH
4. Anh/Chị cho biết hàng năm đơn vị của Anh/Chị có đƣợc BHXH thị xã Kiến Tƣờng, tỉnh Long An tập huấn về chính sách BHXH không (bao nhiêu lần/ năm)?
1 lần/năm 2 lần/năm 3 lần/ năm
5. Anh/Chị có cảm thấy thủ tục khi tham gia BHXH phức tạp không?
Nhiều thủ tục Bình thường Đơn giản
6. Anh/Chị cho biết mức độ thƣờng xuyên tìm hiểu chính sách BHXH của mình?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
7. Anh/Chị cho biết BHXH thị xã Kiến Tƣờng, tỉnh Long An có thƣờng xuyên xuống đơn vị đôn đốc thu nợ BHXH không?
Có Không
8. Anh/Chị cho biết các đơn vị Anh/Chị có nộp tiền BHXH đúng quy định không?
Có Không
9. Đơn vị SDLĐ có nợ tiền nộp BHXH không?
Không nợ Nợ 1 tháng Nợ trên 3 tháng
10. Anh/Chị có những kiến nghị gì để hoàn thiện hơn hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH thị xã Kiến Tƣờng, tỉnh Long An?
……… ………
PHỤ LỤC 02 PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho đối tƣợng là NLĐ đang tham gia BHXH tại BHXH Thị xã Kiến Tƣờng, tỉnh Long An)
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An” nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn Anh/Chị đang sinh sống trong tình hình hiện nay. Rất mong nhận sự nhiệt tình hợp tác của quý Anh/Chị!
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Giới tính: Nam Nữ 2. Tuổi:
B. NỘI DUNG CHÍNH
1. Anh/Chị nhận thức về việc tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH thị xã Kiến Tƣờng, tỉnh Long An hiện nay ở mức độ nào?
Chưa nhận thức đúng
Đã nhận thức đúng nhưng chưa tham gia Đã thực hiện một phần
Đã thực hiện đầy đủ
2. Anh/Chị cho biết thủ tục tham gia và giải quyết chế độ BHXH hiện nay nhƣ thế nào?
Nhiều thủ tục Bình thường Đơn giản
3. Anh/Chị cho biết Anh/Chị có thƣờng xuyên tìm hiểu chính sách BHXH không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
4. Anh/Chị cho biết Anh/Chị biết đến cơ quan BHXH qua hình thức nào?
Báo đài Truyền Hình
Internet
Đơn vị sử dụng lao động tuyên truyền Cơ quan BHXH tuyên truyền
5. Anh/Chị cho biết Anh/Chị đƣợc tập huấn về chính sách BHXH bao nhiêu lần/năm?
Không bao giờ 1 lần/năm 2 lần/năm 3 lần /năm
6. Anh/Chị cho biết Thu nhập bình quân thực tế của Anh/Chị có cao hơn mức lƣơng tham gia BHXH không?
TNBQTT > Mức lương tham gia BHXH TNBQTT = Mức lương tham gia BHXH TNBQTT < Mức lương tham gia BHXH
7. Anh/Chị cho biết Anh/Chị có đƣợc hƣởng đúng chế độ BHXH mà Anh/Chị tham gia không?
Có Không
8. Theo Anh (Chị) mức đóng BHXH hiện tại là có phù hợp hay không?
Có Không
9. Anh/Chị có những kiến nghị gì nhằm giúp hoàn thiện hơn hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH thị xã Kiến Tƣờng, tỉnh Long An?
……… ………
PHỤ LỤC 03
Kết quả khảo sát đơn vị sử dụng lao động và ngƣời lao động