Đổi mới việc lập dự toán, lập kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã kiến tường, tỉnh long an (Trang 67 - 69)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU

3.2.3. Đổi mới việc lập dự toán, lập kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội

Việc lập dự toán, kế hoạch thu cần được thực hiện chính xác thông qua việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định, nguyên tắc khi lập báo cáo quyết toán.

Cán bộ lập kế hoạch thu và kế toán phải phối hợp chặt chẽ trong quá trình quyết toán thu để có kết quả chính xác, tránh tình trạng sai sót.

Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra nội bộ, có sự kiểm tra chéo giữa các bộ phận nghiệp vụ khi thực hiện quyết toán thu, để giảm thiểu sai sót, bỏ sót các khoản thu BHXH.

Tổ chức các hội nghị tập huấn, hướng dẫn, nâng cao trình độ nghiệp vụ kế toán đối với đội ngũ kế toán như: quản lý tài chính, phân tích hoạt động kinh tế, phân tích tình hình thu, chi, nghiệp vụ quản lý quỹ BHXH.

Tình trạng trốn, nợ, chiếm dụng BHXH trong các doanh nghiệp đã đến mức báo động và trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp và

khiếu kiện giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Việc không tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động không những gây thất thu cho quỹ BHXH, quan trọng hơn là quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm hại, ảnh hưởng đến lòng tin của người lao động làm công ăn lương.

Thực tế nợ đọng BHXH trong những năm qua đã tạo nên vòng luẩn quẩn, có thể khái quát là: người lao động đến tuổi nghỉ hưu chờ sổ hưu-sổ hưu chờ BHXH- BHXH chờ doanh nghiệp nộp tiền-doanh nghiệp nợ BHXH vì nhiều lý do và cuối cùng người lao động chịu thiệt thòi. Để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH, cần tập trung thực hiện một số giải pháp:

Khi phát hiện nợ gối đầu thì phải đôn đốc, nhắc nhở để người sử dụng lao động đóng đúng kỳ, đủ số lượng. Khi phát hiện nợ chậm đóng cần đôn đốc, nhắc nhở bằng văn bản và khi thấy nợ tồn đọng phải báo cáo với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật Lao động, pháp luật BHXH.

Xử phạt nghiêm minh vi phạm về BHXH, chọn một số doanh nghiệp cố tình vi phạm, lâu nay đã vận động, thuyết phục, nhưng không chuyển biến lập hồ sơ khởi kiện ra tòa án truy cứu trách nhiệm đối với lãnh đạo doanh nghiệp. Ví dụ như doanh nghiệp trong một thời gian không tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động, bất cứ hình thức nào trốn hay gian lận, cần áp dụng hình thức bắt doanh nghiệp đó tuyên bố phá sản giống như trường hợp doanh nghiệp nợ thuế kéo dài.

Xây dựng văn bản liên tịch với Ngân hàng hoặc Kho bạc để thực hiện việc trích nộp BHXH và lãi của số tiền nợ BHXH từ tài khoản của doanh nghiệp hoặc phong toả tài khoản đến khi doanh nghiệp nộp đủ tiền nợ BHXH theo quy định của pháp luật.

Ngừng giao dịch với các đơn vị có nợ đọng kéo dài: Tình trạng nợ đọng tại BHXH vẫn còn và có xu hướng tăng, nên để giảm thiểu tình trạng này, BHXH thị xã cần thường xuyên kiểm tra những đơn vị có số nợ đọng kéo dài, xem đơn vị có còn hoạt động hay không? Đối với những đơn vị còn hoạt động, nhưng số nợ lớn và kéo dài, cần đưa ra khỏi danh sách giao dịch để số nợ không phát sinh thêm đồng thời khởi kiện ra tòa để thu hồi số nợ cũ.

Về lãi suất chậm đóng BHXH ngày càng nhiều doanh nghiệp chậm, nợ BHXH để lấy vốn kinh doanh, khiến NLĐ không được hưởng chế độ BHXH đầy đủ, vì vậy cần sửa đổi đề xuất mức lãi suất doanh nghiệp chậm đóng BHXH phải đóng tăng gấp 2 – 3 lần lãi suất liên ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã kiến tường, tỉnh long an (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)