Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cán bộ công đoàn chuyên trách tỉnh lâm đồng (Trang 62 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế

2.3.2.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức

- Hạn chế: Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng có đổi mới. Đa số CBCĐ đều là Đảng viên hoặc được dự nguồn kết nạp Đảng nên phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển của đất nước, có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ tổ chức công đoàn, được đoàn viên công đoàn và NLĐ tin tưởng. Tuy nhiên, vẫn còn có CBCĐ chưa thực sự có tư tưởng chính trị vững vàng, còn quan liêu.

- Nguyên nhân: Công tác cán bộ thực hiện chưa triệt để và thống nhất trong hệ thống công đoàn, công tác bầu cử, lựa chọn cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực ở một số đơn vị thực hiện chưa tốt, một số nơi còn nặng về cơ cấu hoặc sắp xếp sẵn, phù hợp với nhu cầu chủ quan của người lãnh đạo, cấp ủy địa phương. Việc bố trí sử dụng cán bộ chưa thực sự dân chủ, thậm chí bị chi phối do ý tưởng chủ quan của một vài cá nhân nên phần nào đã làm hạn chế phát huy tính dân chủ trong lựa chọn cán bộ chuyên trách công đoàn.

2.3.2.2. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

- Hạn chế: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐCT chưa cao; nội dung của một số chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn cho CBCĐCT còn mang tính lý luận, ít thực tế, chưa đi sâu vào những vấn đề cụ thể cần giải quyết tại cơ sở. Một bộ phận cán bộ CĐCS có trình độ, năng lực thực tiễn còn có hạn chế, nên chất lượng, hiệu quả hoạt động chưa cao.

Tuy tỷ lệ CBCĐCT có trình độ tương đối cao nhưng thâm niên, nghiệp vụ chuyên sâu, trải qua hoạt động thực tiễn làm công đoàn còn ít. Nhìn chung chưa thực sự ngang tầm với đòi

hỏi của nhiệm vụ công tác công đoàn trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế; chưa phát huy tối đa những kiến thức, kỹ năng được đào tạo để thực hiện có kết quả, hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn.

Số lớp tổ chức chưa nhiều, chưa bao phủ được đến hết đội ngũ cán bộ CĐCS là Ủy viên Ban Chấp hành CĐCS, Tổ trưởng Công đoàn (đạt khoảng 90%). Việc tổ chức lớp vẫn dàn trải, chưa phân loại đối tượng để tổ chức tập huấn riêng theo những nội dung chuyên sâu phù hợp với đối tượng của từng loại hình CĐCS thuộc khối HCSN, khối SXKD. Đội ngũ giảng viên kiêm chức còn thiếu, trình độ, năng lực chưa đồng đều; Việc chủ động tổ chức triển khai nội dung tập huấn ở một số công đoàn cấp trên cơ sở và CĐCS còn hạn chế, chủ yếu dựa vào LĐLĐ tỉnh cả về giảng viên và nguồn kinh phí cấp, chưa chủ động được giảng viên tại chỗ và sử dụng nguồn kinh phí đào tạo theo quy định. Công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo đánh giá kết quả tập huấn, bồi dưỡng hằng năm ở các cấp công đoàn chưa được thực hiện thường xuyên; thời lượng tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ có nơi còn ít, chưa đảm bảo yêu cầu.

- Nguyên nhân: Những năm gần đây, CBCĐCT không tăng, mà theo xu hướng giảm,

cán bộ chủ chốt công đoàn bị thay đổi thường xuyên sau mỗi kỳ đại hội hoặc bị điều động, luân chuyển nên họ chưa thực sự thành thạo và chuyên tâm trong hoạt động công đoàn. Vẫn còn có đơn vị chưa tạo điều kiện về thời gian, kinh phí hỗ trợ, tạo điều kiện cho CBCĐ tham gia tập huấn, đào tạo. Một số lớp tập huấn, phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp truyền thống, chưa sử dụng phương pháp tích cực, nên chưa phát huy được trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phong phú của cán bộ trong quá trình học tập. Đội ngũ giảng viên kiêm chức đã được xây dựng và bổ sung hàng năm, tuy nhiên vẫn chưa đồng đều về trình độ, khả năng giảng dạy và hiệu quả hoạt động chưa cao.

Nhận thức tại một số thời điểm của một số lãnh đạo đơn vị về công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn CBCĐ còn hạn chế, chưa coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; cán bộ cấp cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, việc tạo điều kiện về thời gian từ phía chuyên môn (khối doanh nghiệp) cho cán bộ tham gia bồi dưỡng, tập huấn rất khó khăn; thái độ tham gia học tập của một số ít cán bộ chưa nghiêm, chưa xác định đúng mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng, còn có tâm lý ngại đi học. Kinh phí hỗ trợ cho cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều hạn chế, chủ yếu bố trí cho các lớp bồi dưỡng ngắn hạn; một số văn bản quy định về định mức chi trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chưa phù hợp thực tế. Tỉnh chưa xây dựng được đội ngũ giảng viên nguồn để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ nói chung và cán bộ CĐCS nói riêng. Tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo,

bồi dưỡng chậm ban hành hoặc chậm sửa đổi bổ sung phù hợp với tình hình thực tế [35].

2.3.2.3. Về kỹ năng thực hành nghề nghiệp

- Hạn chế: Năng lực tổ chức hoạt động CĐ của CBCĐ còn hạn chế. Năng lực tham mưu đề xuất, kiểm tra giám sát, vận động quần chúng, tổ chức hoạt động CĐ của một bộ phận CBCĐ chưa tốt; năng lực vận động, thuyết phục quần chúng còn hạn chế. Hiện tượng làm việc theo phong cách hành chính vẫn còn tồn tại. Năng lực quản lý của họ chỉ ở mức độ cơ bản là: Có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác; Đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn trong các tình huống quen thuộc và không quá nghiêm trọng, tuy nhiên sẽ bối rối nếu có tình huống ngoại lệ bất ngờ xảy ra; Có ý thức đánh giá các phương án xử lí tình huống; Phải nhờ trợ giúp trong tình huống thiếu dữ kiện để ra quyết định; Có ý thức nhìn nhận vấn đề khách quan nhưng còn hành động theo chủ quan.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho CNVCLĐ để họ hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các quan hệ lao động còn hạn chế. CNVCLĐ đa số vừa xuất thân từ nông nghiệp, chưa qua đào tạo nên ý thức, tác phong, kỷ luật lao động còn thấp kém, tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, nhất là những công việc đòi hỏi kỹ thuật, chuyên môn cao, đôi khi chỉ đòi hỏi quyền lợi một chiều mà quên trách nhiệm và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp và xã hội. Việc tuyên truyền, vận động đối với người sử dụng lao động để họ hiểu đúng và ủng hộ cho hoạt động CĐ của cán bộ CĐCS rất hạn chế.

- Nguyên nhân: Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa nhận thức đúng vị trí vai trò và sự đóng góp của công đoàn đối với nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị nên chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện để CBCĐCT thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Ở nhiều doanh nghiệp, hoạt động CĐ hết sức khó khăn do không có nguồn lực để thực hiện việc tổ chức phong trào, phụ cấp CBCĐ, thăm hỏi, trợ cấp, hội họp... có nơi, việc thành lập và tổ chức hoạt động CĐCS còn mang tính hình thức, đối phó. Việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, mạnh dạn đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho NLĐ của CBCĐ nhiều nơi còn chưa kịp thời. Vì vậy, NLĐ có nơi chưa thực sự tin tưởng, tham gia vào các hoạt động do công đoàn tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cán bộ công đoàn chuyên trách tỉnh lâm đồng (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)