9. Bố cục luận văn
3.3.1. Đa dạng hóa các loại sản phẩm và hình thức huy động vốn
Đánh giá, phân loại SPDV HĐV hiện có của Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An trên thị trƣờng (số lƣợng, hiệu quả, vƣớng mắc trong quá trình triển khai sử dụng); những sản phẩm còn thiếu, tổ chức thực hiện điều tra ý kiến khách hàng, phân tích khả năng sinh lời của SPDV (xác định doanh thu, hiệu
phẩm không hiệu quả, phát triển các SPDV HĐV có khả năng sinh lời cao, chất lƣợng, có tính thƣơng hiệu
3.3.1.1. Duy trì và phát triển các hình thức huy động vốn hiện có.
Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An là NHTM 100% vốn Nhà nƣớc duy nhất hiện nay nên có ƣu thế về công tác huy động vốn trên địa bàn tỉnh. Các hình thức huy động đã và đang áp dụng nhƣ: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm an sinh; tiền gửi thanh toán tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân; tiền gửi TCTD; phát hành giấy tờ có giá...là những hình thức huy động truyền thống đã và đang phát huy những tác dụng nhất định, tạo nên nguồn vốn huy động từ dân cƣ ổn định cho ngân hàng. Chính vì vậy việc duy trì các hình thức này là cần thiết và quan trọng nhằm tăng trƣởng nguồn vốn. Muốn vậy, trƣớc hết ngân hàng phải tạo đƣợc uy tín với khách hàng. Thực tế cho thấy ngƣời dân sẵn sàng lựa chọn giải pháp gửi tiền vào ngân hàng nếu ngân hàng thực sự có uy tín thể hiện trên bốn tiêu chí sau
- Tài sản có độ an toàn cao nhất và đƣợc giữ bí mật cho ngƣời gửi tiền. - Tài sản đƣợc sinh lời theo thời gian gửi nhằm bảo toàn giá trị.
- Tài sản có tính linh hoạt cao để thuận tiện chuyển đổi hình thức tuỳ theo nhu cầu.
- Tài sản đƣợc chuyển hóa quyền sử dụng giữa ngân hàng và khách hàng một cách đơn giản.
Hiện nay, trên địa bàn Đức Hòa, mức độ cạnh tranh giữa các NHTM, Quỹ TDND, Tiết kiệm Bƣu điện,...trong việc thu hút vốn là rất gay gắt, vị thế và uy tín của mình bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính, năng lực cán bộ cũng nhƣ việc ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng.
3.3.1.2. Tăng thêm các hình thức, sản phẩm huy động vốn mới
Cần phải triển khai thêm các hình thức và sản phẩm huy động vốn an toàn nhƣng thuận tiện với chi phí thấp nhƣ tiết kiệm online, tiết kiệm tại nhà, tiết kiệm học đƣờng, tiết kiệm gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiền gửi có kỳ hạn quyền chọn, hoán đổi lãi suất..., tăng cƣờng hình thức tiền gửi tiết kiệm có thƣởng với nhiều giải thƣởng hấp dẫn để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó cần thực hiện đánh giá, phân
loại sản phẩm huy động vốn hiện có của Agribank trên thị trƣờng, phân tích những sản phẩm còn thiếu, còn yếu so với các NHTM khác, phân tích khả năng sinh lời của SPDV để đề xuất hạn chế hoặc hủy bỏ sản phẩm không hiệu quả, phát triển các SPDV có chất lƣợng, có thƣơng hiệu và khả năng sinh lời cao. Thực hiện nghiên cứu thị trƣờng, phân đoạn khách hàng đƣa ra các sản phẩm HĐV phù hợp với các đối tƣợng khách hàng gửi tiền, đặc điểm các vùng, miền, xây dựng chính sách ƣu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm HĐV, gia tăng tiện ích cho sản phẩm HĐV, bán chéo sản phẩm.... nhằm giữ vững khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, giữ vững và mở rộng thị phần.
Xây dựng các gói SPDV kết hợp chặt chẽ giữa cho vay- thanh toán- HĐV và các dịch vụ tiện ích khác nhƣ mobile banking, internet banking.... Các gói SPDV phù hợp theo nhóm khách hàng cá nhân (cán bộ viên chức, hƣu trí, nông dân, tiểu thƣơng…), nhóm khách hàng tổ chức (tổng công ty, tập đoàn, DNNVV…).
Rà soát cẩm nang HĐV, phát triển dịch vụ mobile banking chỉnh sửa kịp thời phổ biến toàn hệ thống. Xây dựng phƣơng pháp xác định doanh thu, chi phí, tính hiệu quả của sản phẩm HĐV mới có tính cạnh tranh cao. Ban hành quy trình đƣa SPDV ra thị trƣờng (đề suất ý tƣởng, nghiên cứu, thăm dò nhu cầu, khảo sát thị trƣờng, áp dụng công nghệ, tiếp thị và truyền thông, lựa chọn thời điểm đƣa sản phẩm ra thị trƣờng, vận hành chỉnh sửa, quản lý, duy trì, đánh giá hàng tháng, hàng quý về số lƣợng giao dịch, khách hàng sử dụng, doanh thu và chi phí, chất lƣợng và tính cạnh tranh, xác định kinh phí nghiên cứu phát triển sản phẩm).
Ngoài việc huy động vốn thông qua các hình thức tiền gửi tiết kiệm, Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An cần trang bị thêm máy ATM, đảm bảo ít nhất mỗi điểm giao dịch có một máy ATM để phát triển dịch vụ trả lƣơng qua tài khoản thẻ ATM nhằm huy động nguồn tiền gửi không kỳ hạn và phát triển các SPDV tiện ích đi kèm nhƣ dịch vụ thanh toán điện, nƣớc, điện thoại, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ bằng thẻ ATM, dịch vụ thông báo biến động số dƣ tài khoản bằng tin nhắn...nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng.
Xuất phát từ sự không khớp nhau về mặt thời gian giữa thu nhập và chi tiêu của đại bộ phận ngƣời dân nên hình thành những nhu cầu tích luỹ để tiêu dùng cho tƣơng lai. Chính vì vậy mà để thu hút đƣợc nguồn tiền này, ngân hàng cần phải đƣa ra nhiều kỳ hạn để ngƣời gửi lựa chọn. Hiện nay, Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An đã có các loại hình: không kỳ hạn, từ 1 tháng đến 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng. Trong thời gian tới, để đáp ứng một cách tốt nhất, đầy đủ nhất cho khách hàng và tăng sức cạnh tranh chi nhánh cần mở rộng thêm các kỳ hạn nhƣ: 2 tuần, 3 tuần, 48 tháng, 60 tháng... nhƣng phải trên nguyên tắc kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao và đảm bảo chênh lệch lãi suất dƣơng. Khi mà ngân hàng có uy tín, giá trị đồng tiền đƣợc ổn định thì kỳ hạn thực tế bao giờ cũng dài hơn kỳ hạn danh nghĩa, ngân hàng có điều kiện mở rộng đầu tƣ cho vay trung, dài hạn. Ngƣợc lại sẽ làm cho ngân hàng bị động trong việc cân đối vốn để kinh doanh, lúc này cần phải đƣa ra loại kỳ hạn đặt lại giá nhƣ: huy động kỳ hạn 12 tháng nhƣng trả lãi 3 tháng, 6 tháng một lần, huy động tiền gủi tiết kiệm trả lãi trƣớc, tự động chuyển đổi tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho khách hàng. Tăng thêm nhiều kỳ hạn huy động sẽ giúp ngân hàng điều chỉnh cơ cấu vốn linh hoạt hơn, chủ động hơn.