9. Bố cục luận văn
3.3.5. Giải pháp về cơ cấu nguồn vốn huy động
Thƣờng xuyên phân tích quy mô và cấu trúc nguồn vốn để biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu trong cơ cấu nguồn vốn, tìm ra đƣợc các giải pháp HĐV phù hợp với từng thời kỳ theo yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh.
Đối với nguồn vốn khu vực nông nghiệp nông thôn, để giảm bớt chi phí và tạo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, giai đoạn 2019-2020 Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An tăng cƣờng HĐV tại chỗ để cho vay. Phối hợp với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức xã hội… thành lập các tổ tiết kiệm vay vốn, vừa hỗ trợ hoạt động tín dụng vừa tham gia HĐV. Nghiên cứu tâm lý, nhu cầu, tập quán sinh hoạt của nông dân, tính mùa vụ trong nông nghiệp để đƣa ra các sản phẩm HĐV đặc trƣng cho nông dân. Thời gian tới, Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An nên tiếp tục triển khai mô hình HĐV này, bởi nó phù hợp với đối tƣợng khách hàng mục tiêu của Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An, hơn nữa, nếu triển khai thành công mô hình HĐV này sẽ giúp Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An tạo dựng các khách hàng chiến lƣợc trong hoạt động kinh doanh, cũng đồng thời điều này phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn - đó là khuyến khích tính tiết kiệm của ngƣời dân các vùng nông thôn. Từ nghiên cứu kinh nghiệm NH các nƣớc nhƣ Indonesia và Philippines cho thấy rằng cách tốt nhất để phát huy hiệu quả của việc HĐV trong các vùng nông thôn là phải nghiên cứu để đƣa ra các công cụ HĐV phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân trên cơ sở bảo đảm ngƣời gửi tiền có lãi thực dƣơng. Đồng thời, kỳ hạn gửi tiền cũng phải hết sức linh hoạt, từ không kỳ hạn, theo ngày, theo tuần… với hệ thống giấy tờ sổ sách ghi chép cũng phải đơn giản, bởi đa phần ngƣời dân các khu vực nông thôn nƣớc ta dân trí còn bị hạn chế, nên sự phức tạp trong sổ sách chứng từ trở thành rào cản trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng.
để đƣa ra chính sách HĐV phù hợp, đẩy mạnh hoạt động marketing để quảng bá các sản phẩm HĐV của Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An. Những năm qua, Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An rất chú trọng việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm HĐV phù hợp với các đối tƣợng khách hàng ở từng địa bàn, bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông quảng bá cũng đƣợc tăng cƣờng thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Tuy vậy, hoạt động này cũng chƣa thực sự đem lại hiệu quả cao do công tác marketing còn thiếu tính chuyên nghiệp và bị vô hiệu hóa bởi hàng loạt các quảng cáo từ các TCTD khác trên cùng địa bàn hoạt động. Có lẽ biện pháp quan trọng hàng đầu là Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An cần chú trọng cung cấp các sản phẩm ngân hàng đa dạng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng mục tiêu mà ngân hàng cần hƣớng tới, từ đó đƣa ra các sản phẩm “bán chéo” hay sản phẩm hỗ trợ, mở rộng hoạt động ngân hàng điện tử. Quan trọng hơn tất cả đó là phải chú ý đến lợi ích của ngƣời gửi tiền bởi mục tiêu của ngƣời gửi tiền là để tạo thu nhập, nhƣng đồng thời họ cũng muốn có sự an toàn do vậy, tất cả các sản phẩm HĐV của ngân hàng đƣa ra đều phải chú ý mức độ thu nhập và tiện ích của khách hàng gửi tiền sẽ là thế nào và thông báo công khai cho khách hàng biết. Cần chú trọng chính sách khách hàng – đây là bài học từ Vietinbank và để làm tốt điều này thì Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An phải hƣớng sự chăm sóc này vào các khách hàng khu vực đô thị, nghiên cứu và đƣa ra các sản phẩm “trọn gói” với lợi ích tối đa cho các khách hàng này.