Sự nhập bào và xuất bào

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học SHĐC huỳnh ngọc thành hoàn chỉnh (Trang 34 - 36)

4. SỰ VẬN CHUYỂN CHẤT QUA MÀNG

4.3. Sự nhập bào và xuất bào

Là hình thức vận chuyển có sử dụng những túi làm bằng màng sinh chất. Có 4 hình thức: ẩm bào (pinocytosys), nội thực bào (endocytosys), thực bào (phagocytosys) và ngoại tiết bào (exocytosys).

35

4.3.1.Ẩm bào

Là sự tiếp thu không đặc hiệu các chất hòa tan trong dịch ngoại bào. Màng sinh chất lõm vào thành túi bao lấy dịch, chất hòa tan trong túi có nồng độ không khác gì nồng độ của chúng trong dịch ngoại bào. Sau đó túi tách ra khỏi màng đi vào tế bào chất.

4.3.2.Nội thực bào

Giống ẩm bào ở chỗ màng cũng bao lấy mồi tạo thành túi để đưa mồi vào tế bào chất. Khác ẩm bào ở chỗ mồi là đặc hiệu, phải có ổ tiếp nhận (receptor) nhận diện mồi. Mồi được ổ tiếp nhận nhận diện và tiếp nhận dưới dạng liên kết tạm thời gọi là phức hợp mồi - ổ tiếp nhận. Tại nơi có phức hợp mồi - ổ tiếp nhận màng tế bào lõm xuống tạo thành túi bao lấy mồi. Phía dưới màng lõm vào có một lớp lưới protein clathrin. Chính lưới này tạo ra lực kéo màng sinh chất lõm vào và xảy ra kết hợp màng. Sau đó túi tách khỏi màng và đi vào tế bào chất để đến với bào quan tiếp nhận (tiêu thể, hoặc lưới nội sinh chất không hạt…).

4.3.3.Thực bào

Thực bào là một dạng nhập bào đặc biệt, trong đó những hạt khá lớn về kích thước (vi sinh vật, mảnh xác tế bào...) được chuyển vào bên trong bào tương qua cơ chế giả túc và nhập màng. Khi vật mồi bám vào mặt màng, màng tế bào tỏa ra bao lấy vật mồi. Màng tế bào còn huy động các sợi vi thể chứa actine nằm

ngay dưới mặt màng để gia cố cho túi thực bào.

Ở người, chỉ có hai loại tế bào thực hiện được chức năng này là đại thực bào và bạch cầu hạt trung tính. Ðại thực bào lưu thông trong máu hoặc tập trung ở một số cơ quan hàng rào ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập. Trong gan, tập trung tạo thành những cấu trúc hình ống, dòng máu chảy qua ống sẽ được lọc khỏi các hạt lạ.

Về cấu tạo, túi thực bào cũng có cấu tạo màng giống túi

ẩm bào nhưng khác ở chỗ có thêm các vi sợi actin bao bọc ở bên ngoài.

4.3.4.Ngoại tiết bào – xuất bào (exocytosis)

Xuất bào là một hình thức vận chuyển chất ra khỏi tế bào qua màng sinh chất. Quá trình xuất bào diễn ra ngược với nhập bào. Các bóng chứa chất bài tiết được hình thành trong tế bào chất sau đó chuyển dần ra ngoài màng. Màng của bóng xuất bào tiếp đó sẽ

36

hoà nhập với màng sinh chất và giải phóng các thành phần chứa trong nó ra ngoài tế bào. Cũng giống như nhập bào, xuất bào là một quá trình đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. Sự vận động của bóng xuất bào diễn ra nhờ tác động của hệ thống vi sợi, vi ống có trong tế bào chất. Thành phần được đưa ra ngoài nhờ bóng xuất bào cũng khá đa dạng. Đó có thể là các chất cặn bã, các sản phẩm thừa của quá trình tiêu hoá nội bào hoặc cũng có thể là những sản phẩm có chức năng mà tế bào chịu trách nhiệm sản xuất (ví dụ các enzyme tiêu hoá, các hormone...).

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học SHĐC huỳnh ngọc thành hoàn chỉnh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)