Sự trao đổi thông tin qua màng tế bào

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học SHĐC huỳnh ngọc thành hoàn chỉnh (Trang 36 - 38)

4. SỰ VẬN CHUYỂN CHẤT QUA MÀNG

4.4. Sự trao đổi thông tin qua màng tế bào

Bên cạnh sự trao đổi chất, tế bào còn trao đổi thông tin với môi trường bên ngoài. Những thông tin đó có thể là những tín hiệu hoá học, nhiệt độ, ánh sáng… Bộ phận tiếp nhận thông tin chính là các thụ thể (receptor) gắn trên màng sinh chất. Thông qua việc tiếp nhận những thông tin từ môi trường mà tế bào hoặc cơ thể có thể điều chỉnh các hoạt động sống một cách phù hợp. Môi trường bên ngoài ở đây không chỉ hiểu đơn thuần là môi trường tự nhiên mà còn là môi trường ở bên trong cơ thể sinh vật. Ngay cả những tế bào ở sâu bên trong cơ thể sinh vật đa bào cũng có sự tiếp nhận thông tin.

Đối với các tế bào ở xa nhau, sự phát và nhận tín hiệu được thực hiện thông qua các hormone và thụ thể màng. Các tín hiệu hormone này xuất phát từ các tuyến nội tiết và đi đến các nơi trong cơ thể thông qua hệ thống mạch máu. Ví dụ, hormone glucagon do tuyến đảo tiết ra có tác động hoạt hoá các tế bào gan, làm tăng cường giải phóng glucose vào máu...

Các thụ thể màng, bộ phận tiếp nhận thông tin ở tế bào, có bản chất là các protein xuyên màng. Một đầu của thụ thể thò ra ngoài màng và là nơi tiếp nhận các phần tử mang tín hiệu từ bên ngoài. Sự hình thành phức hệ phần tử mang tín hiệu - thụ thể (ligand- receptor) sẽ tạo nên một loạt các biến đổi dây chuyền, cuối cùng lan truyền đến đầu kia của thụ thể và làm thay đổi hoạt động của tế bào. Sau khi thực hiện chức năng, hormone sẽ rời ra ngoài và thụ thể lại trở về trạng thái bình thường. Trong nhiều trường hợp, sau khi chuyển vào trong tế bào, thông tin có thể được khuếch đại lên rất nhiều lần.

37

LƯỢNG GIÁ

1. Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo của tế bào Prokaryote.

2. Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần có trong tế bào Eukaryote.

3. Trình bày cấu trúc của màng sinh chất theo mô hình khảm động. Tính linh hoạt của màng được thể hiện ra sao?

4. Cơ chế vận chuyển vật chất quang màng theo phương thức thụ động là gì? Tính chất ra sao?

5. Thế nào là vận chuyển chủ động? Trình bày đặc điểm của ba kênh vận chuyển chủ động quan trọng trong tế bào: kênh Na+/K+, kênh liên kết và kênh H+.

38

CHƯƠNG 2. SỰ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Trình bày được khái niệm về Sự biến đổi năng lượng tự do (∆G), vai trò của năng lượng hoạt hóa.

2. Trình bày được mô hình phân tử và chức năng của ATP, phương thức tổng hợp ATP trong tế bào.

3. Trình bày được đặc điểm cấu trúc và chức năng của enzyme, cơ chế hoạt động của enzyme, giải thích được tính đặc hiệu của enzyme.

4. Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố nhiệt độ, pH, nồng độ enzyme/cơ chất, các chất ức chế lên tốc độ phản ứng do enzyme xúc tác.

5. Trình bày được khái niệm và các giai đoạn chính của quá trình hô hấp hiếu khí. So sánh hô hấp hiếu khí với hô hấp kỵ khí.

6. Trình bày được khái niệm và các giai đoạn chính của quá trình quang hợp.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học SHĐC huỳnh ngọc thành hoàn chỉnh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)