3. HÔ HẤP TẾ BÀO
3.1. Đại cương về hô hấp
Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ để giải phóng ra năng lượng cho tế bào hoạt động. Phần lớn năng lượng này được chuyển hoá thành ATP, "tiền tệ năng lượng của tế bào". Đối với phần lớn cơ thể, hợp chất hữu cơ chính được sử dụng trong hô hấp là glucose.
50
Phương trình tổng quát như sau:
C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O (∆G = - 2870kJ/mol) Sự phân giải glucose trong hô hấp lại là một chuỗi gồm nhiều phản ứng. Qua chuỗi phản ứng này, năng lượng sẽ được giải phóng từ từ và phần lớn tích luỹ trong các liên kết hoá học của ATP.
Sự kiện đóng vai trò mấu chốt trong việc chiết rút năng lượng từ hợp chất hữu cơ là chuỗi phản ứng oxy hoá - khử. Trong một số bước của quá trình hô hấp, hợp chất hữu cơ sẽ được oxy hoá mà qua đó năng lượng được giải phóng ra dưới dạng điện tử cao năng (e-) đi cùng với H+. Ngay tiếp oxy hoá là sự khử, trong đó chất nhận điện tử và H+ phổ biến của tế bào là phân tử NAD+ (nicotinamid adenindinucleotide). Người ta gọi quá trình này là phản ứng đi kèm hay phản ứng cặp đôi (couple reaction).
NAD+ + 2e- + 2H+ NADH + H+ (∆G = + 219kJ/mol) NADH chưa phải là sản phẩm cuối cùng của hô hấp. Chúng sẽ thực hiện vai trò vận chuyển điện tử và H+ đến cho chuỗi hô hấp ở ty thể. Tại đây mới tiến hành biến đổi năng lượng của điện tử cao năng thành năng lượng được tích luỹ trong phân tử ATP theo phương thức hoá thẩm.
Tuỳ vào sự có mặt của oxy không khí, người ta chia hô hấp ra làm hai dạng: - Hô hấp hiếu khí: xảy ra khi có mặt oxy không khí, hợp chất được phân giải hoàn toàn thành CO2 và H2O…
- Hô hấp kỵ khí: xảy ra khi không có mặt oxy không khí, hợp chất hữu cơ không được phân giải hoàn toàn thành CO2 và H2O.